Chiến tranh dưới góc nhìn đời tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 25 - 29)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Chiến tranh dưới góc nhìn đời tư

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi và kéo dài đến khoảng mười năm tiếp theo, văn học nước ta nói chung, tiểu thuyết và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng rơi vào tình trạng “mất hẳn độc giả”. Tình trạng ấy là một thách thức lớn đối với các nhà văn và nhu cầu tất yếu là phải đổi mới. Tiến trình vận động và đổi mới ấy bắt đầu từ sự vận động và đổi mới tư duy tiểu thuyết. Nó nằm trong tiến trình vận động và đổi mới của cả nền văn học Việt Nam sau 1975.

Từ giữa thập kỉ tám mươi, trong không khí chung của phong trào đổi mới, các nhà văn đã đưa ra những quan niệm hết sức phong phú về sứ mệnh của nhà văn, của văn chương nói chung, sứ mệnh của tiểu thuyết và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng.

Đó là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong bầu không khí dân chủ ấy, các nhà văn đã nhận thức lại thiên chức của mình, ý thức về tư cách nghệ sĩ được tự giác hơn và trở thành nhu cầu cần được khẳng định cấp thiết. Văn nghệ sĩ là những “con chim báo bão”, là “người đi trước”, là người mổ xẻ những ung nhọt của xã hội, của con người, là giúp con người tự nhận thức về thói xấu của mình. “Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và luôn tìm cách sám hối vượt khỏi những lỗi lầm ấy, là con vật nhạy cảm hết sức đáng thương với các thói xấu của cả bầy đoàn. Nó viết không phải vì nó, nó viết để cả bầy đoàn rút ra từ đấy một lợi ích công cộng, một lợi ích văn hóa”[137, 25]. Nguyễn Minh Châu đã lên tiếng từ rất sớm: “Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực.”. Ông kêu gọi Hãy

đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa và nêu vấn đề “khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo và chấp nhận đa dạng, chấp nhận sáng tối, hoàn toàn đặt lòng tin vào lương tri các nhà văn” [22, 138].

Quan niệm về sứ mệnh của văn chương nói chung và về thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng cũng hết sức đa dạng. Đã có một thời chúng ta coi văn nghệ như là một công cụ, một vũ khí của chính trị, do đó văn nghệ phải phụ thuộc vào chính trị, chịu sự chi phối, quyết định của chính trị. Giờ đây văn chương được quan niệm, được nhấn mạnh ở vai trò xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người theo cách hướng mĩ, hướng thiện, dự báo tương lai, cả dự báo âm tính và dự báo dương tính, là một thứ trò chơi giải trí, thậm chí là “trò chơi vô tăm tích”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu, trong bài viết Vài suy nghĩ về tiểu

thuyết đã nêu quan điểm tiểu thuyết không nên tiếp tục thể hiện những hình

tượng con người “Đặt cả cuộc đời vào việc đánh giặc”, “Như một siêu nhân khiến cho người đọc chán ngán” [23, 5]. Những quan niệm mới như vậy đã phản ánh một nhu cầu đổi mới tư duy văn học, tư duy tiểu thuyết, một sự chuyển đổi cách nhìn, từ góc nhìn sử thi sang góc nhìn đời tư.

Sự vận động tư duy tiểu thuyết về chiến tranh theo khuynh hướng như nêu trên đã được Nguyễn Minh Châu và sau này là Bảo Ninh tìm đến những mảng hiện thực mới về con người. Đó là sự quan tâm đến những cuộc đời riêng tư với những bộn bề, phức tạp, những nỗi niềm, ngóc ngách thầm kín của những người lính thời hậu chiến. Những sự kiện, biến cố của lịch sử chiến tranh giờ được nhận thức lại, khai thác lại theo một khuynh hướng khác, lấy lịch sử - quá khứ chiến tranh làm đối tượng phân tích. Nhiều khi nó chỉ còn đóng vai trò là những yếu tố ngoại cảnh, là những “đường viền” hoặc là những cái cớ ban đầu, là phương tiện để nhà văn nói về số phận con người.

tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng tư duy này. Chiến tranh giờ không còn là mục đích phản ánh, biểu đạt nữa mà trở thành đối tượng sáng tạo, là phương tiện nghệ thuật để thể hiện cách suy nghĩ, cách cảm, cách đánh giá của riêng nhà văn về cuộc đời, về con người, về nhân tính.

Với góc nhìn đó, từ cái nhìn lý tưởng hóa một chiều, Nguyễn Minh Châu đã đề xuất một cái nhìn đa diện, phức tạp và sâu sắc hơn về con người, về chiến tranh và Bảo Ninh đã đẩy nó lên một tầm cao mới, hứa hẹn một cuộc bứt phá mãnh liệt.

Nguyễn Minh Châu và Bảo Ninh đều đã từng ít nhiều kinh qua chiến tranh. Khi cuộc chiến dần lùi xa, họ đem vào trang văn những trải nghiệm từ chiến hào của mình, từ chiến trường đầy máu lửa của thế hệ mình. Món nợ ân tình, món nợ mạng sống đối với sự hi sinh lớn lao và nghĩa tình đồng chí, đồng đội đã ngã xuống để cho họ còn được sống và cầm bút, khiến nhà văn phải viết về những người đồng chí đồng đội ấy với một cảm quan khác, một nhãn quan khác, một tâm thế khác, như một món nợ ân tình mà lương tâm phải trả.

Vẫn coi trọng mục đích phản ánh cuộc kháng Mĩ vĩ đại, khẳng định chính nghĩa, phẩm giá dân tộc, nhưng ở Cỏ lau và Nỗi buồn chiến tranh,

Nguyễn Minh Châu và Bảo Ninh không bằng lòng với cái hiện thực được lý tưởng hóa một chiều như những cuốn tiểu thuyết sử thi truyền thống trước kia. Dưới góc nhìn đời tư, góc nhìn lấy số phận con người đầy tính nhân bản làm hệ qui chiếu, tác giả đã nói về chiến tranh khác hẳn với quan niệm truyền thống: “Chiến tranh làm người ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn!” [25, 754]. “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”[113.tr.39].

trung tâm điểm chứ không phải là để minh họa cho sự kiện hay một chủ trương, đường lối nào đó. Sự kiện giờ đi theo tiếng gọi của nhân vật, nó không còn là tư liệu đơn thuần mà trở thành tư duy của nhân vật, thành hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định chắc nịch: “Rồi trước sau con người cũng leo lên trên các sự kiện để đòi quyền sống” [22, 54].

Một khi lấy đời tư, số phận con người làm hệ qui chiếu, chiến tranh sẽ được soi rọi ở phía nỗi đau. Chiến tranh là hi sinh mất mát của những người lính, những người trực tiếp và gián tiếp là nạn nhân của chiến tranh. Những người anh hùng bước ra từ cuộc chiến khó lòng tìm được cuộc sống bình thường. Họ bị những chấn thương tinh thần hành hạ, không thể xoa dịu, những đổ vỡ không thể hàn gắn. Lực trong Cỏ lau là một thân phận như vậy. Anh là một người anh hùng bước ra từ chiến tranh. Khi quay về nhà thì hay tin mình đã “anh dũng hi sinh”, vợ đã đi lấy chồng khác, anh dành thời gian và công sức để đi tìm hài cốt đồng đội trên những vùng cỏ lau chiến trường xưa. “Đang nằm ngủ im sau lưng tôi là những đồng chí mình mà chúng tôi phải mở không biết bao nhiêu chiến dịch vật lộn với cỏ lau trong vùng núi Đợi mới giành lại được” [25, 725]. Và chung quanh cuộc đời còn lại của người lính già này cũng có biết bao nhiêu là chuyện, cũng cần phủ lên nó những làn hương khói thiêng liêng may ra mới có thể xoa dịu những vết thương mà chiến tranh đã để lại trong lòng anh. “Và rồi cuối cùng giữa những hình người đàn bà bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh đứng nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai được tưới bón đã trở nên phì nhiêu có một người lính già sống suốt đời ở đấy cùng với một ông bố, trồng sắn, gieo lúa trên một vạt đất có một ngôi mộ”[25.tr.776].

Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh cũng trải qua cuộc chiến với bao gian

đội, sống với những hồn ma thân thiết của quá khứ thương đau và những cô đơn, lạc lõng của hiện tại phố phường: “Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như là bản thân đời sống của tôi… đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thưở nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá… ôi năm tháng của tôi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi thương tiếc và cay đắng ngậm ngùi” [113, 56-57].

Cỏ lau và Nỗi buồn chiến tranh được bạn đọc không chỉ ở Việt Nam

mà ở cả nước ngoài đánh giá cao là nhờ đã tìm ra “mẫu số chung” về nhân tính. Nó mang tinh thần nhân văn đẹp đẽ. Nói như Denis Mansker, thành viên của Hội cựu chiến binh vì hòa bình và Hội cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh: “Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc. Đã đến lúc thế giới phải thức tỉnh trước nỗi đau mang tính phổ quát của những người lính ở mọi bên xung đột.

Dành mối quan tâm hàng đầu cho thân phận con người, Nguyễn Minh Châu và Bảo Ninh đã có sự gặp gỡ nhất định với văn học hiện đại thế giới, đã tạo ra bước chuyển mới cho tiểu thuyết chiến tranh. Đề tài chiến tranh không còn thuần túy mang ý nghĩa là một đề tài văn học mà đã trở thành chất liệu thể hiện khả năng đổi mới tư duy của tác giả ở thể tài tiểu thuyết chiến tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)