Tít thể hiện quan hệ với Sa-pô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 93 - 95)

7. Bố cục luận văn

3.4.1. Tít thể hiện quan hệ với Sa-pô

Sa-pô (Chapeau) là thuật ngữ nghề nghiệp của báo chí. Nó là từ mƣợn trong tiếng Pháp, dựa trên nghĩa gốc là chiếc mũ. Nó là đoạn văn mở đầu hay nội dung tóm tắt của bài báo, là phần đứng giữa tít và phần còn lại của văn bản. Nó đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau nhƣ: hoàn thiện tít, nêu chủ đề bài báo, tóm tắt thông tin chủ yếu, giải thích hoàn cảnh bài báo, tạo sự liền mạch chủ đề nếu bài báo có nhiều kỳ, thông báo bố cục,... Sa-pô có nhiều dấu hiệu hình thức để phân biệt với phần còn lại của văn bản: kiểu chữ đậm, nghiêng, cỡ chữ to hay nhỏ, đƣợc đóng khung hoặc trang trí khác biệt… Sa- pô là một yếu tố thu hút sự chú ý của độc giả.

Trong báo in, Sa-pô là kỹ thuật làm cho độc giả thấy đƣợc ý chính, điểm quan trọng của một bài báo dài. Còn trong báo điện tử, Sa-pô càng quan trọng hơn vì thói quen của độc giả trên máy tính, họ đọc lƣớt qua các tít và phần tóm tắt để xác định thông tin quan trọng và cần thiết. Sa-pô đƣợc coi là sự thuyết phục để độc giả chú ý tới bài viết hơn.

Khi viết Sa-pô, tác giả phải đáp ứng đƣợc hai yếu tố: súc tích và đầy đủ. Đạt đƣợc sự cân đối giữa súc tích và đầy đủ là một thách thức của ngƣời viết, và có thể của cả ban biên tập và nhà xuất bản.

Qua khảo sát 2135 tít bài trên Báo Tuổi trẻ, chỉ có 855 bài có phần Sa-pô (tóm tắt). Tất cả các Sa-pô đều trình bày theo kiểu tóm tắt, tức là tác giả nêu cô đọng nội dung bài báo. Trong 855 bài viết ấy, tít và Sa-pô luôn có mối quan hệ nhất định. Ví dụ:

(194) HLV Park Hang Seo được giám sát y tế chặt chẽ (25.02.2020)

Ngày 24-2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết HLV Park Hang Seo không có mặt tại vùng dịch COVID-19 của Hàn Quốc suốt 15 ngày qua. Dù vậy sau

khi ông nhập cảnh vào Việt Nam, ông Park và vợ sẽ chịu sự giám sát y tế chặt chẽ của ngành y tế Hà Nội.

Trước đó, đêm 23-2 HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo và vợ ...

Trong ví dụ này, Sa-pô đã giải thích đầy đủ và rõ ràng hơn cho chủ đề đƣợc nêu ra ở tít. Đó chính là chức năng hoàn thiện tít và nêu chủ đề bài báo của Sa-pô mà chúng tôi đã nói ở trên. Có thể thấy, nếu chỉ đọc tít có lẽ nhiều ngƣời không hiểu vì sao ông Park Hang Seo bị giám sát y tế chặt chẽ. Trong trƣờng hợp này, chỉ cần đọc qua Sa-pô là độc giả hiểu ngay ý nghĩa của tít và nội dung chính mà bài báo đề cập tới, từ đó độc giả có thể quyết định đọc hay không đọc bài báo.

(195) Hồi hộp với du lịch hè (17.05.2020)

Nhiều tour, tuyến mới và hấp dẫn của mùa du lịch hè với giá giảm sâu đã được nhiều công ty du lịch bắt đầu tung ra thị trường trong tâm trang hồi hộp. Bởi năm học này dự kiến sẽ kiến thúc trễ hơn do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Không chỉ thời gian du lịch hè bị kéo giảm còn 3-4 tuần thay cho ba tháng, mà thói quen du lịch của người dân cũng thay đổi, đặc biệt là đề cao yếu tố an toàn hậu mùa dịch...

Ở ví dụ này, Sa-pô có vai trò khái quát đƣợc nội dung của bài báo đồng thời giải thích rõ hơn về nội dung tít báo. Nếu đơn thuần đọc tít báo độc giả sẽ không hiểu đƣợc vì sao du lịch hè lại hồi hộp, trái ngƣợc với ý nghĩa của nó. Nhƣng lƣớt qua phần Sa-pô độc giả sẽ hiểu đƣợc bởi mùa ảnh hƣởng của dịch Covid-19 nên thời gian kết thúc năm học muộn hơn so với những năm khác. Chính vì thế, nhiều công ty du lịch tỏ ra thái độ lo lắng và hồi hộp trong mùa hè này. Và một đặc tính là các độc giả xuất phát từ những ngành nghề khác nhau nên chắc chắn sẽ có chung một điều là bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian rảnh. Họ có lẽ chỉ đọc qua bài báo một cách nhanh chóng,

thậm chí lƣớt qua tít và tóm tắt chứ ít khi có thì giờ nghiền ngẫm từng chi tiết trong bài báo (trừ khi đó là vấn đề đặc biệt quan trọng).

Nhìn chung, giữa tít báo với Sa-pô có những mối quan hệ gắn bó với nhau. Thậm chí, hoàn toàn có thể coi Sa-pô là một văn bản con trong một VBBC. Nhƣng nhƣ thế không có nghĩa Sa-pô đã nói hết nội dung bài báo mà chỉ khêu gợi, kích thích tò mò của độc giả, tạo nên sự chờ đợi của độc giả. Nếu tít góp phần làm độc giả quyết định xem có nên đọc tin đó hay không thì khi đọc Sa-pô, độc giả quyết định có đọc hết tin đó không. Cho nên, những gì mới nhất, lý thú nhất, là hạt nhân quan trọng của tin thì đƣa lên Sa-pô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)