7. Bố cục luận văn
2.1.4. Tắt tố trong tít
Để giảm tối đa độ dài trong VBBC, tác giả đã sử dụng những kí hiệu để biểu thị thông tin thông qua biện pháp "viết tắt" hay "chữ tắt". Về vấn đề này, tác giả Dƣơng Văn Quảng cho rằng "Chữ tắt được coi là một ứng xử văn hóa rất văn minh của loài người đối với loài người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người mà gia tiếp, về bản chất, là sự trao đổi thông tin" [30;38]. Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu hiện tƣợng này, thƣờng đƣợc gọi là "tắt tố".
Hiện nay, các sự vật, hiện tƣợng mới, khái niệm mới xuất hiện ngày càng nhiều và cần có tên gọi trong khi khả năng tạo ra những tên gọi ngắn gọn của ngôn ngữ ngày càng giảm sút. Mặt khác, theo Vũ Quang Hào "nhu cầu thông tin của con người ngày một tăng nhưng thời gian cần cho con người nắm bắt và hưởng thụ thông tin thì ngày một hiếm, giá cả thông tin ngày một tăng cao do chi phí tìm kiếm, xử lý, bảo quản, truyền đạt thông tin ngày một tốn kém"
[13;147]. Trong điều kiện đó, tác giả cho rằng ngôn ngữ, với tƣ cách là một phƣơng tiện truyền tải thông tin, đặc biệt NNTB để tự hoàn thiện mình buộc phải tìm cách tối ƣu hóa ngôn ngữ theo hƣớng tiết kiệm sao cho với khối lƣợng kí hiệu tối thiểu, có thể nhận hoặc truyền một lƣợng thông tin tối đa, để đạt hiệu quả trong quá trình giao tiếp với thời gian tối thiểu nhất. Theo các
nhà nghiên cứu và quá trình khảo sát chúng tôi nhận ra rằng phƣơng thức tắt của tít trên Báo Tuổi trẻ, đƣợc thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Bảng 2.1 Bảng thống kê phạm trù sử dụng tắt tố trong tít trên Báo Tuổi trẻ
STT Phạm trù Số lƣợng Tỉ lệ (%)
1 Địa danh nổi tiếng 623 29,2
2 Nghề nghiệp, địa vị, chức danh 138 6,5
3 Tên tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội 98 4,6
4 Tên các hiện tƣợng và khái niệm cơ bản, phổ biến 45 2,1
Tổng 904 42,4
- Địa danh nổi tiếng: VN (Việt Nam), HN (Hà Nội), HCM (Hồ Chí Minh),...
(16) 3.000 khối nước ngọt từ TP. HCM về với dân miền Tây (06.04.2020)
(17) Đội tuyển VN tích cực chuẩn bị cho trận gặp Myanmar (03.02.2020)
(18) ĐBSCL rất gần TP. HCM, nếu...! (16.01.2020)
- Nghề nghiệp, địa vị, chức danh: CA (công an), SV (sinh viên), GS (giáo sƣ), TS (tiến sĩ), NSƢT (nghệ sĩ ƣu tú),...
(19) Chào mừng những chiến dịch SV tình nguyện (12.11.2019)
(20) Tuyên dương GS, TS có đóng góp tích cực năm 2019 (16.04.2019) - Tên tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: TAND (tòa án nhân dân), UBND (ủy ban nhân dân), THPT (trung học phổ thông),...
(19) Năm 2020, kì thi THPT có nhiều thử thách (14.03.2020) - Tên các hiện tƣợng và khái niệm cơ bản, phổ biến: XHCN (xã hội chủ nghĩa), KHKT (khoa học kĩ thuật), KHHGĐ (kế hoạch hóa gia đình), CNH - HĐH (công nghiệp hóa - hiện đại hóa),...
(20) Ngành KHKT ngày càng phát triển (22.03.2019)
huy đƣợc tính tích cực của nó trong báo chí. Bằng phƣơng thức này, với những kí hiệu ngắn gọn, tiết kiệm có thể chuyển tải một lƣợng thông tin lớn hơn và nhanh gọn hơn, đáp ứng nhu cầu của một nhịp sống xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng quy luật thì gia tăng đƣợc tính tiết kiệm của NNBC; nếu không thì ngƣợc lại sẽ làm cho truyền thông không đạt hiệu quả.
Đối với một số khó khăn do tắt tố gây ra, Vũ Quang Hào đã đƣa ra một số giải pháp:
- Thứ nhất, chỉ nên đăng tải những tắt tố có tần số xuất hiện cao và tƣơng đối quen thuộc với số đông: UBND (ủy ban nhân dân), HTX (hợp tác xã), QĐND (quân đội nhân dân),...
- Thứ hai, đối với những tắt tố là tên các tổ chức kinh tế, xã hội (cơ quan, công ty) nếu chƣa thuộc loại nổi tiếng và những tắt tố tiếng Anh ít quen thuộc thì cần in kèm tên đầy đủ ít nhất là lần xuất hiện đầu tiên trên bài báo.
- Thứ ba, không dùng tắt tố của riêng cá nhân hay tổ chức nào; cũng nhƣ dùng tắt tố vốn chỉ quen dùng trong các văn bản chuyên môn hẹp (nhƣ giáo trình, bản vẽ...).
- Thứ tƣ, không nên dùng quá nhiều tắt tố trong cùng một VBBC, dễ gây rối mắt và làm loãng thông tin. Chính vì thế, các nhà báo nên sử dụng tắt tố một cách hợp lý trong quá trình tạo dựng tác phẩm.
- Thứ năm, không nên dùng tắt tố ở tít ngoại trừ các tắt tố là tên tổ chức kinh tế xã hội đã quá quen thuộc với số đông độc giả và không trùng lặp với tắt tố khác.
- Cuối cùng, tác giả gợi ý chỉ nên dùng một số tắt tố khi chúng đi kèm với một tên riêng: UBND huyện Nghĩa Hành, HĐND tỉnh Quảng Ngãi, T.S Nguyễn Văn A, TP. Đà Nẵng,...
Ngoài các phƣơng thức đã nêu trên, nhằm mục đích rút gọn cho các tít báo; các dấu câu, con số và ký hiệu trên Báo Tuổi trẻ cũng đƣợc các nhà báo
khai thác triệt để.
Các dấu câu cũng tỏ ra đắc dụng trong việc đảm bảo tính ngắn gọn cho tít báo. Cụ thể nhƣ sau:
- Dấu phẩy (,) đƣợc dùng với ba mục đích: + Thay cho từ và
+ Ngăn cách giữ thông tin chính với xuất xứ của thông tin + Thay cho phần giải nghĩa của chủ ngữ
Ví dụ Xuất xứ tƣ liệu
(21) Học sinh Singapore, Thái Lan vẫn đi học trong mùa dịch 15.02.2020
(22) Theo các chuyên gia kinh tế, 2020 là năm biến động và
nhiều khó khăn
04.03.2020
(23) Covid-19, bệnh dịch hay đại dịch 01.03.2020
- Dấu hai chấm (:)
+ Thay cho xuất xứ thông tin
+ Thay cho dấu hiệu giữa một câu hỏi và câu trả lời
Ví dụ Xuất xứ tƣ liệu
(24) Châu Âu: người già bị virus corona đe dọa 19.04.2020
(25) Cầu bộ hành: vẫn cần xây thêm 07.03.2020
(26) Nông dân nuôi gà: Trắng tay mà còn… trả lãi!? 22.03.2019 (22.03.2019)
(27) Giá vàng chênh “khủng”: hơn 4 triệu đồng/ lượng 17.03.2020 (17.03.2020)
- Các ký hiệu thay cho từ + Các đơn vị tiền tệ
+ Tỉ lệ
Ví dụ minh họa Xuất xứ tƣ liệu
(28) Hơn 93% doanh nghiệp được gia hạn thuế 22.04.2020
(29) Nga - Saudi Arabia nhấn giá dầu còn 20$/thùng? 11.03.2020