Tít sử dụng biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 89 - 92)

7. Bố cục luận văn

3.3.3.Tít sử dụng biện pháp tu từ

3.3.3.1. Tít sử dụng biện pháp so sánh

Các tít báo đƣợc tạo ra bằng cách sử dụng biện pháp so sánh, qua đó làm mới nội dung mình muốn nói, tạo tính độc đáo cũng nhƣ thể hiện giá trị biểu cảm cho tít báo và cả bài báo.

(180) Quan liêu, thủ tục… như lục bình trôi (09.01.2019)

(181) Yếu như...voi (11.04.2019)

Bằng cách so sánh nhƣ trên, sự bí ẩn của tít càng tăng thêm gấp bội. Thông tin mới đƣa ra có vẻ phi lí vì thông thƣờng ngƣời ta thƣờng nói “yếu như sên” nhƣng ở đây lại là “voi”. Đối tƣợng luôn gợi trong suy nghĩ mọi ngƣời về sự cao to, mạnh khỏe. Nhƣng bài báo này nói về những chú voi phục vụ khách du lịch ở Đăk Lăk, chở khách đi cả ngày nhƣng không ai biết chúng lại là những con voi thiếu đói và cô độc.

3.3.3.2. Tít sử dụng biện pháp nhân hóa

Biện pháp nhân hóa đƣợc sử dụng hầu nhƣ rộng rãi trong tít báo vì nó dễ gây hứng thú cho độc giả, bởi những sự vật, hiện tƣợng đƣợc nhân hóa trở nên có hồn và cảm xúc nhƣ chính con ngƣời vậy.

(182) Bàn chân đẩy lùi số phận (30.09.2019)

(183) Tiếng kêu từ … dự án (21.02.2019)

Ở tít báo (182), nghe có vẻ vô lý nhƣng qua hình ảnh so sánh tác giả đã khơi gợi đƣợc sự tò mò của độc giả khi tiếp cận tít báo này. Quả đúng nhƣ thế, đọc bài báo độc giả sẽ thấy đƣợc sự kì diệu từ đôi bàn chân của nhân vật Trí. Tuy số phận bất hạnh bị cụt hai tay nhƣng với tinh thần vƣợt lên số phận,

Trí luôn lạc quan và dùng hai chân của mình thay cho đôi tay trong những công việc sinh hoạt hằng ngày. Hay tít báo (183) tác giả đã nhân hóa những dự án phát ra đƣợc âm thanh, đấy chính là âm thanh của ngƣời dân khi những dự án này liên tục bị trì hoãn và chậm tiến độ.

3.3.3.3. Tít sử dụng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao

(184) “Tiền mất tật mang” (22.06.2019)

Bài viết về một số bệnh nhân đến các bệnh viện để chữa bệnh nhƣng bệnh không khỏi vì bị biến chứng do bệnh viện gây ra. Nhƣ vậy vừa mất tiền lại vừa không khỏi bệnh.

(185) Uống nước nhớ kẻ trồng cây (13.11.2019)

Ở tít báo này, tác giả đã sử dụng kiểu đặt tít theo cấu trúc câu tục ngữ

"Uống nước nhớ nguồn", nhƣng tác giả đã chỉnh sửa để phù hợp với nội dung cũng nhƣ đặc sắc nghệ thuật của tít. Nếu đọc thoáng qua nghe có vẻ ngờ ngợ và níu chân độc giả tiếp cận, khám phá tác phẩm vì sao lại "uống nước nhớ kẻ trồng cây"? Quả thật, bài báo đề cập đến vấn đề sự vất vả và thành quả của những ngƣời trồng dừa ở Bến Tre.

(186) Cạnh tranh không lành mạnh và chuyện “cá lớn nuốt cá bé” (08.04.2019)

3.3.3.4. Tít dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh; tên ca khúc nổi tiếng hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn

Đây là những tít báo đƣợc đặt theo tên của một tác phẩm văn học, điện ảnh, ca nhạc hay theo ý thơ văn, danh ngôn nào đó. Tít loại này mang đặc điểm sống động, gợi mở và gây hứng thú cho độc giả.

(187) “Người nhện” (15.04.2019)

Tít báo lấy tên của một bộ phim Mỹ để đặt cho bài viết về những ngƣời làm công việc treo mình trên các cao ốc để tu sửa.

Bài viết về cái nắng gắt gao đầu mùa ở Hà Nội và nỗi khổ của sinh viên khi phải chịu cái nóng gần 40 độ. Tít báo dựa theo tên ca khúc “Em ơi Hà Nội phố”. Chính vì thế mà tít báo này hấp dẫn độc giả.

(189) “Sống trong đá chết nằm trong đá” (03.01.2019) Bài viết về cuộc sống của ngƣời H‟Mông ở Đồng Văn (Hà Giang), một mảnh đất với 70% diện tích tự nhiên là núi đá, 30% còn lại là núi trộn đá. Vì vậy cuộc sống của ngƣời dân nơi đây hoàn toàn gắn liền với đá. Tít báo lấy theo lời một đoạn bài hát của ngƣời dân nơi đây, nhƣng tít báo cũng khiến độc giả liên tƣởng đến câu thơ của Tố Hữu “Sống trong cát chết nằm trong cát”.

3.3.3.5. Tít sử dụng cấu trúc tỉnh lược

Những tít báo đƣợc xây dựng bằng cách lƣợt bỏ bớt thành phần chính của câu, đƣợc sử dụng nhiều trong trƣờng hợp ngƣời viết muốn tạo sự nghi vấn, không rõ ràng, tác động đến suy nghĩ độc giả.

Tít báo có thể lƣợc bỏ thành phần chủ ngữ, vị ngữ hay cả chủ ngữ và vị ngữ. Trong trƣờng hợp này, thông tin mới của tít báo nằm cả ở phần thể hiện và phần tỉnh lƣợc. Chính vì thế, độc giả cần phải đi sâu vào tìm hiểu phần nội dung thông tin mới đã bị tỉnh lƣợc ở tít báo.

(190) Hãy cười nhiều lên! (30.09.2019)

Tít báo đã lƣợc bỏ đi phần chủ ngữ, chỉ còn lại phần vị ngữ “hãy cười nhiều lên” và độc giả phải đi tìm ai là ngƣời “hãy cười nhiều lên”? Vì sao phải cƣời nhiều nhƣ thế? Những câu trả lời chính là những thông tin đã bị tỉnh lƣợc.

(191) Sẽ lắng nghe nhiều hơn (17.11.2019)

Cũng nhƣ ví dụ trên, độc giả cần đi tìm thông tin chủ ngữ đã bị tỉnh lƣợc. Ai là ngƣời “sẽ bảo vệ quyền lợi của ngư dân” và bảo vệ nhƣ thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3.6. Tít sử dụng cấu trúc lặp

phía sau thƣờng chứa thông tin quan trọng và bất ngờ hơn. Những tít báo có dạng này thƣờng có sự đối chiếu với nhau qua cách sắp xếp, lựa chọn cấu trúc lặp có vần điệu. Từ đó, hấp dẫn độc giả, ít tạo cảm giác nhàm chán và hạn chế sử dụng việc lặp nguyên dạng.

(192) Càng cạnh tranh, dân càng được lợi (11.10.2019)

(193) Không thể tay này cầm triện, tay kia cầm tiền (09.10.2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 89 - 92)