Tít sử dụng cấu trúc bỏ lửng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 98 - 99)

7. Bố cục luận văn

3.5.2.Tít sử dụng cấu trúc bỏ lửng

Trong câu, dấu chấm lửng là tín hiệu của quãng ngừng khi nói. Nó tạo ra tâm lí chờ đợi thông tin đến sau dấu này, để nhấn mạnh một chi tiết, một điều không bình thƣờng hoặc bất ngờ ngoài dự đoán. Dấu chấm lửng tạo thành kiểu cấu trúc bỏ lửng. Thông tin mới sẽ đƣợc biểu đạt ngay cấu trúc bỏ lửng.

Cấu trúc bỏ lửng đƣợc vận dụng linh hoạt trong báo chí nói chung, trong việc đặt tít báo nói riêng. Đối với tít báo sử dụng cấu trúc câu bỏ lửng đã tạo ra những hiệu quả và sức hấp dẫn nhất định. Trƣớc hết nó sẽ gây ra cho độc giả sự tò mò ngay sau khi đọc tít báo từ đó nảy sinh những đoán định về

những vấn đề, những khả năng mà ngƣời ta có thể đặt ra sau dấu chấm lửng. Nhu cầu tìm ra câu trả lời xuất hiện buộc độc giả phải tìm đọc nội dung bài báo.

(211) Đường sắt: nhiều tàu mới nhưng vẫn lo... cò vé (25.01.2019)

(212) Chưa nhận được tiền vì bệnh viện đòi... hóa đơn đỏ (14.11.2019) Khi dấu chấm lửng đặt ở giữa câu sẽ tạo nên sự hiếu kì, tâm lí chờ đợi và những dự đoán từ phía độc giả... Tuy nhiên, thông tin mới mà độc giả muốn biết đƣợc giải đáp bằng những thông tin sau dấu chấm lửng. Nhƣng những thông tin này là điều bất thƣờng, ngoài dự đoán nên tạo đƣợc những bất ngờ thú vị cho độc giả.

(213) Bia rượu đâu chỉ hại gan... (20.10.2019)

Khi dấu chấm lửng đặt ở cuối câu là để biểu thị ngƣời viết chƣa nói hết hoặc không muốn nói hết ý tạo ra sự tò mò cho độc giả. Thông tin mới nằm ở chỗ bỏ lửng “hại gan...”. Vậy ngoài hại gan còn hại gì nữa hay không? Thì chỉ có thể đọc nội dung bài báo mới có thể biết đƣợc tác giả đang muốn nói đến vấn đề gì sau dấu chấm lửng ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ tít trên báo tuổi trẻ (Trang 98 - 99)