6. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Yêu cầu đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Như trên đã nói, quan niệm nghệ thuật về con người liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tạo, đến toàn bộ các yếu tố của tác phẩm, cả nội dung lẫn hình thức. Nó là thước đo của hệ hình tư duy. Nó phản ánh bản chất sáng tạo nghệ thuật của tác giả; chứ không đơn thuần là tư tưởng đạo đức, chính trị, thẩm mĩ hay kiến thức lí luận của nhà văn. Con người trong tiểu thuyết chiến tranh luôn gắn với hoàn cảnh, được xem xét trong các mối quan hệ xã hội, là sản phẩm của giai cấp mang đặc điểm của một tầng lớp người nhất định, có số phận, có tính cách và luôn luôn vận động, phát triển. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người cũng luôn luôn vận động và đổi mới.
Những tiểu thuyết của Phan Tứ, của Nguyễn Minh Châu viết trong chiến tranh cùng hòa mình vào trong dòng tiểu thuyết mang khuynh hướng sử thi một thời, Gia đình má Bảy, Mẫn và tôi, Dấu chân người lính đều gia tăng
con người. Mỗi tác phẩm là một khối đồ sộ các sự kiện, những nội dung chính trị, lịch sử, xã hội phản ánh những bước tiến, những đổi mới, tiến bộ, thành công của cuộc sống, của cuộc chiến tranh. Con người trong những tác phẩm như vậy được phân tích, đánh giá, nhận thức chủ yếu dưới góc độ chính trị, trong quan hệ địch – ta. Tất cả những niềm vui, nỗi buồn của mỗi nhân vật đều gắn với, hòa vào trong niềm vui, nỗi lo về vận mệnh dân tộc, về Đảng, về cách mạng. Nhân vật là những mẫu người hành động; họ là những bà má, cô du kích, anh bộ đội sẵn sàng xả thân vì lí tưởng, gắn bó hết mình với cách mạng, với quê hương đất nước. Đó là những con người mang tầm vóc sử thi, đại diện cho cộng đồng, kết tinh những phẩm chất cao quý của dân tộc. Ngòi bút của nhà văn tập trung ca ngợi những chiến công của cá nhân, của tập thể trong chiến đấu, khẳng định tầm vóc lịch sử của những con người anh hùng ấy. Những má Bảy, Út Sâm, Mẫn, Thiêm, Kinh, Lữ, Lượng, Khuê… là những mẫu người lí tưởng, là những người anh hùng lí tưởng. Họ tin tưởng sâu sắc vào tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh, hướng về lí tưởng cách mạng chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ, sẵn sàng hi sinh tất cả, cống hiến tất cả cho tổ quốc, cho dân tộc.
Sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống hòa bình thời hậu chiến mở ra cùng với những phức tạp và bộn bề, nhiều chiều, nhiều hướng của nó. Thực tế đòi hỏi văn học phải thể hiện được nhu cầu phong phú, đa dạng phức tạp về đời sống tinh thần của con người, vấn đề nhân bản, nhân văn, vấn đề đạo đức, chuyện tình yêu, hạnh phúc, chuyện tình dục bản năng, đời sống tâm linh… Sau những bước ngoặt quan trọng của lịch sử, ý thức xã hội có sự thay đổi dẫn tới việc thay đổi và thẩm định lại những thang bậc giá trị. Văn học là một hình thái của ý thức xã hội, do đó nó cũng vận động và biến đổi cùng với sự vận động và thay đổi của xã hội, của lịch sử, của đời sống.
so với giai đoạn trong và ngay sau chiến tranh. Độ lùi nhất định của thời gian sau chiến tranh đủ để các nhà văn, các nhà tiểu thuyết ngẫm nghĩ về chiến tranh, về con người để hiểu nó một cách sâu sắc hơn. Trong các thang bậc giá trị, con người với đời tư, bản lĩnh, cá tính, phẩm chất, năng lực cá nhân được chú trọng; giá trị nhân văn của tác phẩm được đề cao. Vấn đề quan niệm về con người và đổi mới quan niệm về con người, nhận thức lại cuộc chiến tranh chống Mĩ cho đúng hơn, đầy đủ hơn, những quan niệm mới mẻ về văn chương, về tiểu thuyết dần trở thành vấn đề trung tâm thu hút sự chú ý của các nhà văn. Những mẫu hình nhân vật lý tưởng được sơn phết lên một lớp “men trữ tình hơi dày”, không bình thường, không thực do những điều kiện, hoàn cảnh ngặt nghèo của chiến tranh giờ phải khôi phục lại, xây dựng lại. Những góc mờ, khuất, tối trong sâu thẳm tâm hồn con người cần được soi rọi thêm, thậm chí cần được đề lên hàng đầu. Giờ đây, viết về chiến tranh, dù trong chiến tranh hay sau chiến tranh, các nhà tiểu thuyết của chúng ta với người mở đường “tinh anh và tài hoa” là Nguyễn Minh Châu và đỉnh cao là Bảo Ninh đã đặt mối quan tâm hàng đầu trong sáng tác của mình là quan niệm về con người như một thế giới riêng phong phú, phức tạp, có số phận riêng, trong mối “tổng hòa các quan hệ xã hội” đa dạng của nó. Có thể xem đó là một biểu hiện nhân đạo hóa của ý thức, của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh, đưa tác phẩm vào đúng quĩ đạo “nhân học”. Sự đổi mới đó vừa có sự kế thừa những thành tựu của văn học giai đoạn trước vừa khám phá những vấn đề mới, tạo ra những giá trị tư tưởng nghệ thuật mới xuất phát từ quan niệm mới, cảm quan mới đối với hiện thực chiến tranh và hiện thực cuộc sống.
2.2. Từ con người cộng đồng, truyền thống đến con người cá nhân, đa diện với bản sắc riêng