Sử dụng yếu tố tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 95 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Sử dụng yếu tố tâm linh

Để góp phần làm nên thành công của tác phẩm về mặt hình thức, chúng ta có thể xét đến một khía cạnh nhỏ đó là yếu tố tâm linh. Trước hết ta nên hiểu thế nào là tâm linh?. Qua tìm hiểu một số tài liệu, chúng tôi thấy có khá nhiều cách hiểu khác nhau về tâm linh.

Hướng thứ nhất, tâm linh được hiểu là khía cạnh tâm hồn, tinh thần, tình cảm của con người. Theo Từ điển Tiếng Việt (2003), tâm linh là “tâm hồn, tinh thần” [24, tr .897]. Trong đó, tâm hồn là “ý nghĩ và tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người” [24, tr.896] và tinh

đời sống nội tâm của con người" [24; tr.994]. Theo đó, thế giới tâm linh là thế

giới tâm hồn, thế giới tinh thần. Nói đến tâm linh là nói đến đời sống nội tâm của con người trong tương quan với đời sống vật chất bên ngoài. Tâm linh còn là một phần của tâm lí. Vì tâm lí là “toàn bộ nói chung sự phản ánh của

hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí... biểu hiện trong hoạt động cử chỉ của mỗi người” [24, tr.897]. Vậy tâm

linh theo đó là một biểu hiện của đời sống tâm lí con người ở khía cạnh tình cảm.

Hướng thứ hai, tâm linh được hiểu như một khả năng phán đoán, biết trước sự việc. Trong Pháp Việt từ điển của Lê Khả Kế, tâm linh là “linh tính”. Từ điển Tiếng Việt (2003) của Hoàng Phê cũng có nét nghĩa tâm linh là “khả năng biết trước một số biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [24, tr.897].

Trên đây là những cách hiểu về tâm linh, vậy nó được nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải vận dụng như thế nào trong các tác phẩm ký sự của mình. Khảo sát một số tác phẩm ký sự, ta thấy yếu tố tâm linh được thể hiện khá rõ nét qua hai tác phẩm Tôi chết, bắt đầu một thế giới sốngĐời người xuyên thế kỷ. Là một nhà văn, nhà báo luôn luôn chịu khó tìm tòi những cái hay cái đẹp trong nét sống của con người qua đời sống văn hóa, phong tục tập quán. Chính điều đó đã bồi tụ nên kiến thức phong phú, có nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng sáng tác văn chương với các chi tiết lâm linh chân thật nhất. Dĩ nhiên các yếu tố tâm linh ở đây được nhà văn đề cập đến thuộc phạm trù văn hóa, về mặt “giá trị tinh thần” chứ không phải mê tín dị đoan. Bởi “Văn

hóa tâm linh là tổng thể các hệ thống giá trị tinh thần của con người, liên quan đến những điều bí ẩn, được hình thành bởi niềm tin về những giá trị cao cả, thiêng liêng mà con người luôn hướng tới và khát khao đạt được” [6,

Trong Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống, trong lần đưa hài cốt của đồng chí Hòa trở về quê hương, “Bản lấy cam, xoài đem theo suốt dọc đường bày lên thắp hương, thì thầm: Tới Hà Nội rồi. Chiều sẽ về Hải Phòng.”[tr.12]. “Rồi Bản tranh thủ chợp mắt. Đang lơ mơ, như có tiếng fecmơtuya cái túi mở ra. Bản bật dậy. Tới ba lần như thế. Thôi, dù chỉ là nỗi ám ảnh thì cũng cứ ôm vào lòng mà ngủ là yên. Bản chồm dậy, mở fecmơtuya cái túi, ôm vào lòng, ngủ tiếp” [12, tr.12].

Hay đó còn là câu chuyện mà ngay cả Lê Văn Tin, một bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y dược Thành phố “từ nhỏ tới lớn chỉ ăn học và làm chuyên

môn ngành y, chưa bao giờ làm một việc gì khác”, boăn khoăn về một câu

chuyện bắt buộc một người làm khoa học như anh cũng phải suy nghĩ. Đó là lần mà Tin cùng Bản đi tìm hài cốt của liệt sĩ hai lần được phong Anh hùng, chính là Ba Kiên: “Chị Thanh làm đúng theo phong tục bà con dân gian thường xin keo, lật đồng tiền sấp ngửa. Chính mắt tôi nhìn chị xin keo, thắp hương xin xác định vị trí, nhưng xin ở chổ đầu tiên hai đồng xấp, một đồng ngửa. Qua chỗ anh Bản chỉ, cả ba lần gieo, cả ba đồng tiền đều sấp…Mọi người đem nhang ra cúng…cả đoàn hẹn ngày 7, tức sau đó bốn ngày sẽ lên đào…Bản nói to: Chúng tôi hứa là chúng tôi sẽ lên. Tôi còn đùa: Mọi người về đi, còn tôi ở lại đây giữ đồ cho anh ấy”[12, tr.110]. Cho đến lúc cả đoàn ra

về, điều mà Tin cũng không giải thích được: “Xe không hư, máy nổ ngon

lành, vị trí khô ráo bằng phẳng, mà xe cứ như bị ai nhấc lên, bánh xe quay tít tới năm phút không đi được” [12, tr.111]. Tin vẫn tiếp tục làm như vậy tới lần

thứ năm vẫn không sao đi được: “người tôi vã hết mồ hôi. Không phải do vất

vả đùn đẩy gì, tôi chỉ ngồi trên xe nổ máy thôi, mà trong đời chưa bao giờ tôi nhiều mồ hôi như bữa đó, toàn thân còn lạnh toát. Tôi sực nhớ - Chết cha! Lúc nãy tôi đã nói với anh Ba Kiên là tôi ở lại…Tôi xuống, lau mồ hôi, quay

về phía mộ khấn xin anh cho tôi về. Anh giữ em đâu có được đâu. Mai mốt em lên. Tôi lên xe, không đạp ga, vậy mà xe de cái một ngon lành”[12, tr.111].

Chuyện không dừng lại ở đó, lúc Bản cùng Tin đi xuống Phường 16 xem xét cái nhà tình nghĩa, trên đường về “xe hư tới mười lần”. Cho đến khi nhìn lên

tờ lịch bàn, thấy cái khoanh đỏ chói khoanh vào con số ngày tháng, Bản mới kêu lên “Anh Tin ơi!, chết rồi! Hôm nay là ngày mình hẹn lên mộ anh Ba Kiên…”. Tìm mộ liệt sĩ là một nghĩa cử cao đẹp, một việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ nhất tinh thần, “Đền ơn đáp nghĩa” của nhà

nước và nhân dân ta. Sự mong mỏi đưa từng hài cốt liệt sĩ về đoàn tụ với quê hương, để gia đình và bạn bè nhang khói, bù đắp cho các anh những năm tháng nằm nơi đất lạnh là sự mong mỏi chính đáng, sự mong mỏi tâm linh của người thân các liệt sĩ.

Yếu tố tâm linh còn thể hiện trong cuốn Đời người xuyên thế kỷ, chiến tranh không chỉ chia cắt hai miền Tổ quốc, mà còn cướp đi cả tình yêu đầu đời của những đôi lứa yêu nhau. Hình ảnh người thiếu nữ luôn theo suốt cuộc đời của Hoàng Đạo: “Da cô trắng trẻo, mũi cao, tóc xòa, quăn tự nhiên. Khi

ôm người con gái ấy với tất cả tình yêu trong sạch đầu đời của người con trai đang lâm cảnh khốn cùng và biệt ly”[11, tr.188]. Chính là Nguyễn Thị Nhành

Hoa, người thiếu nữ 16 tuổi ấy đã không vượt qua nổi cảnh chia ly nên đã chọn kết thúc đời mình ngay tại thời khắc ấy. Sau này xuất hiện một giai thoại về cô, được một cụ già người đã chôn cất cô kể lại:

“Cô Nhành Hoa thiêng lắm. Bà con sớm đi chợ qua, thấy kêu lít chit của gà con, vịt con. Họ lấy bỏ vào thùng, sớm mai ra thấy biến thành cục đất. Người nọ đồn người kia, thành lệ ai đi chợ qua cũng ghé cầu khẩn xin cho buôn bán được. Lúc về, họ mua quà bánh thắp hương và bỏ lên đó một cục đất. Lâu ngày, nấm mộ to lắm” [11, tr.191].

Dường như cái tâm linh ấy nó tạo được cho con người niềm tin vào những điều linh thiêng mà không tài nào giải thích được. Chính điều đó đem lại cho họ điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, vì vậy tâm linh mang một giá trị tinh thần rất cao trong đời sống con người. Ngay chính ông cụ cũng thừa nhận việc cơm no, áo ấm là nhờ vào sự phù hộ của cô: “Nhờ cổ phù hộ, tôi no cơm

ấm áo là nhờ cô Nhành Hoa” [11, tr.191].

Qua hai tác phẩm trên, hình ảnh “thờ cúng”, “thắp hương”, “khấn vái”, “xin keo”, “lật đồng tiền sấp ngửa”…nó thuộc về văn hóa tâm linh tồn tại qua nhiều thế hệ. Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam là thờ cúng tổ tiên từ trong gia đình, dòng họ hoặc thờ các vị Vua Hùng ở đình làng, miếu làng…nó thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Mà tại đây thông qua những yếu tố tâm linh đó tác giả đã tái hiện lại một phần nào hệ quả của chiến tranh đã gây ra cho dân tộc Việt. Sự chiến đấu kiên cường, dũng cảm của người lính vẫn còn đọng lại trong tâm tưởng của người ở lại. Chính tình yêu thương giữa con người với nhau, mà sau chiến tranh bước vào thời bình mấy mươi năm, những con người sống sót ấy vẫn quay trở về tìm lại những chiến hữu nằm trong lòng đất, những anh hùng đã hi sinh đổi lại sự sống, nền hòa bình cho nhân dân, giống như tựa đề mà nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống.

Như vậy, trên đây là một số chi tiết điển hình của yếu tố tâm linh mà tác giả đã lựa chọn kỹ càng để đưa vào trang viết. Các chi tiết ấy thật tới mức làm cho độc giả có chút rợn người nhưng đầy sức lôi cuốn và hấp dẫn. Điều đó thấy được nhà văn rất giỏi khâu chọn lọc các chi tiết hay, phù hợp. Sau đó, tập hợp sắp xếp chúng lại sao cho hợp lý góp phần tạo nên tính mạch lạc giữa các đoạn văn trong tác phẩm. Từ đó, người đọc dễ dàng nắm bắt, tiếp thu thấu đáo những tư tưởng mà tác phẩm đề cập đến.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, Nguyễn Thị Ngọc Hải đã chọn thể loại Non-fiction (Phi hư cấu) để viết chân dung các nhân vật một cách trung thực nhất, khách quan nhất. Với đặc trưng của thể loại đã chi phối trong việc lựa chon những chi tiết, sự kiện; cách kết cấu của tác phẩm; các bình diện nghệ thuật trần thuật. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng tốt yếu tố tâm linh của văn hóa Việt Nam vào trong tác phẩm ký sự. Từ đó góp phần tạo nên một chỉnh thể văn học, đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

KẾT LUẬN

1. Trong dòng chảy của nền văn học Việt nam, ký sự cũng được hình thành và phát triển khá sớm. Có rất nhiều nhà văn đã tìm đến và lựa chọn nhằm phát huy tài năng của mình, trong đó có nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải với thể tài bà yêu thích là Ký sự nhân vật.

2. Ký sự nhân vật của Nguyễn Thị Ngọc Hải chuyên viết về những con người hậu chiến tranh, những con người bằng da bằng thịt có thực trong đời. Họ trực tiếp chứng kiến, tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có thể nói, cuộc đời cách mạng của họ gắn liền với các sự kiện lịch sử của dân tộc. Đây được xem là một nguồn dữ liệu sống để nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải tìm đến, tiếp cận từ đó viết nên những trang ký sự nhân vật một cách chính xác – trung thực nhất.

Về mặt nội dung của các tập ký sự, một mặt tác giả nêu rõ chân thật những gian khổ, đau thương, mất mát trong chiến tranh. Với tinh thần chiến đấu và sự hy sinh của các chiến sĩ nơi chiến trường ác liệt cùng với đó là tố cáo tội ác tàn bạo của kẻ thù.

Đối tượng trung tâm của Ký sự nhân vật đó là con người cụ thể, có thật trong đời sống. Những con người lập nên các chiến công vĩ đại gắn liền với các sự kiện lịch sử đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên hình tượng những con người với những nét tiêu biểu đó là hình tượng những nhân vật thấm đậm chất nhân văn sâu sắc; Hình tượng người cách mạng tài- trí trên mọi mặt trận mang trong mình lý tưởng lớn; Hình tượng người phụ nữ, bà mẹ anh hùng.

3. Để khắc họa thành công những con người tầm cỡ mang trong mình lý tưởng lớn cống hiến cho sự nghiệp xây dựng nước nhà, nhà văn tìm đến thể loại Non-fiction chứ không phải bằng phương thức “hư cấu”. Với đặc trưng của thể loại Phi hư cấu, viết về người thật, việc thật, có độ chính xác cao và

mang tính khách quan hoàn toàn phù hợp để nhà văn làm nên những trang ký sự nhân vật như thế này.

Để chuyển tải những nội dung lớn đó các tác giả đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đa dạng và phong phú. Trước hết tác giả đã sử dụng một nguồn tư liệu phong phú, khai thác bằng nhiều cách nhưng điểm chung của những tư liệu ấy là tính chính xác, chọn lọc, đáng tin cậy, phù hợp với nội dung tác giả muốn chuyển tải.

Việc lựa chọn những chi tiết chân thực, sống động, điển hình, những chi tiết gây xúc động lòng người đã giúp cho các tác giả ký sự thành công trong việc tái hiện hiện thực đất nước lúc bấy giờ.

Về mặt kết cấu, tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt các kiểu kết cấu như: kết cấu xâu chuỗi xự kiện, kết cấu theo mạch liên tưởng. Đây là hai kiểu kết cấu quan trọng và phù hợp với thể loại ký sự. Với hai kiểu kết cấu này tác giả đã tạo nên sự phong phú đa dạng trong cách miêu tả sự kiện cũng như kết hợp với việc bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả.

Ở đây có sự kết hợp giữa giọng điệu tự sự, trữ tình, chính luận. Sự kết hợp đó tạo nên giá trị nghệ thuật và phong phú cho tác phẩm khi diễn tả những vấn đề lớn lao, trọng đại của dân tộc hay đó là những vấn đề trong đời sống của các nhân vật.

Sự đa dạng về ngôn ngữ, ngôn ngữ chính luận tạo ra một lối viết sắc sảo, lập luận chặt chẽ, tạo nên sự trang trọng cho câu văn. Bên cạnh đó tác giả còn dùng từ ngữ sinh hoạt giản dị trong đời sống thường ngày, nhằm bộc lộ đúng bản chất của từng con người trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Cùng với đó là cách sử dụng yếu tố tâm linh mang “giá trị tinh thần” vào trong sáng tác, ngoài việc khẳng định tài năng của tác giả và tăng mức độ chân thực cho tác phẩm phù hợp với thể loại Phi hư cấu. Còn giúp cho người

đọc có cái nhìn đúng, sâu về văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần con người Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Ngọc Hải là một trong số nhà văn có sự nghiệp văn chương khá phong phú trên nhiều thể loại. Sự xuất hiện và thành công ở mảng

Ký sự nhân vật của bà đã mang đến cho văn xuôi Việt Nam một luồng gió

mới, tạo nên một sức sống mới của văn học nước nhà. Với các tác phẩm

Phạm Xuân Ẩn, tên người như cuộc đời; Trần Quốc Hương, người chỉhuy tình báo; Chuyện đời đại sứ; Đời người xuyên thế kỷ; Tôi chết, bắt đầu một thế giới sống; Đại tướng Mai Chí Thọ, trong đó hai tác phẩm Tôi chết, bắt đầu một thế giới sốngPhạm Xuân Ẩn, tên người như cuộc đời đã mang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nguyên Anh (2019), Nhà báo đã đưa Phạm Xuân Ẩn ra ánh sáng,

www.tienphong.vn.

2. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học

3. Văn Bảy (2014), Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải: Người viết sách tình báo cũng…

bí ẩn và cô đơn, Thể thao & Văn hóa ngày 9 tháng 8 năm 2014, https://www.thethaovanhoa.vn (37)

4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lý luận văn học- Phần tác phẩm văn học, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, NXB Hà Nội.

7. Hà Minh Đức (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Ngọc Hải (2008), Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Ngọc Hải (2010), Trần Quốc Hương-người chỉ huy tình báo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ký sự nhân vật của nguyễn thị ngọc hải (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)