Hình tượng những nhân vật thấm đậm chất nhân văn sâu sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 43 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Hình tượng những nhân vật thấm đậm chất nhân văn sâu sắc

Trước hết ta nên hiểu thế nào là nhân văn? “Nhân” là người, “văn” là vẻ đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhân văn là những giá trị đẹp đẽ của con

người. Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người thể hiện quan những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp

trí tuệ, tình cảm,.. Tác phẩm có tính nhân văn luôn hướng đến khẳng định và đề cao giá trị con người.

Nhân văn là thước đo giá trị văn học, khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của tác giả đối với cuộc sống con người. Đồng thời, kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác nhau. Đem đến cảm xúc dạt dào cho tác giả và đem đến sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Các sáng tác thuộc các thể loại khác nhau của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải cũng không ra ngoài những đặc điểm đó. Một trong những đặc điểm bao trùm trong thế giới nhân vật ở các tác phẩm Ký sự nhân vật của tác giả đó là tính nhân văn.

Nhân vật qua ngòi bút của tác giả gây thiện cảm nơi người đọc không chỉ bởi nghị lực, tài trí hơn người mà chính là ở tình người, là chất nhân văn tỏa sáng từ tâm hồn và hành động của họ: “Với tôi, sự thật lớn nhất không

phải viết sử, mà là chân dung sống động của họ trong các biến cố. Tôi chuyên tâm viết chân dung con người thôi; để bạn đọc được trực tiếp nói chuyện và nghe họ kể. Những thứ mà khi họ mất đi, chả bảo tàng nào giữ được.” [23]

Tâm niệm xuyên suốt và luôn nhất quán này của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải còn được thể hiện rõ ở những bài phỏng vấn, bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa tên tuổi.

Nhìn chung, các nhân vật trong Ký sự nhân vật của Nguyễn Thị Ngọc Hải luôn ẩn chứa bên trong những tinh thần nhân văn sâu sắc. Trước hết phải kể đến vị bác sĩ Trần Văn Bản trong cuốn Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống

– Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của bà.

Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống viết về bác sĩ Trần Văn Bản, chứng nhân lịch sử có mặt ở chiến trường ác liệt Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Anh đã sống, chiến đấu và tận tay cứu chữa cho bao nhiêu đồng chí bị thương, tự tay chôn cất và đánh dấu vị trí chôn cất đồng đội mình. Chiến tranh kết thúc, người bác sĩ nặng nghĩa tình đồng đội đã lặng

thầm trong hai mươi năm đi tìm hài cốt đồng đội và đưa các anh về với quê nhà, mẹ cha. Từ việc làm nhân ái của những con người đi qua chiến tranh nặng lòng với đồng đội còn nằm lại ở những cánh rừng như bác sĩ Trần Văn Bản, phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng lớn trong toàn Đảng. Toàn dân đã lan tỏa, minh chứng cho đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tinh thần nhân văn trong con người bác sĩ Trần Văn Bản được thể hiện rõ từ việc cứu chữa đồng đội bị thương cho đến việc nghĩ cách làm sao để lưu lại thông tin quê quán của người lính tham gia cách mạng khi xảy ra bất trắc bởi sự sống và cái chết trong chiến tranh rất mong manh. Bản là một người có suy tính kỹ lưỡng và cẩn trọng. Trải qua nhiều lần, việc để cho các chiến sĩ khỏi trở thành vô danh, Bản đã thử rất nhiều cách để rồi dùng lọ penicilin ghi lại thông tin các chiến sĩ khi ra chiến trường. Theo như Bản giải thích:

“Chúng tôi biết lính Mỹ hiện đại thế cũng chỉ nghĩ ra cách trang bị là

đeo thẻ bài theo người. Như vậy còn dễ bị rơi, thất lạc khi chết…Thời gian đầu chiến tranh, khi chôn anh em, chúng tôi chưa có kinh nghiệm nên rất nhiều người trở thành vô danh…Chúng tôi nghĩ đục tên vào mảnh lon hộp sữa, bỏ vào chai xi, bị nilon chôn theo. Sau thì nghĩ ra viết vào giấy, gói nilong vào túi. Lúc đầu tôi viết bút bi sợ phai màu…Chỉ có bỏ vào miệng, tìm thấy xương sọ thì thế nào cũng có lọ” [12, tr.18].

Đó được xem như là một điều phi thường mà tất cả cuộc chiến tranh không ai làm được. Đến các phóng viên nước Nhật cũng xem đây là một ý tưởng khoa học rất đơn giản mà chính xác, hiệu quả tốt nhất.

Khá nhiều lần, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải cùng các đoàn làm phim, phóng viên nước ngoài đến gặp bác sĩ Bản để lấy tư liệu về quá trình đi tìm hài cốt đồng đội. Câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn này đã được các nhà báo của Nhật Bản ghi lại trong một bộ phim tư liệu về quá trình bác sĩ Bản đi

tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Bá Hòa, từ lúc khai quật ở Củ Chi đến khi đưa về Hải Phòng – quê hương của liệt sĩ. Những thước phim chân thật đã tạo tiếng vang lớn ở Nhật Bản, để sau này, những thanh niên Nhật khi đến Việt Nam, thường ghé qua Hội chữ thập đỏ Quận Tân Bình, chỉ để gặp người bác sĩ trong câu chuyện kia một lần và biếu 5 đô la dành dụm, góp tiền mua nhang khói. Hay câu chuyện của một anh phóng viên trẻ tuổi của tờ Washington Post cùng đi tìm mộ với nhân vật. Đó là lần tìm mà không thấy, nhưng người phóng viên trẻ kia đã phải khóc khi chứng kiến bác sĩ Bản lội ao, ngụp lên ngụp xuống để tìm đồng đội mình.

Chiến tranh đã đi qua mấy mươi năm, việc truy tìm lại dấu vết chiến trường xưa đã là một việc vô cùng khó khăn, huống chi tìm lại nơi chôn cất các thi hài của liệt sĩ trong lúc bom rơi đạn lạc như “mò kim đáy bể”. Con người trong lúc đó đâu thể nhớ hết nổi mà thời gian thì bào mòn tất cả không chừa bất cứ thứ gì kể cả trí nhớ con người “thời gian luôn đủ sức xóa đi tất cả

nhất là xóa đi kí ức trí nhớ con người”. Bởi vậy, mỗi lần Bản trực tiếp tham

gia chôn cất liệt sĩ hay đến bất cứ đơn vị Bản thường quan tâm hỏi từng nơi chôn cất, xin dẫn ra nơi chôn và tự vẽ những sơ đồ, cất vào thùng đạn liên của Mỹ mà sau này trong một trận càn đã lạc mất. Cho đến nay Bản vẫn còn khắc khoải để tìm lại dấu vết của thùng tài liệu quý đó.

Đi tìm liệt sĩ là công việc đòi hỏi tận tâm, nhiều sáng kiến, nhẫn nại, đôi khi có cả may, rủi: “tình cảm và quyết tâm chưa đủ còn phải tính đến khả

năng hi sinh tính mạng vì giặc cài cả lựu đạn, mìn, đầu đạn M79, dây kẽm gai. Nếu dùng xà beng hoặc cuốc mà cuốc phải thì sẽ thương vong, như hiện nay thỉnh thoảng bà con làm ruộng vẫn cuốc phải và cầm chắc cái chết” [12,

tr.155]. Chiến đấu hy sinh trên khắp mọi miền đất nước núi rừng hiểm trở và sông biển bao la. Chiến tranh qua đi đã lâu, con người và địa hình thay đổi… tìm được hài cốt một người phải bỏ ra biết bao công phu, tiền bạc, thời gian

và tâm lực. Vậy mà có một người vẫn âm thầm làm công việc ấy trong mấy chục năm, tìm ra hàng ngàn hài cốt liệt sĩ - Làm sao anh có thể tìm ra nhiều đến vậy? Nếu không biết rõ về hoàn cảnh một chiến sĩ quân y trực tiếp chiến đấu, nhiều lần trực tiếp tham gia chôn cất đồng đội, nếu không có một người giữ chất bộ đội Cụ Hồ là một tấm lòng nhân ái đầy ắp nghĩa tình của một người Việt Nam như bác sĩ Bản thì không thể làm được một công việc phi thường lớn lao như thế.

Điều gì đã thôi thúc Bản, cũng như các đồng chí sống sót cùng tham gia vào công cuộc kiếm tìm? Ở Bản đó là những tình cảm đồng đội cùng vào sinh ra tử, cùng nhau hoạt động trong suốt một khoảng thời gian tham gia kháng chiến. Họ xuất thân cùng một nơi, cùng nhau trưởng thành, học hành cho tới ngày làm cách mạng cũng “dính” lấy nhau. Để rồi tiểu đoàn Cát Bi với biết bao nhiêu con người mà đến khi sống sót trở về chỉ còn mỗi anh.

Khi ở trận mạc Bản đã cứu chữa biết bao nhiêu đồng đội, cùng chiến đấu với họ chứng kiến đồng đội hy sinh với câu nói “nếu tao chết đem về với

má”. Ngay chính ở Bản cái nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, gia đình đặc biệt là

người mẹ đã sinh ra mình phải chứng kiến những đứa con ra đi, để rồi mong mỗi ngày về, Bản hiểu cái cảm giác đó tường tận đến từng chân tơ kẽ tóc. “Đau khổ biết nhường nào khi người ta không biết cả ngày giỗ chồng con

người ta”[12, tr.43], nên Bản thường tự nhủ: mình còn sống, còn sức, còn cố

đi tìm kiếm.

Ngày anh tham gia chiến đấu bị thương may mắn đã sống sót, những thành viên còn lại đã tử vong tại trận. Nhờ người dân cứu giúp từ đó anh lại tiếp tục tham gia vào đơn vị hoàn toàn mới. Nhưng tại quê nhà với thông tin là anh đã mất, người mẹ đã lập bàn thờ phóng ảnh và cúng giỗ cho con. Khi trở về anh mới biết mình có một nấm mồ trong nghĩa trang để rồi sau này trên tờ Sài Gòn Giải Phóng có bài Câu chuyện ngôi mộ của tôi. Vì Bản hiểu

được những bà mẹ ngày đêm đợi tin tức từ tiền tuyến, luôn cầu mong cách mạng thắng lợi và chào đón con mình quay trở về là như thế nào. Nên trong một con người giàu tình yêu thương như Bản cùng với sự thấu hiểu đã tạo nên niềm tin động lực cho chính mình thực hiện tốt công việc tìm kiếm đồng đội trở về với quê hương gia đình của họ.

Mỗi thời khắc Bản tìm được xương của người lính đã ngã xuống và giây phút mang họ trở về đó là những khoảnh khắc khiến cho bất cứ ai được, nghe được thấy không khỏi bùi ngùi, xót thương. Họ còn quá trẻ vì sao lại chiến tranh? hay vì hòa bình cần phải chiến tranh? họ vẫn chưa kịp hiểu nổi. Chỉ biết trong tâm hồn trẻ đó luôn có tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn họ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mái ấm của mình. Những nấm mồ không tên, những người anh hùng liệt sĩ tới nay vẫn chưa được tìm thấy. Họ ở đâu ? Vị trí nào trên bản đồ Việt Nam hình chữ S này? Đó là một điều trăn trở trong tâm trí của những con người như Bản.

Còn thật nhiều những câu chuyện xúc động như thế trong 200 trang của cuốn sách, khiến người đọc phải suy nghĩ, phải lắng đọng hồi lâu, ví như trước câu hỏi: “Liệt sĩ là ân nhân của Tổ quốc, sao khi chết đi không có lấy

một nấm mồ, không có hòm chôn cất tử tế?”. Hay tựa đề tác phẩm Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống cũng khơi gợi thật nhiều suy nghĩ. Tác phẩm là lời kể của người sống – bác sĩ Trần Văn Bản, nhưng lại được nói lên bởi tiếng lòng của người nằm xuống, đúng như lời của một nhà phê bình từng nhận xét: “Thế giới nhân văn nằm trong lòng đất” [25].

Năm 2016 một phần tác phẩm cũng được nhà văn Mỹ Lady Borton dịch và đăng trong Tạp chí Consequence của Mỹ. Tác phẩm đã gây xúc động mạnh với tất cả những ai đọc nó, bởi Tôi chết bắt đầu một thế giới sống không chỉ là những câu chuyên riêng lẻ, theo kiểu liệt kê, mà được nhà văn khéo léo tạo thành mạch câu chuyện: câu chuyện của chiến tranh, câu

chuyện của người còn sống, của người đã khuất, lồng ghép vào nhau tạo nên bức tranh thời hậu chiến nhân văn và sâu sắc.

Còn nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn lại là một nhân vật thuộc loại khác, đấu trí nhưng đầy bản lĩnh và thấm đẫm tính nhân văn: với Tổ quốc ông trọn đạo, với bạn bè ông trọn tình. Chính những góc khuất tình cảm rất người, tiềm ẩn trong sứ mệnh của người tình báo đã làm nên Phạm Xuân Ẩn mà kẻ phía bên kia - những người mà ông chống lại - cũng phải khâm phục, kính trọng.

Phạm Xuân Ẩn là một nhà tình báo tài năng, yêu nước và có một trái tim nhân hậu. Phải nói rằng có không ít người cũng được sống trong điều kiện như ông: sinh ra ở Việt Nam, lớn lên học tập làm việc ở nước ngoài rồi lại trở về làm việc ở trong nước. Vì sao mà ông dám hy sinh tình cảm cá nhân, vượt qua được sự cám dỗ của cuộc sống no đủ, sang trọng nơi xứ người để giữ lòng trung kiên với cách mạng. Khi ông là người Việt Nam duy nhất vào biên chế của hãng báo Time nổi tiếng nước ngoài với mức lương rất cao và là một ký giả có tên tuổi được trọng dụng, để rồi dưới chính cái vỏ ký giả đó, những tin tức tình báo quan trọng đã được ông cập mật, gửi về cấp trên gây cho đối phương rất nhiều thiệt hại. Vì sao mà trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông rất ý thức một cách nguyên tắc việc làm sao những người đã giúp mình sẽ không bị phương hại nếu như mình bị bắt? Rồi trong giờ phút gần như tuyệt vọng, ông vẫn tìm mọi cách đưa kỳ được Giám đốc Sở mật vụ Trần Kim Tuyến lên chuyến trực thăng di tản cuối cùng cho dù ông biết rất có thể sau này sẽ bị hệ lụy... Những câu hỏi đó dường như chỉ có thể giải thích dựa trên tính chất con người, từ chiều sâu truyền thống văn hóa: ông là người có tư chất thông minh, có nhân cách, là người trung thành với lý tưởng nhưng cũng là con người sống có thủy có chung với bè bạn, có lòng nhân hậu với mọi người. Trong vụ ngày 30 – 4, Ẩn giải thoát cho người bạn thân Trần Kim Tuyến, mà theo Safer viết “Tuyến chắc chắn là mục tiêu trả thù đầu tiên của

Việt Cộng. Với sự giúp sức của Mỹ, Tuyến đã tổ chức và chỉ huy mạng lưới tình báo đầu tiên của chính quyền Sài Gòn chống lại cộng sản miền Bắc” [8,

tr.205]. Trong tình hình hỗn mang của Sài Gòn sụp đổ, Tuyến bị nhỡ hai chuyến bay do CIA tổ chức cho ông và gia đình. Vợ con ông Tuyến đã tìm cách thoát đi qua ngả bạn bè ở Tòa Đại sứ Anh. Riêng Tuyến đến ngày cuối cùng không còn ai ngoài Phạm Xuân Ẩn để nhờ cậy.

Trên cơ sở những tư liệu của mười năm theo đuổi, đam mê, tiếp xúc với ông và rồi được ông coi nhà văn như một người thân quý, Ngọc Hải đã chọn cách nhìn đắc địa nhất về Phạm Xuân Ẩn để thể hiện kỳ được cái một con người bình thường nhưng lại mang tầm vóc khác thường bởi những cảnh huống ông đã trải qua, bởi cách ông xử lý công việc trên cái phông nền của một tính cách thông minh, khôn khéo, hóm hỉnh và đậm chất nhân văn. Tiếp thu được văn hóa Pháp ở tinh thần tự do, bác ái; ở văn hóa Mỹ là nguyên tắc làm việc kỷ cương, luật pháp, lao động phải có hiệu quả và sáng kiến; là người thấm nhuần tư tưởng yêu nước trong văn hóa Việt Nam... lại mang bản tính của một người Việt trầm lắng, Phạm Xuân Ẩn đã vượt qua được những thử thách nghiệt ngã của nghề nghiệp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người tình báo. Thành công của tác phẩm chính là tác giả biết nắm bắt được hồn cốt của nhân vật, cắt nghĩa được bản chất của vấn đề, tạo ra được một cách tiếp cận hợp lý và đưa lại cho nhân vật văn chương một hình hài mang đầy đủ phẩm chất của một con người ngoài đời: anh hùng mà giản dị, trầm tĩnh mà sâu sắc, nhân văn trong cách hành xử, trong thái độ sống. Những đặc trưng này trong tính cách nhà tình báo cách mạng Phạm Xuân Ẩn của Nguyễn Thị Ngọc Hải đã có sức tâm phục, khẩu phục đối với người nước ngoài. Đấy là sức mạnh của văn chương mà tác phẩm này có được. Giáo sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)