Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 85 - 88)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại

Trước 1975, tiểu thuyết về chiến tranh thường dùng lối viết đồng hành cùng với quá trình trưởng thành của nhân vật: từ nhỏ đến lúc lớn, từ lúc nhận thức còn mơ hồ đến lúc nhận thức đúng đắn hơn về cuộc chiến tranh vệ quốc, rồi bước vào cuộc chiến đấu, lập chiến công với tâm hồn trong sáng, thanh thản. Ở đó, những cuộc đối thoại của các nhân vật thường đơn giản, đơn điệu một cách ngẫu nhiên, không chứa nhiều tư tưởng.

Trong những tiểu thuyết sau 1975, nhận thức về chiến tranh, về cuộc sống hậu chiến của nhân vật gắn với những trải nghiệm cá nhân từ thời chiến sang thời bình. Vì vậy, những cuộc đối thoại của các nhân vật thường mang một hình thức khác, nhằm mục đích khác so với tiểu thuyết truyền thống. Qua khảo sát sáng tác của các nhà văn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh có nhiều tìm tòi, cách tân ở lĩnh vực này hơn cả. Mặc dù các cuộc thoại không nhiều nhưng cuộc đối thoại nào cũng mang tính đối thoại về tư tưởng về quan điểm của người đối thoại,

nó đầy dụng công và đạt đến chiều sâu, nó dường như không có kịch tính, không giúp gì cho việc thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, nó luôn đầy ẩn ý, đầy kí ức, tình cảm, tâm trạng. Trong đối thoại, các nhân vật tham gia đối thoại vừa nói vừa hồi tưởng, vừa suy tư trăn trở, lời thoại là cái vỏ tư duy của nhân vật về chiến tranh, về cuộc sống, về con người. Một điều hết sức đặc biệt, đặc sắc mà chỉ có ở Nỗi buồn chiến tranh là trong 130 cuộc đối thoại thì hầu hết các nhân vật tham gia đối thoại không hiểu nhau, tư tưởng của mỗi người trong mỗi lời đối đáp có xu hướng giãn xa nhau và theo chiều hướng ngược nhau. Vì thế không bao giờ có một tư tưởng trong một cuộc thoại mà luôn luôn có nhiều tư tưởng vận động về nhiều phía trong một cuộc đối thoại. Nó cho thấy sự phức tạp trong mỗi con người và đa bội phức tạp của con người thể hiện qua ngữ thoại.

Đây là đoạn thoại giữa Kiên và Trần Sơn về chiến tranh và hoà bình: “Dưới mồ sâu người đâu còn là người. Nhìn nhau. Hiểu nhau mà không làm gì được cho nhau.

- Giá có cách gì thông tin cho họ biết là đã thắng lợi rồi cho họ an lòng nhỉ? - Ôi giời! có nói được thì cũng nói làm gì cơ. Dưới âm ty người ta chẳng nhớ chiến tranh là cái trò gì nữa đâu. Chém giết là sự nghiệp của những thằng đang sống.

- Nhưng dù sao thì cũng đã hoà bình. Giá mà giờ phút hoà bình là giờ phút phục sinh tất cả những người đã chết trận nhỉ.

- Hừ, hoà bình! Mẹ kiếp, hoà bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương…

- Nói ghê thế. Người tốt còn khối và người tốt sẽ còn được sinh ra ở các thế hệ sau. Còn những thằng sống sót thì phải gắng sống tử tế, sống cho ra sống. Chứ không thì chiến đấu làm gì ?

đẹp đã bị giết. Còn sót chút nào thì chúng mang đổi chác hết rồi. Nhìn mồ mả anh em mình đây, tủi hận lắm ông ạ.

- Nhưng hoà bình không là điều tốt hơn à?

- Nền hoà bình này… Hừ, tôi thấy hình như cái mặt nạ người ta đeo trong những năm trước rơi hết. Mặt thật bầy ra gớm chết. Bao nhiêu xương máu đã đổ ra…

- Mẹ khỉ. Ăn nói gì lạ thế Sơn? - Lạ chó gì mà lạ…” [113, 51-53].

Cuộc đối thoại của hai người lính, Sơn và Kiên làm cho người đọc phải dừng lại mà ngẫm nghĩ vì chúng chứa đựng bí ẩn ở chiều sâu của lời nói, trong đó có sự vận động, đan xen của những nhận xét, đánh giá, thái độ, những kí ức, những ước mơ, những tình cảm, những diễn biến tâm trạng bất thường của hai cựu chiến binh. Đó là cuộc thoại chìm trong nhận thức tâm lí. Trong cuộc thoại, các bên tham gia vừa đối thoại vừa hồi tưởng, vừa suy tư, trăn trở, triết lí làm bật ra tầng sâu bí ẩn trong mỗi nhân vật qua lời nói của chính họ. Còn đây là cuộc thoại giữa Kiên và Phương về chiến tranh và tình yêu khi hai người còn đang tuổi mười bảy trong trắng không một vết sầu thương:

- Kiên sợ phải không? – Phương dịch lại gần - Sợ phải không? Phương cũng sợ… Nhưng vì sợ mà chẳng sợ gì nữa…

- Mình… Kiên thì thầm ấp úng - Mình chẳng sợ ai. Chỉ nghĩ là không nên… Mình đi. Mình có cuộc chiến tranh của mình, còn Phương… chúng mình mãi mãi có trong nhau là hơn, phải không?

- Ừ, thôi… Phương thở dài - có điều Phương sợ là sẽ không bao giờ có một tối nào như tối nay.

- Mình sẽ trở về - Kiên nhấn mạnh.

cũng khác đi rồi. Hà Nội cũng sẽ khác đi. Hồ Tây cũng khác thì sao?

- Mình không nghĩ như thế. Tất nhiên là cảnh vật có thể đổi khác, lòng không khác là được.

- Em nhìn thấy tương lai, - Phương nói - Đấy là sự đổ nát. Sự thiêu huỷ. - Có thể. Nhưng chúng ta sẽ xây dựng lại.

- Anh ngốc lắm!” [113, 169 – 170].

Đoạn thoại của hai người yêu nhau mà sao cứ như ngã ba đường, mỗi người đi về mỗi nẻo khác nhau. Ý nghĩ, cảm xúc của hai người bị cuốn dạt ra ngày một xa nhau. Kiên không hiểu Phương. Nỗi xúc động của Phương, linh cảm của Phương là trạng thái xa lạ đối với anh. Nó là dấu hiệu, là điềm báo cho cuộc tình tan vỡ. Đó là kiểu đối thoại đa thanh, nhiều tầng nghĩa. Khi cuộc thoại đã khép lại người đọc mới dần khám phá ra mạch ngầm của nó, một khi nó chính là một sự tranh biện, một sự tranh biện chứa đầy tư tưởng và cảm xúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)