Tít không ăn nhập với bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 102 - 153)

7. Bố cục luận văn

3.6.4.Tít không ăn nhập với bài

Đối với dạng này, tít thƣờng thể hiện vấn đề to hơn hoặc nhỏ hơn bài. Ở phần tít báo thƣờng hứa hẹn một sự kiện, vấn đề to tát trong khi nội dung không có gì đặc biệt hay nổi trội. Còn tít báo nhỏ hơn bài thƣờng là đƣa ra một chi tiết nhỏ trong bài hoặc đƣa ra cái chƣa phản ánh hết ý nghĩa nội dung làm bài báo mất đi tính nghiêm trọng hay sự đầy đủ của thông tin.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không ăn nhập về nội dung. Trƣờng hợp thứ nhất là do:

quá trình viết lại thiếu khả năng diễn đạt hoặc thu thập thông tin chƣa đầy đủ. - Do biên tập viên cắt bớt bài mà không kiểm tra lại nội dung để đặt lại tít báo.

- Cũng nhƣ tít sai so với bài, tác giả dùng những từ to tát để “câu khách”. Trƣờng hợp tít nhỏ hơn bài là do tác giả không có khả năng khái quát nội dung hoặc lựa chọn những chi tiết đắt giá. Tít này thƣờng làm mất đi giá trị của bài.

(227) Tất cả những dòng sông đều khát (18.01.2019) Bài nói về một số con sông ở đồng bằng Bắc Bộ đang ngày càng cạn nƣớc. Tuy nhiên, tít báo lại dễ khiến độc giả tƣởng là tất cả các con sông của cả nƣớc bị khô cạn. Tít báo này đƣa vấn đề rộng hơn nội dung bài.

(228) Sâu từ rừng… đến biển (21.07.2019)

Bài viết về nạn sâu hoành hành tại một số vùng ở Sóc Trăng. Sâu không chỉ phá hoại mùa màng mà còn gây thƣơng tích cho con ngƣời. Nội dung của bài báo không thể hiện hết đƣợc thông tin mà tít báo đem đến cho độc giả. Điều đó sẽ khiến cho tâm lý độc giả, hoang mang thất vọng khi tiếp cận tác phẩm nhƣng nội dung không đúng tít phản ánh.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trong chƣơng 3, luận văn đã khảo sát 2135 tít bài trên Báo Tuổi trẻ nhằm chỉ ra những đặc điểm ngữ nghĩa của tít bài dựa trên những phân tích về ngữ nghĩa của bản thân tít và ngữ nghĩa của tít trong mối quan hệ với phần còn lại của bài báo.

Kết quả cho thấy, xét về mặt ngữ nghĩa tít báo đƣợc chia thành nhiều dạng khác nhau nhằm thực hiện một mục đích nhất định của bài báo. Loại tít này không thể xác định dựa trên ngữ nghĩa nội tại của tít mà phải có sự liên hệ với nội dung bài báo. Có khá nhiều tít thể hiện một nội dung chính của bài báo. Tít dạng này có ƣu điểm là nhấn mạnh đƣợc nội dung chính, quan trọng

nhất của bài báo, hƣớng độc giả tập trung vào trọng tâm của bài báo, không bị sa đà vào những nội dung phụ chỉ có vai trò làm nổi bật nội dung chính. Các tít thể hiện đƣợc kết luận của bài báo mặc dù chiếm tỉ lệ không cao nhƣng đây là loại tít rất cụ thể, rõ ràng bởi ngay ở tít bài, tác giả đã nêu rõ kết luận của vấn đề, giúp độc giả lựa chọn đƣợc những vấn đề mà mình quan tâm, từ đó tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức. Bên cạnh ấy, tít còn có mối quan hệ mật thiết với Sa-pô, số lƣợng bài báo xuất hiện Sa-pô cũng khá cao chính vì mối quan hệ mật thiết này, khiến độc giả có quyết định đọc hay không khi lƣớt qua tít và Sa-pô của bài báo.

Ngoài ra, ở chƣơng này, chúng tôi còn tiến hành phân tích những phƣơng thức chuyển nghĩa trong quá trình tạo tít và các thủ pháp đặt tít mà các tác giả thƣờng sử dụng trên Báo Tuổi trẻ. Từ đó, thấy đƣợc sự uyên bác, điêu luyện và sáng tạo của nhà báo đối với vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong quá trình đặt tít cho bài báo. Phần nào làm đa dạng và phong phú ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta. Mỗi bài báo sẽ mang đến cho độc giả những thông tin cốt lõi, tuy nhiên vấn đề mà báo chí mang lại không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn hàm chứa những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm, đặc biệt đƣợc thể hiện qua tít báo. Bên cạnh ấy, chúng tôi cũng chỉ ra một số lỗi mà nhà báo mắc phải khi đặt tít. Chính nhờ vào quá trình tìm hiểu chuyên sâu nên chúng tôi mới có cơ hội nhìn lại và nhận ra một cách toàn diện nhất về các lỗi này. Qua đó, giúp cho nhà báo nhận ra và khắc phục đƣợc một số lỗi còn mắc phải trong quá trình đặt tít cho bài báo. Đồng thời, góp phần tạo nên sự đơn giản hóa về tít báo và giúp tăng thêm hiệu quả của NNBC.

KẾT LUẬN

Lấy ngôn ngữ tít trên Báo Tuổi trẻ làm đối tƣợng nghiên cứu, qua luận văn này chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nghiên cứu tít báo chí là một đề tài không mới, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, tiếp cận đặc điểm của tít trên Báo Tuổi trẻ về mặt hình thức và ngữ nghĩa thì một vấn đề vẫn chƣa đƣợc quan tâm.

2. Những vấn đề lý thuyết đƣợc trình bày ở chƣơng 1, chúng tôi chƣa thể khẳng định đó là những chuẩn mực bởi phải đặt trong tƣơng quan với góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu cũng nhƣ trong tƣơng quan với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề lý thuyết đã đƣợc trình bày ở trên vẫn là một xu hƣớng chiếm ƣu thế, có thể lấy đó là điểm xuất phát để đi sâu tìm hiểu về NNTB.

3. Qua việc tìm hiểu, phân tích, chúng tôi đã chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của tít đối với sự thành công của bài báo, thấy đƣợc những dạng biểu hiện của ngôn ngữ tít báo trên phƣơng diện hình thức và ngữ nghĩa. Từ đó, mở ra nhiều vấn đề lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về tít báo.

4. Về hình thức, các tít trên Báo Tuổi trẻ có hình thức rất phong phú bởi tác giả sử dụng đa dạng các cấu trúc với nhiều thủ pháp đặt tít khác nhau. Mỗi tác phẩm báo chí nhà báo đều sử dụng những kỹ thuật trình bày tít khác nhau nhằm làm đa dạng về mặt hình thức và thu hút đƣợc độc giả. Chính yếu tố kỹ thuật trình bày sẽ góp phần tạo nên sự thành công của bài báo. Đƣa mắt lƣớt qua một loạt các bài báo, có lẽ đều ngƣng lại để độc giả quyết định đọc bài báo ấy hay không là nhờ vào sự mới lạ, bắt mắt, độc đáo của tít báo. Ngoài ra, xét về mặt hình thức tác giả còn chú trọng đến kết cấu của tít báo. Trong đó, về phƣơng diện từ ngữ, có thể nói rằng lớp từ ngữ đƣợc dùng phổ biến trong NNBC tiếng Việt nói chung, trong thiết lập NNTB nói riêng là lớp từ ngữ Hán Việt, từ ngữ thuần Việt và từ ngữ toàn dân. Song, để tạo tính biểu cảm,

từ ngữ khác. Về phƣơng diện cấu trúc, mục đích giao tiếp chúng ta cũng thấy đƣợc sự đa dạng trong cách thể hiện của tít báo, bởi NNBC đặc biệt là NNTB luôn linh hoạt và biến đổi trong cách biểu hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế xã hội. Tít và các phần còn lại cũng có những mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Để thấy rõ đƣợc mối quan hệ này, chúng tôi đã khái quát thành những mô hình cụ thể.

5. Về mặt ngữ nghĩa, luận văn xem xét ở góc độ bản thân tít và ngữ nghĩa của tít trong quan hệ với nội dung bài báo. Chúng tôi đã khảo sát và phân loại các tít xét về mặt ngữ nghĩa và thấy đƣợc sự đa dạng của chúng ở khía cạnh này, trong đó tít trên Báo Tuổi trẻ ở dạng thông báo xuất hiện cao nhất với tần suất 36,3%. Bên cạnh ấy, luận văn cũng chỉ ra đƣợc những phƣơng thức chuyển nghĩa mà tác giả đã sử dụng trong quá trình tạo ra những tít báo hấp dẫn, đặc sắc và mới lạ. Từ đó, thấy đƣợc sự sáng tạo của tác giả trong quá trình đặt tít. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng lên chính vì thế yêu cầu đặt ra đối với nhà báo là phải vận dụng sáng tạo không ngừng những mô hình mới vào trong quá trình làm báo. Đôi lúc chính nhờ vào những phƣơng thức chuyển nghĩa này mà giúp độc giả vận dụng đƣợc khả năng tƣ duy, sáng tạo của chính bản thân để tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng thông qua tít báo. Mặt khác, để có những tác phẩm báo chí đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của công chúng. Đặc biệt, là những tác phẩm trên Báo Tuổi trẻ, ngoài khả năng quan sát, sự hiểu biết về đời sống, sự nhạy cảm về các vấn đề trong cuộc sống, nhà báo còn phải có năng lực thể hiện tác phẩm bằng vốn ngôn từ, bút pháp và giọng điệu riêng. Sự phong phú của việc thể hiện ngôn ngữ tít báo đã góp phần thể hiện đúng nội dung của bài báo, tạo nên những tít báo hay, hấp dẫn, cuốn hút độc giả. Những tít báo hay là những tít không chỉ tạo ra ý nghĩa hiển hiện mà còn mang ý nghĩa hàm ẩn. Nhƣ vậy, trong hoạt động hành chức tiếng Việt đã có sự vận động linh hoạt để

phù hợp với các phong cách chức năng. Trên cơ sở cứ liệu đã khảo sát, chúng tôi đã nhận thấy để có đƣợc một tít báo hay, hấp dẫn đòi hỏi ngƣời viết cần phải tuân thủ một số nguyên tắc về ngôn ngữ trong việc đặt tít. Tuy nhiên do đời sống phong phú của báo chí, do tính chất đặc thù của phong cách này là cập nhật thông tin nhanh cho bạn đọc nên trong sử dụng ngôn ngữ để đặt tít vẫn còn nhiều hạn chế tạo nên những tít báo mơ hồ, khó hiểu,… Những lỗi này có thể khắc phục dễ dàng để tít trở nên khoa học và hấp dẫn hơn.

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng nghiên cứu về đề tài Đặc điểm ngôn ngữ tít trên Báo Tuổi trẻ mang lại những đóng góp:

- Về lí luận: Phân tích đƣợc một số đặc điểm ngôn ngữ của tít trên Báo Tuổi trẻ về mặt hình thức và ngữ nghĩa. Bƣớc đầu mô hình hoá đƣợc một số kiểu, loại tít và những sáng tạo về mặt ngôn ngữ trong quá trình đặt tít trên Báo Tuổi trẻ. Chỉ ra đƣợc thực trạng và xu hƣớng đặt tít của các bài viết trên Báo Tuổi trẻ hiện nay.

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng vào việc thiết kế tít bài cho những ngƣời làm công tác báo chí nói chung và các nhà báo, nhà biên tập Báo Tuổi trẻ nói riêng.

Do giới hạn trong khuôn khổ của một bài luận văn, nên đề tài chƣa thể khảo sát liên tục các số báo trong nhiều năm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chắc chắn còn khiêm tốn và không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề thú vị chúng tôi chỉ mới dừng lại ở mức nhận diện miêu tả có tính chất đặt vấn đề chứ chƣa có điều kiện khảo sát sâu hơn. Chúng tôi hy vọng những nhận xét trên là cơ sở để tiếp tục đi sâu khảo sát, tìm hiểu về ngôn ngữ tít báo ở mức độ rộng và sâu hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

[2]. Hoàng Anh (2009), Những kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[3]. Diệp Quang Ban(2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4]. Phan Mậu Cảnh (1999), Về mối quan hệ giữa đầu đề và tác phẩm, Ngôn

ngữ và đời sống(7), tr.34-39.

[5]. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6]. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[7]. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Thị Vân Đông (2005), “Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (1+2).

[10]. Hà Minh Đức (1998), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [11]. Hà Minh Đức (1996), Báo chí và những vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[13]. Vũ Quang Hào (2005), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[14]. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[16]. Nguyễn Thái Hoà (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Bùi Mạnh Hùng (2003), “Bàn về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn”, Ngôn ngữ(2), tr.47-57.

[18]. Đỗ Quang Hƣng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[19]. Phạm Thành Hƣng (2003), Từ điển thuật ngữ báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[20]. Đinh Văn Hƣờng (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

[21]. Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[22]. V. G. Kostomarov (1978), Tiếng Nga trên trang báo, tr. 62.

[23]. Đinh Trọng Lạc (H.4.1997), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[24]. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[25]. Hồ Lê (2005), Lỗi từ vựng và cách khắc phục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[26]. Nguyễn Thị Lƣơng (2009), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học sƣ phạm, Hà Nội

[27]. Trần Thanh Nguyện (2004) , Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản báo chí, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh.

[28]. Nguyễn Tri Niên (2006), Ngôn ngữ báo chí (tiểu luận), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

[29]. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

[30]. Dƣơng Văn Quảng (2002), Báo chí và ngoại giao, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[31]. Trịnh Sâm (1999), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [32]. Dƣơng Xuân Sơn (1995), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Nxb Văn

hóa Thông tin, Hà Nội.

[33]. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[34]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1996), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[35]. Cù Đình Tú (1982), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[36]. UBKHXH (1985), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [37]. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt –Mô

tả theo quanđiểm chức năng, Nxb Hà Nội.

[38]. Vô-skô-bôi-nhi-cốp (1998), Nhà báo, bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp

(bản tiếng Việt), Nxb Lao động, Hà Nội.

[39]. Nguyễn Nhƣ Ý (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Để thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra, chúng tôi cung cấp thêm về phần phụ lục. Qua quá trình khảo sát và thống kê trên Báo Tuổi trẻ, chúng tôi thu về đƣợc 2135 tít báo. Nhƣng do giới hạn của bài luận văn nên chúng tôi chỉ đƣa ra những tít báo tiêu biểu, mang tính chất điển hình và có giá trị đặc sắc nhất.

STT Tít báo Xuất xứ

1 Không trung thực: khổ mình, hại ngƣời 1 (09.03.2020)

2 Đo thân nhiệt ở sân bay có quá tải? (09.03.2020)

3 Đảm bảo đƣờng đi riêng cho ngƣời nghi nhiễm COVID-19 (10.03.2020)

4 Hà Nội: khách nƣớc ngoài phải khai lộ trình di chuyển, số điện thoại (10.03.2020)

5 Chúng ta nên nhìn về dịch nhƣ thế nào (12.03.2020)

6 Ý phong tỏa một phần các vùng tâm dịch (12.03.2020)

7 Nâng cao công suất hai máy nhiệt điện ở Long An (12.03.2020)

8 Phạt trên 1 tỉ đồng vì đánh cá vi phạm vùng biển nƣớc ngoài (14.03.2020)

9 Bắt hai đối tƣợng mua bán hơn 13.000 viên ma túy tổng hợp (14.03.2020)

10 Xóa bao cấp, đọc quyền ở ngành năng lƣợng (15.03.2020)

11 Xây nhà ở, trƣờng học trong khu kinh tế Dung Quất (16.03.2020)

12 Nguyên liệu sản xuất nhập về TP.HCM giảm mạnh (16.03.2020)

13 Hà Nội: rau thịt đầy ắp, giá hạ nhiệt (17.03.2020)

14 Lý do rau củ Đà Lạt không tăng giá (17.03.2020)

15 TP.HCM: học sinh lớp 12 nghỉ đến hết ngày 15-3 (12.03.2020)

16 Chi 70 tỉ đồng ứng phó hạn, mặn (18.03.2020)

17 Chế tài nặng ngƣời vô tƣ nhả khói (18.03.2020)

19 Tổ tƣ vấn tâm lý quân nhân ở Trƣờng Sa (20.03.2020)

20 Đi học trong… cảnh giác (20.03.2020)

21 Nhạc cổ động sao hấp dẫn thế (21.03.2020)

22 Ý cứng rắn chống corona (22.03.2020)

23 Các nƣớc yêu cầu cách ly gắt gao ngƣời từ vùng dịch (23.03.2020) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 102 - 153)