Các thủ pháp đặt tít thƣờng gặp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 97)

7. Bố cục luận văn

3.5.Các thủ pháp đặt tít thƣờng gặp

3.5.1. Tít sử dụng con số để nhấn mạnh, gây ấn tượng

Việc sử dụng những con số để đặt tít cũng khá phổ biến. Những tít này có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tƣợng cho độc giả khiến họ không thể không đi tìm lời giải đáp cho vấn đề mới đặt ra: ẩn đằng sau những con số đó nhà báo muốn nói đến cái gì. Sự hiện diện của những con số trong một bài viết vừa giúp độc giả hình dung rõ ràng, cụ thể hơn vấn đề, sự việc, hiện tƣợng... đƣợc đề cập lại vừa làm tăng độ xác thực và tính thuyết phục của thông tin. Chúng tạo cho độc giả cảm giác là ngƣời viết đã khảo sát những gì mình phản ánh một cách kĩ lƣỡng, công phu và tiếp xúc với những nguồn tin đáng tin cậy.

Việc tác giả đã xây dựng nhiều tít báo sử dụng con số phần lớn là để tạo sự kích thích đối với độc giả và đồng thời cho thấy đƣợc tầm quan trọng của những con số mang lại qua tít báo đó. Cùng là những con số nhƣng chúng lại có những giá trị ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh đi kèm:

3.5.1.1. Biểu thị số lượng và tỉ lệ

(201) 500 SV nghỉ học vì triều cường (12.10.2019)

(202) Bị phạt hơn 1,3 tỉ đồng vì kinh doanh xăng dầu dỏm (07.10.2019)

(203) 1.400 tỉ đồng chảy vào nhà mạng (18.03.2019)

(204) Giảm tối thiểu 10% biên chế nhà nước (28.10.2019)

(205) Hà Nội tăng 1.780 lượt xe khách, 990 lượt xe buýt (21.09.2019) Báo chí nói chung và Báo Tuổi trẻ nói riêng, ngày nay trong các đặt tít tác giả thƣờng sử dụng những con số để biểu số lƣợng và tỉ lệ. Đây là cách thể hiện mức độ của vấn đề, đồng thời cũng cho độc giả thấy đƣợc tầm quan trọng mà vấn đề đang đƣợc nhắc đến. Mặt khác, chính những con số biểu thị số lƣợng và tỉ lệ này sẽ mang lại tính xác thực cho độc giả giúp độc giả tin tƣởng và có một cái nhìn khách quan về vấn đề đang bàn luận.

3.5.1.2. Biểu thị tên

(206) “4 không” chống chạy chức, chạy quyền (19.01.2019)

(207) Bão số 11 nguy hiểm khi các hồ đầy nước (15.10.2019)

(208) Metro số 1 tắc vốn, do đâu? (14.09.2019)

Những con số không chỉ biểu thị số lƣợng và tỉ lệ mà còn dùng để gọi tên, lúc này nó chuyển sang đóng vai trò là danh từ. Và trên tít của Báo Tuổi trẻ dạng tít này khá phổ biến và đa dạng. Chính vì sự linh hoạt ở cách thể hiện nên đã đƣợc các nhà báo khai thác vào trong quá trình đặt tít cho VBBC của mình nhằm thu hút độc giả với những tên gọi tít hấp dẫn, mới lạ.

3.5.1.3. Biểu thị thời gian

(209)Lùi thời gian thi THPT quốc gia sang tháng 8-2020 (14.03.2020)

(210) Quảng Nam: 7 năm xảy ra hơn 50 vụ phá rừng (29.09.2019) Những con số còn có vai trò để chỉ thời gian, đây là một chức năng thông dụng trong quá trình sử dụng nói chung và đặt tít báo nói riêng. Nhiều nhà báo đã đƣa thời gian vào trong tít nhằm những mục đích nhƣ: thể hiện giai đoạn, khoảng thời gian; số năm, tuổi tác... Chính việc đƣa thời gian vào trong tít báo giúp độc giả tiếp cận sơ bộ về nội dung thông tin, cũng nhƣ tạo đƣợc hứng thú thay vì những tít báo đơn thuần là những con chữ.

3.5.2. Tít sử dụng cấu trúc bỏ lửng

Trong câu, dấu chấm lửng là tín hiệu của quãng ngừng khi nói. Nó tạo ra tâm lí chờ đợi thông tin đến sau dấu này, để nhấn mạnh một chi tiết, một điều không bình thƣờng hoặc bất ngờ ngoài dự đoán. Dấu chấm lửng tạo thành kiểu cấu trúc bỏ lửng. Thông tin mới sẽ đƣợc biểu đạt ngay cấu trúc bỏ lửng.

Cấu trúc bỏ lửng đƣợc vận dụng linh hoạt trong báo chí nói chung, trong việc đặt tít báo nói riêng. Đối với tít báo sử dụng cấu trúc câu bỏ lửng đã tạo ra những hiệu quả và sức hấp dẫn nhất định. Trƣớc hết nó sẽ gây ra cho độc giả sự tò mò ngay sau khi đọc tít báo từ đó nảy sinh những đoán định về

những vấn đề, những khả năng mà ngƣời ta có thể đặt ra sau dấu chấm lửng. Nhu cầu tìm ra câu trả lời xuất hiện buộc độc giả phải tìm đọc nội dung bài báo.

(211) Đường sắt: nhiều tàu mới nhưng vẫn lo... cò vé (25.01.2019)

(212) Chưa nhận được tiền vì bệnh viện đòi... hóa đơn đỏ (14.11.2019) Khi dấu chấm lửng đặt ở giữa câu sẽ tạo nên sự hiếu kì, tâm lí chờ đợi và những dự đoán từ phía độc giả... Tuy nhiên, thông tin mới mà độc giả muốn biết đƣợc giải đáp bằng những thông tin sau dấu chấm lửng. Nhƣng những thông tin này là điều bất thƣờng, ngoài dự đoán nên tạo đƣợc những bất ngờ thú vị cho độc giả.

(213) Bia rượu đâu chỉ hại gan... (20.10.2019)

Khi dấu chấm lửng đặt ở cuối câu là để biểu thị ngƣời viết chƣa nói hết hoặc không muốn nói hết ý tạo ra sự tò mò cho độc giả. Thông tin mới nằm ở chỗ bỏ lửng “hại gan...”. Vậy ngoài hại gan còn hại gì nữa hay không? Thì chỉ có thể đọc nội dung bài báo mới có thể biết đƣợc tác giả đang muốn nói đến vấn đề gì sau dấu chấm lửng ấy.

3.5.3. Tít sử dụng dấu ngoặc kép

Trong các tít báo, dấu ngoặc kép đƣợc sử dụng khá phổ biến và mang đến cho độc giả sự hấp dẫn. Dấu ngoặc kép thể hiện sự nhấn mạnh và có khả năng làm thay đổi sắc thái của từ trong ngoặc kép.

(214) Ồ ạt nhận BHXH “một cục” (01.10.2019)

(215) Xe “bò” trên đường cao tốc (10.08.2019)

(216) Bảng hiệu tiếng nước ngoài “đè” tiếng Việt (06.03.2019) Những từ trong dấu ngoặc kép, hầu nhƣ mang một sắc thái biểu cảm làm cho độc giả có thể bật cƣời nhƣng cũng tò mò tìm hiểu. Chính những từ trong dấu ngoặc kép đã tạo nên một giá trị cho tít báo. Cũng chính vì sự kết hợp từ lạ, độc đáo đã tạo đƣợc điểm nhấn và gây hứng thú ở độc giả.

3.5.4. Tít tạo ra những cấu trúc mới lạ, bất thường cho tít (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những dạng cấu trúc của tít báo đã đƣợc đề cập ở trên chúng ta thấy trong báo chí còn xuất hiện kiểu tít có cấu trúc kết hợp bất thƣờng, mới lạ, độc đáo. Những dạng tít này xuất hiện với tần số thấp nhƣng lại gây ấn tƣợng mạnh đối với độc giả. Những từ ngữ có vẻ rất bình thƣờng và quen thuộc nhƣng chúng cố tình lắp ghép với nhau không theo một nguyên tắc nào nhằm tạo ra một sự truyền đạt mới mẻ.

(217) “Soi” kinh tế ngầm (18.11.2019)

(218) Tỉnh Cà Mau đang “chìm” (18.11.2019)

Ở tít báo này, tác giả đang đƣa độc giả hoài nghi theo sự suy nghĩ, tò mò của mình. “Chìm” ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa nào? Và ảnh hƣởng về những gì? Thì buộc độc giả phải đọc hết bài báo mới hiểu đƣợc vấn đề đang đề cập.

(219) “Đói” cát, ào ạt rao bán sà lan (05.08.2019)

3.6. Các loại tít mắc lỗi

3.6.1. Tít mơ hồ

Mơ hồ ngôn ngữ là hiện tƣợng mà với một cấu trúc ngôn ngữ có thể hiểu theo hai hoặc hơn hai cách. Ngoại trừ một số trƣờng hợp, mơ hồ đƣợc tạo ra một cách cố ý theo yêu cầu khách quan thì nói chung mơ hồ là hiện tƣợng ngôn ngữ nên loại trừ, đặc biệt là với ngôn ngữ trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí.

Đối với tít báo, mơ hồ là lỗi chứ không thể coi là dụng ý của tác giả. Bởi lẽ nó sẽ tạo ra nhiều cách hiểu về một bài báo nhƣng thực sự bài báo chỉ có một nội dung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại lỗi này nhƣng trên Báo Tuổi trẻ, nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do tác giả dùng cấu trúc quá khái quát, ngắn gọn nên độc giả không thể biết đƣợc nội dung mà tác giả bài báo muốn đề cập đến là gì. Phải đọc hết bài báo thì độc giả mới biết đƣợc nội

dung của bài báo. Điều này làm tốn thời gian và công sức của độc giả. Có khi đọc hết bài báo mới phát hiện ra đây không phải là vấn đề mà mình quan tâm. Trong thời đại hiện nay với nhịp sống vội vàng, gấp gáp, độc giả chỉ đọc lƣớt qua tít và dừng lại ở những bài mà mình quan tâm. Những tít mơ hồ khiến độc giả hoặc là bỏ qua, hoặc là đọc hết mới phát hiện ra nó không phải thứ mình cần. Đó là một sự lãng phí không cần thiết nên tránh lỗi này.

(220) Lương, cái vòng luẩn quẩn (20.10.2019)

(221) Bộ Y tế khẳng định không sai (26.10.2019)

3.6.2. Tít chung chung

Đây là loại tít có thể đặt cho nhiều bài khác nhau. Vấn đề, sự kiện đƣợc nói tới trong bài không nói rõ đƣợc những đặc điểm cụ thể hoặc những nét riêng biệt, nghĩa là khả năng định danh của tít này rất kém. Ví dụ: Một việc làm hay, Một thói quen không đáng có, Đi trên phố đi bộ, Phần thưởng xứng đáng… là những tít hết sức chung chung, độc giả không tìm thấy điều gì mới lạ, đặc sắc ở đó.

Nguyên nhân của tít này là do thiếu các thành tố hạn định về thời gian, địa điểm, sự kiện, vấn đề cụ thể... Đây không phải là tít sai, nhƣng nó lại không thực hiện tốt nhiệm vụ của tít báo, không khái quát đƣợc thông tin quan trọng do đó dẫn đến chung chung, có thể ghép cho nhiều bài khác nhau cùng chủ đề hoặc sự kiện, vấn đề đƣợc nói tới. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trên Báo Tuổi trẻ đôi lúc cũng xuất hiện một vài tít có dạng này.

(222) Cô gái không tin ở phép màu (14.04.2019)

Bài viết về một cô gái ở vùng cao, do hoàn cảnh gia đình khắc nghiệt đã sớm trở thành trụ cột gia đình với nhiều lo toan vất vả từ miếng cơm manh áo tới công việc học tập hàng ngày. Bằng nghị lực, em vẫn đang từng ngày vƣợt qua số phận, không tin ở điều kỳ diệu nào chỉ mong muốn trở thành cô giáo vùng cao để giúp đỡ gia đình.

(223) Những cô gái không cam chịu (10.04.2019) Những học sinh có cảnh đời khó khăn cùng cực nhƣng vẫn vƣợt lên số phận khắc nghiệt để đƣợc đến trƣờng nhờ vào tinh thần và quyết tâm thoát khỏi cảnh túng quẫn.

(224) Không để nỗi đau lặp lại (04.11.2019)

(225) Đi đến cùng, đừng nửa vời (16.11.2019)

3.6.3. Tít sai so với bài

Đây là loại tít mà nội dung thông tin của bài một đằng mà thông tin của tít lại một nẻo. Nguyên nhân là do:

- Tác giả muốn đặt một tít giật gân, hoặc muốn tạo ra một cấu trúc lạ nhằm “câu khách”. Do đó, khả năng thu hút độc giả rất cao. Nhƣng khi đọc xong bài họ mới biết mình bị lừa vì trong bài chẳng có gì đặc sắc nhƣ tít báo nêu ra.

- Tác giả khái quát tít báo trong một câu bằng ngôn từ không chính xác dẫn đến sai về nghĩa và nội dung. Ví dụ:

(226) Mía đường: bệnh ngày càng nặng thêm (12.05.2019) Bài nói về những khó khăn của ngành sản xuất mía đƣờng, nhƣng tít báo này sẽ khiến độc giả hiểu rằng mía đƣờng có vấn đề. Nhƣ vậy, tít báo thể hiện không đúng với nội dung của bài.

3.6.4. Tít không ăn nhập với bài

Đối với dạng này, tít thƣờng thể hiện vấn đề to hơn hoặc nhỏ hơn bài. Ở phần tít báo thƣờng hứa hẹn một sự kiện, vấn đề to tát trong khi nội dung không có gì đặc biệt hay nổi trội. Còn tít báo nhỏ hơn bài thƣờng là đƣa ra một chi tiết nhỏ trong bài hoặc đƣa ra cái chƣa phản ánh hết ý nghĩa nội dung làm bài báo mất đi tính nghiêm trọng hay sự đầy đủ của thông tin.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự không ăn nhập về nội dung. Trƣờng hợp thứ nhất là do:

quá trình viết lại thiếu khả năng diễn đạt hoặc thu thập thông tin chƣa đầy đủ. - Do biên tập viên cắt bớt bài mà không kiểm tra lại nội dung để đặt lại tít báo.

- Cũng nhƣ tít sai so với bài, tác giả dùng những từ to tát để “câu khách”. Trƣờng hợp tít nhỏ hơn bài là do tác giả không có khả năng khái quát nội dung hoặc lựa chọn những chi tiết đắt giá. Tít này thƣờng làm mất đi giá trị của bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(227) Tất cả những dòng sông đều khát (18.01.2019) Bài nói về một số con sông ở đồng bằng Bắc Bộ đang ngày càng cạn nƣớc. Tuy nhiên, tít báo lại dễ khiến độc giả tƣởng là tất cả các con sông của cả nƣớc bị khô cạn. Tít báo này đƣa vấn đề rộng hơn nội dung bài.

(228) Sâu từ rừng… đến biển (21.07.2019)

Bài viết về nạn sâu hoành hành tại một số vùng ở Sóc Trăng. Sâu không chỉ phá hoại mùa màng mà còn gây thƣơng tích cho con ngƣời. Nội dung của bài báo không thể hiện hết đƣợc thông tin mà tít báo đem đến cho độc giả. Điều đó sẽ khiến cho tâm lý độc giả, hoang mang thất vọng khi tiếp cận tác phẩm nhƣng nội dung không đúng tít phản ánh.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trong chƣơng 3, luận văn đã khảo sát 2135 tít bài trên Báo Tuổi trẻ nhằm chỉ ra những đặc điểm ngữ nghĩa của tít bài dựa trên những phân tích về ngữ nghĩa của bản thân tít và ngữ nghĩa của tít trong mối quan hệ với phần còn lại của bài báo.

Kết quả cho thấy, xét về mặt ngữ nghĩa tít báo đƣợc chia thành nhiều dạng khác nhau nhằm thực hiện một mục đích nhất định của bài báo. Loại tít này không thể xác định dựa trên ngữ nghĩa nội tại của tít mà phải có sự liên hệ với nội dung bài báo. Có khá nhiều tít thể hiện một nội dung chính của bài báo. Tít dạng này có ƣu điểm là nhấn mạnh đƣợc nội dung chính, quan trọng

nhất của bài báo, hƣớng độc giả tập trung vào trọng tâm của bài báo, không bị sa đà vào những nội dung phụ chỉ có vai trò làm nổi bật nội dung chính. Các tít thể hiện đƣợc kết luận của bài báo mặc dù chiếm tỉ lệ không cao nhƣng đây là loại tít rất cụ thể, rõ ràng bởi ngay ở tít bài, tác giả đã nêu rõ kết luận của vấn đề, giúp độc giả lựa chọn đƣợc những vấn đề mà mình quan tâm, từ đó tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức. Bên cạnh ấy, tít còn có mối quan hệ mật thiết với Sa-pô, số lƣợng bài báo xuất hiện Sa-pô cũng khá cao chính vì mối quan hệ mật thiết này, khiến độc giả có quyết định đọc hay không khi lƣớt qua tít và Sa-pô của bài báo.

Ngoài ra, ở chƣơng này, chúng tôi còn tiến hành phân tích những phƣơng thức chuyển nghĩa trong quá trình tạo tít và các thủ pháp đặt tít mà các tác giả thƣờng sử dụng trên Báo Tuổi trẻ. Từ đó, thấy đƣợc sự uyên bác, điêu luyện và sáng tạo của nhà báo đối với vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong quá trình đặt tít cho bài báo. Phần nào làm đa dạng và phong phú ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta. Mỗi bài báo sẽ mang đến cho độc giả những thông tin cốt lõi, tuy nhiên vấn đề mà báo chí mang lại không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn hàm chứa những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm, đặc biệt đƣợc thể hiện qua tít báo. Bên cạnh ấy, chúng tôi cũng chỉ ra một số lỗi mà nhà báo mắc phải khi đặt tít. Chính nhờ vào quá trình tìm hiểu chuyên sâu nên chúng tôi mới có cơ hội nhìn lại và nhận ra một cách toàn diện nhất về các lỗi này. Qua đó, giúp cho nhà báo nhận ra và khắc phục đƣợc một số lỗi còn mắc phải trong quá trình đặt tít cho bài báo. Đồng thời, góp phần tạo nên sự đơn giản hóa về tít báo và giúp tăng thêm hiệu quả của NNBC.

KẾT LUẬN

Lấy ngôn ngữ tít trên Báo Tuổi trẻ làm đối tƣợng nghiên cứu, qua luận văn này chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nghiên cứu tít báo chí là một đề tài không mới, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, tiếp cận đặc điểm của tít trên Báo Tuổi trẻ về mặt hình thức và ngữ nghĩa thì một vấn đề vẫn chƣa đƣợc quan tâm.

2. Những vấn đề lý thuyết đƣợc trình bày ở chƣơng 1, chúng tôi chƣa thể khẳng định đó là những chuẩn mực bởi phải đặt trong tƣơng quan với góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu cũng nhƣ trong tƣơng quan với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề lý thuyết đã đƣợc trình bày ở trên vẫn là một xu hƣớng chiếm ƣu thế, có thể lấy đó là điểm xuất phát để đi sâu tìm hiểu về NNTB.

3. Qua việc tìm hiểu, phân tích, chúng tôi đã chỉ ra đƣợc tầm quan trọng của tít đối với sự thành công của bài báo, thấy đƣợc những dạng biểu hiện của ngôn ngữ tít báo trên phƣơng diện hình thức và ngữ nghĩa. Từ đó, mở ra nhiều vấn đề lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về tít báo.

4. Về hình thức, các tít trên Báo Tuổi trẻ có hình thức rất phong phú bởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 97)