7. Bố cục luận văn
2.3. Một số mô hình tít trên Báo Tuổi trẻ
Nhìn chung, nhiều tác giả đều thống nhất cho rằng giữa tít báo và nội dung bài báo có mối quan hệ mật thiết với nhau cả về mặt hình thức lẫn mặt ngữ nghĩa. Ở luận văn này, chúng tôi khái quát một số mô hình để thấy rõ sự
chi phối của tít đối với phần còn lại của bài báo. Qua các mô hình, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ giữa tít và nội dung bài báo, từ quá trình sàng lọc thông tin hạt nhân để đặt tít đến quá trình triển khai các thông tin vệ tinh theo các cấu trúc khác nhau nhằm thể hiện sự đa dạng trong quá trình tiếp cận, triển khai vấn đề của nhà báo. Qua các mô hình, chúng ta sẽ nhận thấy đƣợc các tác phẩm báo chí sẽ đƣợc xây dựng theo nhiều mô hình khác nhau. Đồng thời, thấy đƣợc sự chi phối của tít đối với các phần còn lại của bài báo về mặt hình thức. Cụ thể nhƣ sau:
- Thông tin hạt nhân: là những thông tin mang tính thời sự.
- Thông tin vệ tinh: là những thông tin vệ tinh đƣợc triển khai ở thân bài báo.
- Tít báo: tiêu đề/tên của bài báo.
- Sa-pô: có hoặc không có phần tóm tắt nội dung bài báo.
Mô hình 2.2 Thông tin vệ tinh đƣợc phân bố theo kiểu cấu trúc song song
(117) Người thầy 12 năm "mềm hóa" môn lý luận chính trị (03.02.2020)
Tít báo Người thầy 12 năm "mềm hóa" môn lý luận chính trị
Sa-pô Bằng cách "mềm hóa" các môn lý luận chính trị về chủ nghĩa
Thôn g tin h ạt nh â n Tít báo ± Sa-pô
Song song Song song
Thông tin vệ tinh Song song
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng gần gũi với cuộc sống, gắn với đời thường, các tiết học của thầy giáo trẻ Trần Bách Hiếu luôn thu hút sinh viên. TS Trần Bách Hiếu (35 tuổi, phó trưởng bộ môn chính trị học, khoa khoa học chính trị Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội) là một trong 75 giáo viên nhận giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" lần thứ nhất của Trung ương Đoàn. Suốt 12 năm qua, thầy giáo trẻ luôn gây bất ngờ cho sinh viên với những bài giảng chính trị lý thú.
Nội dung
(1)Khô khan chỉ khi người dạy khô khan. Thầy giáo trẻ "bật mí" mỗi tiết dạy luôn được "mềm hóa", biến tri thức chính trị, lý luận tư tưởng chừng khô khan trở nên gần gũi với cuộc sống, đúng với tinh thần của người trẻ...
(2) Dạy chính trị theo ... "trend". Nhớ lại thế hệ 8X, 9X đời đầu, thầy Trần Bách Hiếu cho rằng khó nhất là thế hệ trẻ ngày nay chỉ đọc qua thế giới mạng, bị ảnh hưởng bởi các câu chuyện của đời sống, của Internet hay biến đổi thông tin... Tôi luôn lồng ghép câu chuyện thời sự, thực tiễn, thậm chí là theo... "trend" người trẻ để lồng ghép vào tri thức của các môn học chính trị.
(3) Phải hiểu thanh niên, sinh viên. Nhắc lại câu nói của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại ĐH Đoàn toàn quốc lần thứ XI: Tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xã rời chính trị, TS Trần Bách Hiếu cho rằng đây là câu chuyện xuất hiện ở nhiều nơi, mới đây là câu chuyện trên mạng xã hội với một bộ phận thanh niên, sinh viên thờ ơ, không có lý tưởng mục tiêu sống rõ ràng. Theo TS Hiếu, quan trọng là các cấp bộ Đoàn, đảng viên trẻ phải gương mẫu, có nhiều hoạt động thiết thực, gần gũi, hiểu thnah niên, sinh viên và có hình thức giáo dục với các đối tượng khác nhau.
Mô hình 2.3 Thông tin vệ tinh đƣợc phân bố theo kiểu cấu trúc quy nạp
(118) Tâm thư: "Chúng tôi cũng là con người" (27.02.2020)
Tít báo Tâm thư: "Chúng tôi cũng là con người"
Sa-pô
Bức thư ngỏ này của hai ý tá Yingchung Zeng ở Bệnh viên Y Quảng Châu và Yan Zhen ở Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Dật Tiên (Trung Quốc), đăng trên tạp chí y học Lancet ngày 24-2. Hai y tá mô tả tình trạng kiệt quệ về tinh thần và sức lực, cũng như thiếu thốn nghiêm trọng về vật tư trước dịch COVID-19. Cả Zeng và Zhen đều là những y tá người Quảng Châu, nằm trong số ít nhất 14.000 nhân viên y tế trên toàn Trung Quốc được điều về Vũ Hán để hỗ trợ chống dịch, theo báo Guardian (Anh).
Nội dung
Dù đã huy động nhân viên y tế đông đảo, trong thư, hai y tá này viết: "Chúng tôi cần thêm sự giúp đỡ. Chúng tôi đang kêu gọi thêm y tá và nhân viên y tế từ các nước trên thế giới đến Trung Quốc ngay lúc này, nhằm giúp đỡ chúng tôi trong cuộc chiến này".
Thông ti n h ạt nhâ n Tít báo ± Sa-pô ... ... Quy nạp
Tính đến ngày 26-2, dịch COVID-19 đã khiến 2.769 người chết trong tổng số 81.176 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu. Có 30.006 ca khỏi bệnh. Riêng Trung Quốc đã có 78.064 ca nhiễm và 2.715 ca tử vong. Trong khi đó, tổng số ca xuất viện là 29.745 ca. Hôm đầu tuần, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc nói đã có hơn 3.200 nhân viên y tế nhiễm COVID-19, trong đó riêng tỉnh Hồ Bắc chiếm 90%.
...
"Dù là y tá chuyên nghiệp, chúng tôi cũng là con người. Như bất kỳ ai khác, chúng tôi cảm thấy đơn độc, hoang mang và sợ hãi. Các y tá giàu kinh nghiệm đôi lúc dành thời gian an ủi đồng nghiệp và cố gắng giải tỏa nỗi lo trong chúng tôi. Nhưng kể cả y tá kinh nghiệm cũng có thể khóc, cõ lẽ vì họ không biết mất bao lâu nữa để tiếp tục ở lại đây, và chúng tôi lại là nhóm co nguy cơ cao bị nhiễm COVID-19, bức thư viết".
Mô hình 2.4 Thông tin vệ tinh đƣợc phân bố theo kiểu cấu trúc diễn dịch
Thôn g tin h ạt nh â n Tít báo ± Sa-pô Diễn dịch ... ...
(119)Công an Bình Thuận điều chuyển hàng loạt lãnh đạo phòng (15.05.2020)
Tít báo Công an Bình Thuận điều chuyển hàng loạt lãnh đạo phòng
Nội dung
Ngày 14-5, Công an tỉnh Bình Thuận công bố các quyết định của Bộ Công an về việc điều động, bổ nhiệm, luân chuyển hàng loạt chức danh trưởng phòng nghiệp vụ và địa phương. Đây là đợt luân chuyển cán bộ quy mô lớn nhất trong năm tại Công an tỉnh Bình Thuận, có tới 13 vị trí lãnh đạo được luân chuyển, bổ nhiệm.
Đại tá Trần Văn Toản - giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận - cho biết việc bố trí cán bộ đã tuân thủ đúng quy trình, đồng thời trên cơ sở lựa chọn và sàng lọc kỹ lưỡng nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành mọi mặt công tác của Công an tỉnh.
Mô hình 2.5 Thông tin vệ tinh đƣợc phân bố theo kiểu cấu trúc viên kim cƣơng
Thôn g tin h ạt nh â n Tít báo
± Sa-pô ... Viên kim
cƣơng ...
(120) XÂY NHÀ Ở, TRƯỜNG HỌC TRONG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT (09.03.2020)
Tít báo XÂY NHÀ Ở, TRƯỜNG HỌC TRONG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT
Nội dung
Bộ Kế hoạch – đầu tư vừa có văn bản cho ý kiến về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đề xuất điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất mới đây, tỉnh Quảng Ngãi đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển khu vực nhà ở, công trình giáo dục, thể thao văn hóa đáp ứng nhu cầu của người lao động làm việc trong Khu kinh tế Dung Quất.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch – đầu tư cho rằng tỉnh Quảng Ngãi cần làm rõ tổng diện tích đất cần chuyển đổi mục đích sử dụng khi điều chỉnh quy hoạch, đặt biệt là việc chuyển đổi đất lúa, đất rừng sang đất phát triển đô thị, khu công nghiệp.
Tiểu kết Chƣơng 2
Ở chƣơng 2, trên cơ sở nguồn ngữ liệu đã khảo sát, luận văn tập trung phân tích đặc điểm hình thức của tít trên Báo Tuổi trẻ dựa trên khía cạnh kỹ thuật trình bày; kết cấu của tít và khái quát một số mô hình tít tiêu biểu.
Mỗi tít báo sẽ có sức hấp dẫn riêng, dấu ấn riêng, khả năng thể hiện ý nghĩa riêng. Quá trình lựa chọn ngôn ngữ để thể hiện tít báo cũng chính là quá trình nhà báo đƣa tiếng Việt vào sự vận động, phát triển, tạo ra những từ ngữ mới lạ, hấp dẫn góp phần làm giàu thêm vốn từ của tiếng Việt. Đời sống báo chí ngày càng phát triển sôi động cùng với sự phát triển của xã hội. Để phản ánh thông tin một cách nhanh, chính xác và hiệu quả thì ngôn ngữ nói chung và NNBC nói riêng cũng phải vận động, phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu trên. Hình thức làm nổi bật thông tin mới, thông tin ngay trong tít báo mà độc giả
chƣa biết bằng ngôn ngữ tít, sẽ đóng một phần không nhỏ trong việc quyết định có nên mua cả tờ báo hay không? Vì vậy việc sáng tạo về hình thức trên các tít báo nhƣ thế nào cho hay, cho lôi cuốn đang là vấn đề hấp dẫn, đòi hỏi sự thi đua sáng tạo, học hỏi giữa các nhà báo.
Ngoài ra, chúng tôi cũng mô phỏng một số mô hình thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa tít với các phần còn lại của VBBC về mặt hình thức. Từ đó, thấy đƣợc cách dàn xếp thông tin trong VBBC dựa trên thông tin cơ bản đƣợc thể hiện ở tít báo. Qua đó, nhận thấy đƣợc sự đa dạng, phong phú trong cách thể hiện thông tin của VBBC.
Chƣơng 3
BIỂU HIỆN NGỮ NGHĨA CỦA TÍT TRÊN BÁO TUỔI TRẺ
Ngữ nghĩa là một vấn đề quan trọng của ngôn ngữ học. Tuy vậy, nghĩa không phải là một phạm trù riêng biệt của khoa học ngôn ngữ mà là nơi gặp nhau của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau nhƣ: ngôn ngữ học, xã hội học, dân tộc học, triết học… Chính vì thế, ngành ngữ nghĩa học ra đời và nghiên cứu về nghĩa nói chung, trong đó có nghĩa của ngôn ngữ.
Luận văn này, chúng tôi nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của tít trên Báo Tuổi trẻ, xem xét ngữ nghĩa của bản thân tít và ngữ nghĩa của tít trong quan hệ với nội dung bài báo. Tít trên Báo Tuổi trẻ rất phong phú với nhiều cấu trúc và cách thức diễn đạt khác nhau, chắc chắn sẽ tạo nên sự đa dạng trong đặc điểm ngữ nghĩa của các tít bài. Tít thƣờng thể hiện những quan hệ nhất định với bộ phận nội dung của văn bản, có tác dụng định hƣớng cho độc giả, giúp độc giả thông qua tít có thể nắm bắt đƣợc nội dung quan trọng nhất của văn bản. Vì vậy, có thể nói, tít của một văn bản nói chung, tít của một VBBC nói riêng, dù xét ở góc độ nào thì cũng là một thành tố độc lập với nội dung văn bản hay xét trong mối quan hệ với các phần còn lại của văn bản thì nó vẫn luôn là yếu tố quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất để thu hút, hấp dẫn độc giả.
Ở chƣơng này, chúng tôi tiến hành phân loại tít về mặt nghĩa để thấy đƣợc sự đa dạng của tít trong cách thể hiện. Đồng thời, chúng tôi cũng làm rõ những phƣơng thức tạo nghĩa trong tít của các nhà báo, từ đó thấy đƣợc sự sáng tạo và giàu đẹp của tiếng Việt. Không những thế, ý nghĩa hàm ngôn cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm trong quá trình tạo tít, tít không chỉ có ý nghĩa tƣờng minh mà còn ý nghĩa hàm ngôn để tạo đƣợc sự suy ngẫm cho độc giả và thể hiện đƣợc mục đích biểu đạt của nhà báo. Tít là bộ phận quan trọng cấu thành nên một bài báo hoàn chỉnh, ngoài những mối quan hệ về hình thức
tít báo còn có mối quan hệ mật thiết với những phần còn lại về mặt nội dung, ngữ nghĩa. Bên cạnh ấy, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát và thống kê đƣợc một số thủ pháp đặt tít thƣờng gặp trên Báo Tuổi trẻ, từ đấy thấy đƣợc cái nhìn tổng thể trong cách đặt tít của các nhà báo. Việc sử dụng ngôn ngữ đƣợc là một vấn đề quan trọng trong quá trình tạo dựng VBBC. Đặc biệt, NNTB cũng đƣợc xem là một trong những khía cạnh nhỏ góp phần tạo nên sự thành công của bài báo. Tuy nhiên, do sự phát triển của hệ thống thông tin cũng nhƣ đặc trƣng cơ bản của báo chí là tính thời sự nên đôi khi nhà báo cũng mắc phải một số lỗi trong quá trình đặt tít cho bài báo của mình. Ở chƣơng này, chúng tôi cũng chỉ ra một số lỗi trong quá trình đặt tít mà Báo Tuổi trẻ mắc phải.