Quan niệm nghệ thuật về con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 45 - 46)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người

Sự sáng tạo của nhà văn, tầm khái quát của tác phẩm văn học xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người, từ việc giải quyết vấn đề con người. Vì thế khi tìm hiểu một tác giả, một giai đoạn văn học để thấy được sự đóng góp cho văn học và cho đời sống, không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả, của giai đoạn văn học đó.

Theo Giáo sư Trần Đình Sử, thuật ngữ “Quan niệm” trong nghệ thuật “ một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả “không chính xácvề đời sống” [122, 8].

Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của nhà văn thể hiện ở chỗ con người được nhà văn nhận thức như thế nào về bản chất gắn với môi trường sống và hoạt động của nó, được chú ý ở mặt nào, ở khía cạnh nào trong mối quan hệ của nó với thiên nhiên với xã hội và với bản thân, trong cách ứng xử của nó với cuộc đời.

Mỗi nhà văn đều có quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện trong tác phẩm của mình. Đó là sự nhận thức, đánh giá của nhà văn về con người theo một quan điểm xã hội, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn, theo yêu cầu của cái đẹp, của cuộc sống, mang hơi thở của cuộc sống, cuộc đời thực. Nghiên

cứu quan niệm nghệ thuật về con người là tìm hiểu xem nhà văn có cách nhìn, khám phá, lí giải như thế nào về con người, có trình độ chiếm lĩnh con người đến đâu. Điều đó thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn mà cốt lõi của nó chính là ý thức nhân đạo và tinh thần nhân văn.

Dù cho quan niệm nghệ thuật về con người không phải là toàn bộ sự sáng tạo của nhà văn cũng như không xác định toàn bộ giá trị và ý nghĩa của tác phẩm nhưng vì “văn học là nhân học” cho nên quan niệm nghệ thuật về con người quy định và chi phối mạnh mẽ việc xây dựng tác phẩm. Việc tìm hiểu, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người và sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết chiến tranh là tìm hiểu tầm nhận thức, cách lý giải, trình độ chiếm lĩnh con người của các nhà văn. Cũng từ đó, xác định được sự đóng góp của họ cho thể tài tiểu thuyết chiến tranh trong thời kì mới, thời kì đất nước, dân tộc ta chuyển từ chiến tranh sang hòa bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)