Kết cấu của tít trên Báo Tuổi trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 45)

7. Bố cục luận văn

2.2. Kết cấu của tít trên Báo Tuổi trẻ

2.2.1. Từ ngữ được sử dụng trong tít

Từ ngữ của tít trên Báo Tuổi trẻ đƣợc sử dụng rất đa dạng và phong phú. Lớp từ ngữ đƣợc dùng phổ biến trong NNBC tiếng Việt nói chung, trong thiết lập NNTB nói riêng là lớp từ ngữ thuần Việt và lớp từ ngữ toàn dân. Song, để tạo tính biểu cảm, gây hứng thú cho độc giả, ngƣời viết còn sử dụng một cách

sáng tạo các lớp từ ngữ khác nhau. Luận văn chọn khảo sát các lớp từ ngữ đƣợc thể hiện trong các tít trên Báo Tuổi trẻ và phân loại các lớp từ ngữ này theo hai tiêu chí, cụ thể là: theo nguồn gốc và theo phạm vi sử dụng.

2.2.1.1. Từ ngữ của tít xét về nguồn gốc

Trên thực tế, hầu nhƣ không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành, xây dựng bằng con đƣờng "tự nó". Trong những ngôn ngữ đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, ngƣời ta vẫn có thể thấy hàng loạt ngôn ngữ mà chúng vay mƣợn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác.

Nhƣ thế, trong một ngôn ngữ, chúng ta thấy có sự phân giới giữa hai lớp từ ngữ: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ (còn gọi là lớp từ ngoại lai). Trong tiếng Việt, lớp từ ngoại lai có thể đƣợc phân thành hai lớp nhỏ hơn là lớp các từ ngữ gốc Hán và lớp các từ ngữ Ấn - Âu (chủ yếu gốc Pháp). Qua quá trình khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy một số tít báo xuất hiện cùng lúc chứa cả ba lớp từ ngữ đã nêu ở trên, tuy nhiên tần số xuất hiện là không nhiều. Qua thống kê và phân tích, chúng tôi đã phân chia chúng dựa vào lớp từ ngữ chính là tít đó biểu hiện. Cụ thể đƣợc thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.2 Bảng thống kê từ ngữ của tít trên Báo Tuổi trẻ xét về nguồn gốc

Tiêu chí Số lƣợng Tỉ lệ (%) Xét về nguồn gốc Từ ngữ Hán Việt 989 46,3 Từ ngữ thuần Việt 819 38,4 Từ ngữ gốc Ấn - Âu 327 15,3 Tổng 2135 100 a. Tít sử dụng từ ngữ Hán Việt

Tiếng Việt trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con đƣờng và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có thể chia quá

trình tiếp xúc Hán Việt thành hai giai đoạn lớn: một là giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đầu đời Đƣờng (đầu thế kỉ VIII); hai là giai đoạn từ đời Đƣờng (VIII - X) trở về sau. Hai lần tiếp xúc này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn từ gốc Hán mà nhƣ trƣớc nay vẫn quen gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt.

Từ Hán cổ là những từ gốc Hán đƣợc du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn đầu. Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, đã đƣợc đồng hóa rất mạnh nên những từ này hiện nay nói chung không còn xa lạ đối với ngƣời Việt. Còn từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn sau mà ngƣời Việt đã tiếp thu và biến đổi cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc đó đƣợc duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay. Luận văn chỉ khảo sát lớp từ Hán Việt đƣợc sử dụng trong tít trên Báo Tuổi trẻ.

(32)Quy Nhơn, tiềm năng du lịch mới (15.02.2019)

(33)Phạm nhân cải tạo tốt được kéo dài thời gian gặp thân nhân (07.04.2020)

(34)Bắt nghi can cướp tài sản và hấp dâm nạn nhân (21.04.2020) Trong các ví dụ trên, việc sử dụng những từ ngữ nhƣ: "tiềm năng", "phạm nhân", "nghi can", "nạn nhân" một mặt làm cho tít báo trở nên nghiêm túc, sang trọng, mặt khác còn giúp cho sự diễn đạt trở nên chính xác và dễ hiểu hơn.

Tên gọi từ Hán Việt còn bao gồm các từ vốn không phải là từ gốc Hán, mà do ngƣời Hán mƣợn một ngôn ngữ khác, rồi ngƣời Việt vay mƣợn lại và đọc theo âm Hán Việt nhƣ các từ Hán Việt khác. Chẳng hạn, những từ vốn có xuất xứ từ tiếng Nhật nhƣ: trường hợp, nghĩa vụ, phục vụ, kinh tế, điều chế, khái quát, mĩ thuật...

(35) Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn (09.03.2020)

(36) Học tập là nghĩa vụ của mỗi học sinh (05.09.2019) Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy lớp từ Hán Việt đƣợc sử dụng để đặt

tít trên Báo Tuổi trẻ với tần suất khá cao 989/2135 tít báo, chiếm 46,3%. Các từ ngữ Hán Việt đƣợc sử dụng trong những tít báo ở các lĩnh vực chính trị, văn hóa, khoa học, quân sự, ngoại giao...

b. Tít sử dụng từ ngữ thuần Việt

NNBC là ngôn ngữ của thông tin sự kiện mang tính đại chúng. Vì vậy, từ ngữ đƣợc dùng trong việc mã hoá thông tin đòi hỏi phải thông dụng và dễ hiểu. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi các nhà báo phải biết phát huy lợi thế của lớp từ ngữ thuần Việt trong VBBC nói chung và trong thiết lập tít báo nói riêng. Sử dụng từ ngữ thuần Việt còn thể hiện bản sắc của tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của ngƣời Việt Nam.

Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của các lớp từ thuần Việt là các từ gốc phƣơng Nam, bao gồm cả Nam Á và Tây Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy lớp từ này có quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng.

Lớp từ thuần Việt cũng là lớp từ cơ bản để cấu tạo nên mọi văn bản tiếng Việt, và dĩ nhiên ngôn ngữ tít trên Báo Tuổi trẻ cũng không nằm ngoài quy luật này. Theo khảo sát, có 819/2135 tít báo có sử dụng vốn từ ngữ thuần Việt để đặt tít, chiếm 38,4%.

(37) Nước càng lớn, dân càng lo (06.11.2019)

(38) Đất lành chim đậu (13.05.2019)

c. Tít sử dụng từ ngữ gốc Ấn - Âu

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy nguồn vay mƣợn chủ yếu là từ các ngôn ngữ Ấn - Âu với hình thức khá đa dạng (327/2135 tít báo, chiếm 15,3%) nhƣ dịch, phiên âm (phỏng theo âm đọc của nguyên ngữ), chuyển tự, dùng nguyên dạng và phiên chuyển, gồm các nhóm chủ yếu sau:

Về địa danh

(40)Băng cốc rực đỏ (20.09.2019)

(41) Mỹ oanh tạc các mục tiêu ở Somalia (10.01.2019)

(42) Tranh cãi nảy lửa về Venezuela tại Hội đồng Bảo An (06.01.2019)

Về nhân danh

(43) Bà Hillary Clinton thất bại ở Iowa (05.01.2019)

(44) Ông Sarkozy sẽ tranh cử tổng thống Pháp (16.08.2019)

Những từ ngữ về chuyên môn

(45) Phẫu thuật thần kinh sọ não bằng dao Gamma (14.01.2019)

(46) Hà Nội: 20% mẫu mì, phở có formol (14.01.2019)

(47) Một số nhân viên y tế nhiễm bệnh rubella (13.03.2019)

(48) Đà Nẵng:

Công chức được giám sát bởi camera (15.06.2019)

Những từ ngữ ngoại lai

(49) Festival thanh niên, SV thế giới sẽ tổ chức tại Ấn Độ (15.03.2019) Nhìn chung, những từ ngữ mƣợn dùng nguyên dạng là phổ biến số còn lại chủ yếu là phiên chuyển (kết hợp giữa phiên âm và chuyển tự): có gạch nối, viết liền hoặc viết rời.

(50) Thủ đô Li-băng tê liệt trước làn sóng bạo động (24.01.2019)

(51) Nóng bỏng Mỹ La-tinh (05.10.2019)

(52) Xì-căng-đan mới ở Nhật Bản (28.09.2019)

(53) Mỹ chống siêu đô la giả (28.02.2019)

Việc sử dụng từ ngoại lai trên tít báo tiếng Việt là khá phổ biến. Do bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nên việc tiếp nhận và sử dụng lớp từ ngữ này trong NNBC là hoàn toàn hợp quy luật, góp phần làm đa dạng hoá hình thức diễn đạt của tiếng Việt, tạo ra sự lựa chọn. Sự xuất hiện của chúng trên tít ở Báo Tuổi trẻ là có giới hạn trong chừng mực, ít trƣờng hợp

lạm dụng quá mức không cần thiết. Phần lớn những từ ngữ Ấn - Âu đƣợc dùng trên tít báo không gây cản trở cho quá trình tiếp nhận thông tin của độc giả. Những từ ngữ có nguồn gốc Ấn - Âu xuất hiện trên tít báo hầu hết là những từ gần gũi, độc giả có thể hiểu và thâu tóm đƣợc nội dung thông tin mà bài báo mang lại. Tuy nhiên, tiếp cận với những lớp từ ngữ ngoại lai nhƣng tác giả cũng xây dựng một cách dễ hiểu nhất.

2.2.1.2. Từ ngữ của tít xét về phạm vi sử dụng

Theo phạm vi sử dụng, từ vựng tiếng Việt đƣợc chia thành các lớp nhƣ sau: lớp từ vựng toàn dân; từ địa phƣơng; thuật ngữ, từ nghề nghiệp và tiếng lóng. Đặc thù Báo Tuổi trẻ là một tờ báo mang tính nghiêm túc, trang trọng, chuẩn mực trên nhiều phƣơng diện nên lớp từ tiếng lóng ít đƣợc sử dụng trong quá trình tạo lập VBBC. Dƣới đây, chúng tôi sẽ mô tả chi tiết các lớp từ vừa nêu trên.

Bảng 2.3 Bảng thống kê từ ngữ của tít trên Báo Tuổi trẻ xét về phạm vi sử dụng

Tiêu chí Số lƣợng Tỉ lệ (%) Xét về phạm vi sử dụng Từ toàn dân 1656 77,6 Từ địa phƣơng 372 17,4 Thuật ngữ, từ ngữ nghề nghiệp 107 5,0 Tổng 2135 100 a. Tít sử dụng từ ngữ toàn dân

Lớp từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó vốn là từ dùng chung cho tất cả những ngƣời nói tiếng Việt, thuộc các tiếng địa phƣơng khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau.

Trong NNTB, lớp từ ngữ toàn dân đƣợc sử dụng là những lớp từ văn hóa, gọt giũa. Đây đƣợc xem là lớp từ vựng chuẩn, đã đƣợc trau chuốt, sàng

lọc để phục vụ hữu hiệu nhất cho yêu cầu giao tiếp văn hóa của toàn dân tộc. Chính việc sử dụng phổ biến và rộng rãi lớp từ ngữ toàn dân trong thiết lập tít ở Báo Tuổi trẻ đã góp phần tích cực, làm cho tờ báo này mở rộng phạm vi phát hành và đƣợc độc giả mọi lứa tuổi khắp cả nƣớc và cả Việt kiều ở nƣớc ngoài đón nhận. Đây là một trong những tiền đề quan trọng tạo nên sự thành công của tờ báo. Qua bảng thống kê 2.3, chúng ta thấy đƣợc tít sử dụng từ ngữ toàn dân trên Báo Tuổi trẻ có số lƣợng lớn, 1656 tít trong tổng số 2135 tít báo, chiếm tỉ lệ 77,6%.

(54)Khởi động chương trình tiếp sức mùa thi (24.11.2019)

(55) Sự sẻ chia là một biểu tượng văn hóa cao đẹp (13.03.2019)

(56) Giá thịt lợn tăng cao (15.03.2020)

b. Tít sử dụng từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phƣơng (còn gọi là tiếng địa phƣơng) là một thuật ngữ của ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phƣơng cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một ngôn ngữ khác hay nói cách khác, đó là sự khác biệt về lời ăn tiếng nói của cƣ dân ở một khu vực (vùng) trên một lãnh thổ.

Từ ngữ địa phƣơng luôn mang đậm dấu ấn riêng. Nó phản ánh nếp sống và tính cách cƣ dân của từng vùng, miền. Vì thế, việc sử dụng chúng có tác dụng tạo nên sắc thái mới lạ và tăng thêm tính biểu cảm trong diễn đạt. Đọc những tít báo có sử dụng từ ngữ địa phƣơng đâu đó làm cho độc giả có cảm giác muốn tìm tòi, khám phá ý nghĩa của những lớp từ ngữ ấy.

(57) Coi trọng cái nghĩa tình (12.11.2019)

(58) Nén nhang ngày Tết (12.10.2019)

(59) Một đồng vốn, bốn đồng lời (06.12.2019)

(60) Xe ô tô lật bánh tại Ninh Thuận (07.04.2019)

Từ ngữ địa phƣơng đƣợc sử dụng hạn chế trong quá trình đặt tít trên Báo Tuổi trẻ (372/2135 tít báo, chiếm 17,4%). Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy tít báo sử dụng chủ yếu là từ ngữ địa phƣơng Nam Bộ. Nó đƣợc sử dụng đúng chỗ, làm cho sự kiện đƣợc phản ánh trở nên cụ thể, sinh động và tăng tính biểu cảm, gây ấn tƣợng cũng nhƣ sự chú ý cho độc giả. Vì vậy, việc sử dụng từ ngữ địa phƣơng trong quá trình đặt tít là cần thiết và hiệu quả để tạo nên dấu ấn xã hội một cách tích cực.

c. Tít sử dụng thuật ngữ, từ ngữ nghề nghiệp

Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thƣờng đƣợc những ngƣời cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Theo khảo sát, lớp từ ngữ này xuất hiện trong tít chiếm tỉ lệ 5,0%.

Báo chí thƣờng không sử dụng nhiều các từ ngữ chuyên ngành, nghề nghiệp, nhƣng trong một số trang về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, thị trƣờng... thì báo chí sử dụng khá nhiều những từ ngữ nghề nghiệp. Trên Báo Tuổi trẻ, ta có thể bắt gặp nhiều tít sử dụng thuật ngữ, từ ngữ nghề nghiệp nói về kinh tế nhƣ: chứng khoán, đầu tư, quảng cáo... về pháp luật nhƣ: luật, luật sư, thẩm vấn, giám định... về giáo dục nhƣ: giáo viên, học phí, đào tạo... về thể thao nhƣ: quần vợt, cầu thủ, huấn luyện viên... về chính trị xã hội nhƣ: chủ

nghĩa xã hội, dân chủ, văn minh, công nhân...

Trong tít báo, để diễn đạt thông tin về một ngành nghề nào đó, các nhà báo cũng có sử dụng từ nghề nghiệp, tuy nhiên tần suất xuất hiện rất thấp vì tít báo phải đảm bảo nguyên tắc cung cấp thông tin để độc giả dễ hiểu.

(62) Làng nghề làm chổi đót ở Quảng Ngãi (07.12.2019) Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và đối tƣợng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con ngƣời.

(63) Thị trường chứng khoán biến động (14.11.2019)

(64) "NGẮT CẦU DAO"

Sàn chứng khoán, được không? (20.05.2020)

(65) Biệt đội áo trắng thầm lặng chống dịch (05.03.2020)

2.2.2. Tít xét về phương diện cấu trúc

Tít báo có hấp dẫn hay không phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó việc lựa chọn ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp là điều rất quan trọng sẽ quyết định giọng điệu, phong cách thể hiện của mỗi tác giả. Cấu trúc tít có 3 loại nhƣ trong bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.4 Bảng thống kê cấu trúc tít trên Báo Tuổi trẻ Cấu trúc Số lƣợng Tỉ lệ (%) Câu 283 13,2 Ngữ 1814 85,0 Ngữ cố định 38 1,8 Tổng 2135 100 2.2.2.1. Tít có cấu trúc một câu

Trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã định nghĩa về câu nhƣ sau: “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng hơn dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo, nó có nghĩa hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tổ chức độc lập” [12;102]. Đây đƣợc coi là cách đặt tít khá đơn giản. Thƣờng thì ngƣời đặt tít cứ tóm tắt nội dung bài và viết thành một câu theo 2 loại: câu đơn hoặc câu ghép. Theo quá trình khảo sát thì tít báo có cấu trúc là một câu chiếm tỉ lệ 13,2% và cụ thể theo bảng sau:

Bảng 2.5 Bảng thống kê tít có cấu trúc dạng câu trên Báo Tuổi trẻ

Loại Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Câu đơn 236 11,1

Câu ghép 47 2,1

Tổng 283 13,2

Câu đơn có kết cấu chủ - vị, là loại câu cơ sở, thƣờng phổ biến trong hoạt động giao tiếp và chữ viết hàng ngày. Do có kết cấu đơn giản nên câu đơn đƣợc sử dụng nhiều cho các tít báo dƣới các dạng nhƣ câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu mệnh lệnh. Trong khi đó, câu ghép lại phức tạp hơn nhiều. Câu ghép thƣờng biểu hiện nhận thức nhiều mặt của các hiện

tƣợng khách quan và biểu đạt tính phức tạp bên trong của các hiện tƣợng khách quan đó thông qua biện pháp tƣ duy phức tạp. Câu ghép có cấu trúc từ hai cụm chủ - vị trở lên và có các thành tố phụ đi kèm nhƣ định ngữ, bổ ngữ nên có khả năng chứa đựng thông tin lớn. Do tính phức tạp của nó nên việc sử dụng câu ghép không phải dễ dàng, mặt khác cũng do yêu cầu tít báo phải ngắn gọn nên đây là loại đƣợc sử dụng ít.

(66) Tình người được nhân rộng (22.04.2019)

(67) Truyền hình số vệ tinh ngày càng được ưa chuộng (08.12.2019)

(68) Ông Trương Duy Nhất lãnh 10 năm tù (10.03.2020)

(69) TP.HCM hỗ trợ đồng bào vùng lũ Sơn La (10.08.2019)

(70) Châu Âu bình thản, châu Á cứng rắn (11.03.2020)

(71) Nụ cười Anh, nỗi buồn Pháp (14.09.2019)

2.2.2.2. Tít có cấu trúc một ngữ

Ngữ là đơn vị ngữ pháp ở bậc trung gian giữa từ và câu. Hay ngữ là một cụm từ chính phụ có thành tố chính (một từ hoặc vài ba từ) cho sẵn và thành tố phụ thay đổi theo một khuôn ngữ pháp cố định. Căn cứ vào từ loại của thành tố chính tạo nên ngữ thì ngữ bao gồm: ngữ tính từ, ngữ danh từ, ngữ động từ. Trong khi tiến hành khảo sát thì tít báo có cấu trúc là một ngữ chiếm tỉ lệ 85,0% cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.6 Bảng thống kê tít có cấu trúc một ngữ trên báo Tuổi trẻ

a. Tít có cấu trúc là ngữ danh từ

Ngữ danh từ là một ngữ có danh từ làm chính tố (thành tố trung tâm). Chính tố của ngữ danh có thể là danh từ đơn thể, danh từ tổng thể, danh từ trừu tƣợng hay danh từ vị trí. Ngữ danh có chức năng định danh, do vậy rất phù hợp với kiểu tít báo nêu vấn đề, gọi tên sự vật, hiện tƣợng; loại tít này xuất hiện trên Báo Tuổi trẻ có 1175/2135 tít báo, chiếm 55,0%.

(72) Thành phố đẹp cho tương lai (25.1012019)

(73) Vị mặn của con chữ (03.12.2019)

(74) Giáng sinh lấp lánh cùng trang sức (19.12.2019)

b. Tít có cấu trúc là ngữ động từ

Ngữ động từ là ngữ có động từ làm chính tố, đi kèm với nó là các phụ tố. Cấu trúc này có khả năng nhấn mạnh hành động, quá trình của sự kiện, hiện tƣợng nhờ vào động từ đƣợc đặt ở đầu câu. Ở cấu trúc này, chủ ngữ bị lƣợc đi, chỉ còn vị ngữ. Độc giả chỉ biết đƣợc chủ thể khi đã đọc xong bài báo. Đây là loại tít đƣợc sử dụng ít hơn so với tít dạng ngữ danh từ, chỉ 587/2135 tít báo, chiếm 27,4%.

(75) Gánh nặng nghĩa tình (22.12.2019)

(76) Rủ nhau làm Web (15.11.2019)

(77) Gieo ước mơ trên đồng ruộng (04.12.2019)

Loại Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Ngữ danh từ 1175 55,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)