Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 83 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Điểm nhìn trần thuật

Trong văn học “điểm nhìn trần thuật” được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng. Như vậy, đi liền với “người kể chuyện” là điểm nhìn của người kể, không thể hiểu thấu đáo sự vật, hiện tượng nếu không có điểm nhìn đa diện. Khi đọc tác phẩm, người đọc phải tìm ra điểm nhìn mà từ đó tác giả miêu tả, phân tích, trần thuật. Tuy nhiên ở những tác phẩm nổi tiếng nhà văn không chỉ lựa chọn điểm nhìn hợp lí mà còn phối kết hợp các điểm nhìn tạo ra sự năng động cho lối kể của nhà văn. Mặt khác, thông qua “điểm nhìn trần thuật” người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách nhà văn.

Tác phẩm tự sự là sản phẩm tất yếu của người kể chuyện khi thực hiện hành vi kể chuyện. Trong khi kể chuyện, người kể bao giờ cũng phải chọn cho mình một chỗ đứng, tức là lựa chọn điểm nhìn để kể lại chuyện. Ngôi kể

chính là những hình thức biểu hiện khác nhau xuất phát từ mức độ hóa thân thành vai của người kể chuyện có tính chất văn học. Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Một ngôi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn, sự phong phú của ngôi kể tạo ra sự phong phú của điểm nhìn. Ngôi kể được chia làm ba dạng, là ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong văn học, ngôi kể được sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể về nhiều chuyện, nhiều người, cả những bí mật trong tâm hồn con người. Ngôi kể này mang tính khách quan và tự do nhất. Loại người trần thuật ẩn tàng (hay còn gọi theo ngôi thứ ba) cho phép nhà văn có cơ hội quan sát toàn diện cuộc sống cũng như số phận con người và phản ánh nó vào tác phẩm một cách cụ thể, khách quan. Với ngôi thứ ba, người thuật chuyện dường như là người “toàn thông” sắm vai “thực tế” để “phán xét” về mọi điều.

Hay nói một cách dễ hiểu, ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Khi người kể xưng “tôi” thì đó là kể theo ngôi thứ nhất, khi người kể giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “người ta kể” thì gọi là kể theo ngôi thứ ba.

Với quan điểm trần thuật này, câu chuyện được kể dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm và nhiều cách lí giải, cắt nghĩa khác nhau nhằm tạo nên tính chân thực, khách quan, lôi cuốn người đọc, đồng thời giúp nhà văn mở rộng tối đa chân trời sáng tạo của mình. Điểm nhìn trần thuật gắn với ngôi kể thứ ba xuất hiện trong đa số các tập Ký sự nhân vật của nhà văn Nguyễn Thị

Ngọc Hải.

Chẳng hạn, trong Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống, người trần thuật với điểm nhìn quan sát từ bên ngoài đã miêu tả những chi tiết chân thực, tỉ mỉ: cái suy nghĩ, hành động của nhân vật Bản cùng với tâm trạng buồn lặng lẽ, cùng bao nhiêu thương nhớ của người mẹ.

“Lúc Bản đến nhà, mẹ Kiên đi vắng. Chỉ có cô em gái đang ngồi đan

rổ. Đây có phải nhà anh Kiên không? Bà cụ còn sống không? Cô gái ngỡ ngàng nói mẹ đi làm đồng. Bản giục cô đi kêu mẹ về. Anh ngồi lại trong ngôi nhà vắng tiếp tục đan cái rổ cô gái bỏ dở, vừa nghĩ cách. Bà mẹ khắc khổ, chân lấm tay bùn, áo gụ quần đen ống thấp ống cao từ cánh đồng chạy về, nghĩ rằng về để tiếp khách từ xa tới thăm… Anh kể những hình ảnh tốt đẹp về người bạn nằm lại mãi tuổi hai mươi. Còn anh bây giờ đã bốn mươi bảy tuổi rồi, trải bao nhiêu thăng trầm buồn vui cuộc đời. Và anh chỉ nhớ đến một hình ảnh mà anh muốn kể cho bà mẹ đó là việc Kiên gan dạ đánh xe tăng như thế nào. Bà mẹ vừa nghe chuyện, vừa lặng lẽ nhìn ra xa tít cánh đồng để ngăn nước mắt. Bà không thể nào ngờ đứa con đi biền biệt để bao thương nhớ, lại đang nằm ngay trong chiếc túi du lịch đơn sơ của người khách” [12 ,tr.65-66-

67]

Hay trong Trần Quốc Hương, người chỉ huy tình báo:

“Ông Mười Hương bây giờ cố nhớ lại những tranh cãi ngày ấy như

muốn đối chiếu lại sự thật lịch sử, thấy có nhiều lý lẽ đúng. Trong tù đâu có được nhiều thông tin nhưng với những niềm tin căn bản, cái nhìn thời cuộc khá tinh của một người làm công tác tình báo, nhiều điều ông phân tích rất đúng. Ông nói: “Tôi có nói với Cẩn, Nhu: các ông chịu Mỹ thôi, vì nó sẽ không viện trợ cho những gì không thể kiểm soát được..” [9, tr.146]

Hoặc trong Đại tướng Mai Chí Thọ:

“Vào những ngày hè oi bức nhất của tháng Tư Sài Gòn, Đại tướng

Mai Chí Thọ, ở tuổi 83, đang bắt đầu tập 3 hồi ký mà ông để một khoảng cách với 2 tập khá lâu rồi. Tập 3 là cuốn sách viết về quãng đời mà từ sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975… Sau đó là quãng đời của một cán bộ lão thành nghỉ hưu, nhưng từ đó có vẻ như lại bắt đầu một cuộc sống mới” [13, tr.11].

Các đoạn văn trên được trích ra từ tác phẩm, xét thấy, tất cả đều được trần thuật ở ngôi thứ ba. Người kể gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng, tự giấu mình đi như là không có mặt: Bản, Ông Mười Hương, đại sứ Bồng, đại tướng Mai Chí Thọ, Ông, Anh… Với ngôi kể chuyện này, người trần thuật đứng bên ngoài quan sát, nhân vật được thể hiện không chỉ qua chân dung, cử chỉ, suy nghĩ hành động mà là cả cuộc sống nội tâm của chính nhân vật đó có.

Trong một số các sáng tác của Nguyễn Thị Ngọc Hải, nhà văn còn đứng ở nhiều góc độ, bình diện để kể và tả. Không chỉ nhìn cuộc sống bằng điểm nhìn của mình, bằng điểm nhìn của người dẫn chuyện, tác giả còn linh hoạt dịch chuyển điểm nhìn tạo nên sự đa dạng hóa điểm nhìn trong tác phẩm. Trong cuốn Đời người xuyên thế kỷ, mở đầu một phân đoạn với cái điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với tư cách là người chứng kiến, người kể chuyện xuất hiện ngay từ đầu. Tại ngôi này người kể chuyện có quyền được bình luận, nhận xét “Câu chuyện về chiến công đánh chiến hạm Amyot D’inville được ghi lại trong lịch sử Công an Nhân dân Thanh Hóa với tấm hình ông Hoàng Đạo từ ngày còn rất trẻ…Một lần, khi đến nhà Hoàng Đạo, tôi thấy ông chỉ vào một bức tượng rất đẹp”[11, tr.136],

tác giả người kể chuyện cùng xuất hiện ngay bên cạnh nhân vật xưng “tôi”, cùng với đó là lời trực tiếp của chính nhân vật: “Đây là Nguyễn Thị Lợi,

người cảm tử trên chiến hạm, vừa mới được truy phong anh hùng tại hội thảo ở Sầm Sơn” [11, tr.137]. Không giống như truyện ngắn hay tiểu thuyết, với

đặc trưng thể loại ký sự và nhà văn là người chứng kiến hay trực tiếp ghi chép dựa trên những tư liệu sống đó là những con người với chiến công vĩ đại có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, xác hực…thì sự chuyển dịch qua lại giữa hai điểm

“lúc thì nhìn vào một cách khách quan cùng tác giả, lúc lại nhìn bên trong cùng nhân vật” (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Hải). Điều đó một mặt, khai thác

sâu sắc hơn thế giới nội tâm nhân vật, mặt khác chính sự kết hợp đan xen nhiều ngôi kể chuyện góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng của tác phẩm, khẳng định phong cách riêng của Nguyễn Thị Ngọc Hải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)