Yếu tố biểu tượng, huyền tích và sự mở rộng biên độ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 91 - 114)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4.3. Yếu tố biểu tượng, huyền tích và sự mở rộng biên độ nghĩa

Theo Đại từ điển tiếng Việt : “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh sự vật còn lưu giữ trong đầu óc sau khi sự vật không còn tác động vào giác quan ta” [158,165]. Như vậy, biểu tượng là một trình độ nhận thức cao hơn cảm tính, kể cả ở phía người xây dựng nên biểu tượng và người lĩnh hội biểu tượng. Biểu tượng là một dạng thức tồn tại của huyền thoại và thi pháp huyền thoại hóa trong kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại. Nó chứa đựng những ý nghĩa sâu thẳm mang tính trường tồn và phổ quát toàn nhân loại. Nó có chức năng và khả năng biểu đạt thân phận con người.

Văn học hậu hiện đại thế giới đã để lại nhiều tuyệt tác sử dụng thi pháp huyền thoại hóa; trong đó vừa có những hoàn cảnh, chi tiết hiện thực vừa có

những cảnh tượng hư ảo, hoang đường, kết đọng trong những biểu tượng đa tầng nghĩa, những huyền tích mang đậm dấu ấn tác giả. Có thể kể đến Ulysses của J.Joyce, Vụ án và Lâu đài của F.Kafka, Trăm năm cô đơn của

G.Marquez …

Ở Việt Nam, tiểu thuyết chiến tranh chưa sử dụng phương thức này một cách phổ biến và đậm nét như văn học thế giới. Tuy nhiên, sang thời kì đổi mới, một số tác giả đã có ý thức và dụng công trong việc xây dựng những biểu tượng, những huyền tích, những yếu tố kỳ ảo như một phương diện cách tân nghệ thuật góp phần làm phong phú, đa dạng thêm phương thức biểu đạt hiện thực chiến tranh và thân phận con người, tạo nên sức hấp dẫn vì mới lạ cho tác phẩm. Người mở đường cho cảm quan và kỹ thuật viết mới này vẫn là Nguyễn Minh Châu với Cỏ Lau và đỉnh cao vẫn là Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh.

Trong Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã mượn truyện cổ dân gian để tạo ra một huyền thoại mới, một biểu tượng mới về chiến tranh, về người phụ nữ và về người lính. Lấy cảm hứng từ huyền thoại dân gian nói về người phụ nữ ôm con lên núi ngóng chồng đi chiến trận đến hóa đá, gọi là “đá vọng phu”, Nguyễn Minh Châu miêu tả tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết nổi giữa những con người cũng như những mâu thuẫn bên trong tâm hồn mỗi con người để tạo thành biểu tượng về một vọng phu mới, một vọng thê mới. Cuộc đời và con người quả là phi lí và quái gở, nhiều buồn đau và không có hậu

Thà rằng cứ làm một đá vọng phu, tuy đau khổ nhưng vẫn còn hi vọng và ngưỡng vọng vì vẫn còn chờ, còn mong, còn ngóng. Thai trong Cỏ lau là

một vọng phu khác, một vọng phu mới, “thuộc loại đàn bà chỉ có thể yêu được một người… người đàn bà chờ chồng có thể hóa đá” [25,735]. Nhưng phi lí và nghiệt ngã như bản chất của thế giới và cuộc đời, Thai vẫn phải lấy chồng khác, cũng dắt díu nhau đi khắp, cũng sinh con đẻ cái, cả một đàn con,

vẫn cúng giỗ chồng cũ và phụng dưỡng cha chồng cũ. Quả là “đàn bà phải chứa đầy nước mắt trong người mới là đàn bà” [25,760]. Còn Lực, một “vọng thê” kì lạ và duy nhất, một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Minh Châu, là một biểu tượng đau đớn về thân phận tình yêu của người lính sau chiến tranh. Trong con người anh có hai Lực : “có một tay Lực khác mới ngoài hai mươi tuổi mặc quần áo vệ quốc đoàn đang đứng bên Thai… và một tay Lực đã già nua, đoàn trưởng đoàn “chính sách” đang cùng trung đoàn của mình lặn lội ở các vùng chiến trường cũ, để lục tìm xương cốt đồng đội đã hi sinh” [25,704-705]. Vợ anh đấy, Thai đấy, người đang cầm tay anh cùng đi giữa lòng con sông vùng núi Đợi, người duy nhất có thể “xoa dịu bao nhiêu vết thương mà chiến tranh đã để lại trong lòng anh”. Để rồi chỉ đêm nay thôi, ngày mai, Thai lại trở về với gia đình; để rồi “cuối cùng giữa những hình người đàn bà bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh đứng nhìn xuống vùng thung lũng đất đai được tưới bón đã trở nên phì nhiêu, có một người lính già sống suốt đời ở đấy cùng với một ông bố, trồng sắn, gieo lúa trên một vạt đất có một ngôi mộ, thỉnh thoảng một mình chèo một chiếc thuyền gỗ xuôi sông Đồng Vôi về làng chơi”[25,776]. Giữa bao nhiêu “vọng phu” của vùng núi Đợi, giờ đây có một “vọng thê”. Lực cũng chính là loại người chỉ có thể yêu được một người, như Thai, người vợ một thời của anh. Con người ta, thật ra, ai cũng đều sống với thế giới quan niệm của mình. Ngẫm nghĩ về “vọng thê” này, dường như Nguyễn Minh Châu muốn chuyển vào đó những thông điệp, những triết lí nhân sinh nhiều tầng vỉa mà chỉ có những bạn đọc nghiêm túc và chịu khó đào xới mới đạt tới độ sâu của những tầng vỉa như là sâu thẳm và vô tận của biểu tượng; rằng: cuộc sống không có nghĩa là dễ dàng. Nó luôn luôn biến động, đôi lúc hạnh phúc, nhiều khi khổ đau. Nhưng với tất cả những bước thăng trầm trong cuộc sống, anh lại học được những bài học làm cho anh mạnh mẽ; rằng: người ta cứ thích chiếm hữu, chính là sự chiếm hữu đau

khổ, không chiếm hữu được cũng chính là chiếm hữu sự đau khổ. Chúng ta ôm chặt lấy đau khổ, cam chịu với nó mà không sao thoát ra được; rằng: nhiều khi chúng ta đều bị một số quan niệm và óc tưởng tượng lừa dối và khi vọng niệm của con người càng nhiều thì thân tâm càng nặng, như một quyển sổ vô thường, trang tiếp theo là gì? Không ai biết! Buông bỏ những vọng tưởng, chấp trước như tự xẻo da thịt mình để tận hưởng bản tính thanh tịnh, tự tại như Lực trong Cỏ Lau thật khó lắm thay! Tâm niệm của con người có tính chất quyết định và sức mạnh không thể nghĩ bàn. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu được khắc họa, xây dựng như những quan điểm, những cách nhìn, cách đánh giá thế giới, con người và bản thân. Cỏ Lau của Nguyễn Minh Châu, độ dài chưa tới trăm trang nhưng đạt được tầm vóc của tiểu thuyết là vì thế.

Một kĩ thuật sáng tác sử dụng phương thức huyền thoại hóa mà chúng ta bắt gặp thường xuyên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là nhà văn

đã tạo ra những huyền tích cho tác phẩm của mình một cách độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng. Sử dụng chất liệu đặc biết ấy, với kĩ thuật viết cao cường, Bảo Ninh đã thành công trong việc dùng cái bí ẩn, mơ hồ, kì ảo, dị dạng, dị biệt, cá biệt để biểu đạt hiện thực cuộc chiến tranh và hiện thực tâm hồn con người trong mối quan hệ vừa soi chiếu vừa tương hỗ của chúng.

Kiên, nhân vật chính của tác phẩm chính là một huyền tích. Anh là một con người thực như không thể thực hơn được nữa: có cha mẹ, có một căn hộ, có tuổi mười bảy lãng mạn một mối tình với Phương, cô bạn học có vẻ đẹp rực cháy, có mười năm địa ngục chiến hào, đánh dư trăm trận đến tận sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30 - 4 - 1975, có tuổi hai mươi tám, có tuổi bốn mươi rộc rạc của một “nhà văn phường” và một cựu binh đi thu nhặt hài cốt đồng đội đã hi sinh trên chiến trường xưa… nhưng cuộc đời anh lại là một giấc mơ dài, là một huyền tích của thời đại anh, thời đại chiến tranh. Toàn bộ cuộc đời rất thực ấy được tái hiện trong những cơn mơ hỗn loạn, trong bóng đêm, trong

những cơn say, trong vô thức như lạc vào cõi mộng du, trong điên khùng và bấn loạn, trong nỗi buồn không bao giờ nguôi, nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu. Trong cơn mơ và kí ức miên man, bất tận mãi mãi chẳng tàn phai ấy, chúng ta bắt gặp vô số điều kì dị, ảo ảnh và huyền hoặc mà chiến tranh đã để lại, hằn sâu dấu ấn trong tâm hồn anh.

Đó là những hồn ma đồng đội thân thiết và tội nghiệp. Đó là nấm mồ người chiến sĩ vô danh và cây ghi ta tự tạo với tiếng đàn bập bùng vang lên lần cuối cùng trước khi mãi mãi lìa bỏ khu rừng để đi theo cùng vốc xương mủn. Đó là những “quái vật đầy lông lá”, “những toán lính da đen không đầu chơi trò rước đèn ở ven rừng”, những linh hồn “lồm xồm lông lá”, “râu tóc quá dài”, “cởi trần truồng ngồi trên thân cây”, “tay cầm lựu đạn”. Đó là những “bóng ma rách bươm, uyển chuyển và huyền bí, lướt ngang luồng ánh sáng rồi mất hút đi với mái tóc đen dài xõa bay.” Đó là loài hồng ma ưa máu mọc trên vùng tử khí nở hoa trắng xóa và tỏa hương thơm ngát. Những chi tiết rùng rợn, những cảnh chiến trận đầy máu với những cái chết oan khốc, những hồn ma bóng quỷ, những khu rừng âm u đầy tử khí và mờ mịt bóng yêu tà hòa quyện với những người thật, việc thật, tình huống thật, tâm trạng thật, những chiếc võng đưa, những căn phòng, góc phố, ly cà phê tí tách và gió thổi qua hồ, với Hà Nội thân thương cùng hoa phượng tháng tư. Sự đan cài hòa quyện ấy làm nên một thứ hiện thực hoang đường, một thứ hiện thực huyền ảo . Nó đem đến cho người đọc cảm giác vừa lạ lùng vùa quen thuộc. Quen vì cảnh, vì người được mô tả thật cặn kẽ, chân thực, lạ vì cách viết, cách thể hiện cứ âm u, tù mù, hư ảo. Hiệu ứng nghệ thuật mà nó tạo ra, đem lại cho người đọc là cảm giác rùng rợn, hãi sợ, đau xót đến nghẽn thở khi thâm nhập được vào những giằng xé, trăn trở, những cắn rứt, u hoài trong tâm hồn nhân vật.

Phương, nhân vật nữ chính của tác phẩm, cũng là một huyền tích khác nữa, đầy kì lạ và dị thường. Nàng đẹp, một vẻ đẹp vừa như một tiên nữ vừa

như một yêu nữ. Trong Kiên, Phương của anh “vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn bên ngoài mọi thời buổi. Vĩnh viễn nàng tuyệt đẹp, đẹp không chung một nét với bất kì kiểu người đẹp nào mà đời từng được biết. Nàng như là thảo nguyên vừa qua mùa mưa lướt vào mùa gió, cuồn cuộn sóng cỏ xô bờ, rợp trời hoa cúc tơ hồng bay. Nàng xinh đẹp, mê dại và bất kham, hấp dẫn đến lịm người bởi sắc đẹp kì ảo và khôn lường, đẹp một cách đau lòng, đẹp như thể một sắc đẹp bị chấn thương, như thể một sắc đẹp lâm nguy, mấp mé bên bờ vực” [113,311 – 312]. Con người của nàng, tình yêu của nàng, tính cách của nàng, cuộc đời và số phận của nàng luôn biến ảo một cách kì quái. Đối với cha Kiên, nhà họa sĩ với đôi mắt nhìn thấu cái đẹp thì Phương là một cô gái có sắc đẹp “không bình thường”, một vẻ đẹp “lạc thời và lạc loài” một vẻ đẹp tiềm ẩn niềm đau khổ . Đối với mẹ nàng thì nàng là “một dạng thánh nhân, một tiên nữ”, một “tâm hồn trong trắng”, một “thiên hướng hoàn hảo kì lạ”, nó cũng tiềm ẩn sự mong manh vô cùng có thể vỡ nát bất kì lúc nào trong trường đời loạn lạc. Trong con mắt của ca sĩ Hưng, một trong những người tình của nàng, thì nàng “là phường trụy lạc nhất đời”. Còn đối với Kiên, Phương của anh, “cô gái mắt nâu long lanh bất tử, kiều mị và điên rồ của anh… vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn trong trắng, vĩnh viễn tuổi thanh xuân” [113,233]. Nàng yêu anh, một thứ tình yêu của đích thực một người tình, lại như tình yêu của người mẹ, người chị, như một thứ sét đánh ngang đời, thiêu đốt trái tim anh và nhanh chóng tan vào vũ trụ lạnh lùng: “Kiên ơi. Em đi. Vĩnh biệt. Và điều đó tốt cho anh. Tốt cho em. Chỉ xin anh một điều là hãy quên. Còn không xin gì nữa cả. Chúc thành công” [113,186]. Nàng đến với đời anh bằng hình hài tiên nữ cùng bao hồng phúc mà trái tim trinh nữ đem về. Nàng đi khỏi đời anh như một bóng yêu ma, lạnh lùng và tàn nhẫn làm cho anh, người lính vừa mới bị cuộc chiến tranh băm vằm tơi tả, giờ lại bị móng vuốt tình yêu cấu cào, tước vụn trái tim. Trong văn chương chưa

có nhân vật nữ nào như Phương. Cuộc đời nàng, tình yêu của nàng là một huyền thoại.

Một nhân vật nữ khác trong Nỗi buồn chiến tranh cũng được Bảo Ninh

xây dựng bằng bút pháp này. Đó là người đàn bà câm, vị thánh nữ giữ của cho Kiên; nhờ vị thần giữ của này mà chúng ta mới còn có cơ hội để thưởng thức cuốn tiểu thuyết về thân phận của tình yêu hay là nỗi buồn chiến tranh của “nhà văn phường” viết trong những cơn mơ, cơn say bấn loạn và điên rồ của anh, trong niềm đau khổ vì đắm say mê mệt cuộc đời, để cho nó khỏi trở thành vô chủ. Chị không có lai lịch hoàn cảnh, trơ vơ cô lẻ, âm thầm tối tối đi về như một bóng ma. Chị tự nguyện và hài lòng chịu đựng, nhẫn nhịn đáp ứng những nhu cầu của anh trong việc chiếm hữu chị về mặt tinh thần. Chị cần mẫn ngồi thu âm các ý nghĩ, các trường đoạn vừa tham lam vừa kì quặc mà anh kể trong cơn say. Chị là một bản nháp đầy đam mê của cuốn tiểu thuyết cuộc đời anh. Chị là một nhân chứng trung thực, trung thành vô điều kiện. Chị là sợi dây kết nối, xâu chuỗi các cơn khủng hoảng điên rồ, mộng mị và nhẫm lẫn của anh : “Tính chị dễ rụt rè, nhút nhát nhưng chẳng ngán sợ bất cứ thứ gì ở đời, nghĩa là luôn gan góc một cách đầy cam chịu” [113,136]. Chị đã chặn ngọn lửa tham lam trong một “nghi lễ cuồng tín, man dại, dấy loạn” để cho núi non bản thảo của anh không bị kêu than trong lửa, không trở thành tro tàn. Chị lầm lũi, lặng thinh nhưng bùng cháy một sức sống mãnh liệt, một nghị lực phi thường. Chị như tái sinh từ truyền thuyết về người con gái đồng trinh thành thần giữ của. Chị cũng là một huyền thoại, một bút pháp nghệ thuật độc đáo của Bảo Ninh.

Nỗi buồn chiến tranh là một giấc mơ dài.Vì là mơ nên thời gian của tác

phẩm chủ yếu là đêm và những thời khắc mà âm khí đã bao trùm như những buổi chiều tà và mờ sáng. Đó là thời gian thích hợp cho nội tâm và vô thức tìm cách nhoi ra. Nó cũng phù hợp cho hồn ma bóng quỷ hiện hình, là khi kỉ

niệm ùa về, là lúc người ta phóng thích tư tưởng và cảm xúc khỏi lồng cũi của thể xác để phiêu du trong miền bất khả tri của cõi lòng tiềm ẩn. Đêm đã trở thành một biểu tượng. Vì thế, nó ám ảnh, ám ảnh tâm hồn Kiên và ám ảnh tâm hồn người đọc. Không biết bao điều đã xảy ra, đã được mơ về, nhớ đến trong bóng đêm của Kiên. Đó là tiếng hát bi thương, huyền bí của những linh hồn đồng đội thân thương thì thào vang vọng. Đó là tiếng lòng anh mơ về Phương, nàng tiên nữ mờ ảo của thành phố thân thương… còn tương lai đối với anh thật tăm tối và xa mờ. Vì thế, chỉ còn đêm là thân thiết tuyệt đối mà thôi.

Cùng với đêm là mưa, rất nhiều mưa trong cuộc chiến tranh của Kiên. Mưa đêm tràn ngập, xối dội đời anh và ướt nhòe từng trang tiểu thuyết. Vô vàn những trận mưa, những kiểu mưa: Mưa, mưa xối xả, mưa ngút trời, mưa lê thê, mưa ê ẩm, mưa nhạt nhòa… và mưa kéo theo hàng loạt các trạng thái: ướt át, ớn lạnh, mờ mịt, lầy lội, lụt chìm, dột, rỏ giọt, ẩm ướt… Mưa cũng đã trở thành một biểu tượng, biểu tượng cho cuộc chiến tranh khốn khổ của Kiên. Những cái chết thảm khốc nhất, những kiểu chết thương tâm nhất, ám ảnh hãi hùng nhất đều là chết trong mưa. Đó là những cái chết của tiểu đoàn 27 năm 69 : “Mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, trương sình trôi lẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 91 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)