Kết cấu lồng ghép, phần mảnh đan xen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 71 - 75)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Kết cấu lồng ghép, phần mảnh đan xen

3.1.2.1. Kết cấu lồng ghép

Kết cấu của Nỗi buồn chiến tranh là một dạng lồng ghép “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”, văn bản lồng trong văn bản, nhà văn tự trình bày quá trình sáng tác của mình, đồng thời mời gọi độc giả cùng tham gia vào quá trình đó. Bản thảo của nhà văn Kiên chính là âm bản của Nỗi buồn chiến tranh. Với

âm bản này, nhân vật xưng “tôi” ở cuối tác phẩm bị đảo ngược vị thế. Anh trở thành người đọc nhưng là một dạng người đọc đặc biệt: đọc để viết, để hướng dẫn những bạn đọc khác cùng tham gia vào trò chơi độc đáo của quá trình đọc - viết đó: “Thoạt tiên tôi cũng cố gắng sắp xếp để tìm lại một trình tự mong có thể đọc được như tôi vẫn thường đọc. Song hoài công. Có vẻ như chẳng có trình tự nào hết” [113, 315]… “Dần dà chính tôi đã đi đến chỗ cho phép mình đọc theo một phương thức rất tùy nghi. Tôi đọc cả núi giấy ấy theo một cách giản đơn là tờ trước rồi đến tờ sau bất kể trình tự đó là ngẫu nhiên” [113, 317]... “Cái lối tùy tiện ấy có hiệu quả đối với nhận thức của tôi. Trước mắt tôi lúc này tác phẩm bị dẹp bỏ của nhà văn phường chúng tôi hiện lên trong một cấu trúc khác, trong sự hòa đồng với cuộc đời thực không hề hư cấu của anh. Tôi đã chép lại hầu như toàn bộ theo đúng cái trình tự tình cờ tôi có được ấy… không hề có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như một người chơi Ru – Bic vậy thôi” [113, 318].

Với kết cấu lồng ghép như trên, Bảo Ninh đã đặt người đọc vào một vị thế tỉnh táo để tham gia vào trò chơi sáng tạo, trò chơi sáng tác: “Sau khi chép xong, đọc lại, tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa, dường như do sự tình cờ của câu chữ và của bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau. Thậm chí tôi ngờ rằng có quen anh trong chiến tranh” [113, 318]. Như vậy, ở đây, nhà văn không chỉ là người miêu tả mà còn là đối tượng miêu tả, tiểu thuyết không chỉ là phương tiện để khám phá, thể hiện con người mà còn là chủ đề của tiểu thuyết. Nhà văn và nhân vật đổi chỗ, đổi vị thế cho nhau, bạn đọc và nhà văn hoán đổi lẫn nhau.

Kết cấu lồng ghép trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một hình thức sáng tạo đặc biệt, là một sự cách tân về kết cấu tiểu thuyết. Nó từ bỏ tính tuần tự , mạch lạc của truyện kể để tạo nên sự đa tầng, đa nghĩa cho văn bản

tác phẩm. Nó bày ra một trò chơi và mách nước về nguyên tắc chơi để cả nhà văn, nhân vật và bạn đọc cùng tham gia. Việc sáng tạo ra kết cấu lồng ghép trong Nỗi buồn chiến tranh là một đổi mới mang tính đột phá về thi pháp tiểu thuyết của Bảo Ninh. Về mặt nghệ thuật kết cấu, Nỗi buồn chiến tranh trở

thành một dấu son nổi bật trên hành trình đổi mới tư duy tiểu thuyết để khả dĩ hội nhập với tiểu thuyết thế giới đương đại.

3.1.2.2. Kết cấu phần mảnh đan xen

Trong Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh sau 1975, các tác giả chú trọng phản ánh, khám phá con người cá nhân phức tạp, đa diện, không bằng lòng với việc miêu tả, đánh giá con người, cuộc sống một cách đơn giản, nhất phiến. Chiến tranh đã lùi xa một khoảng đủ dài để nhà văn có nhiều trải nghiệm và suy ngẫm, bầu không khí dân chủ trong đời sống văn học cho phép các tác giả nói thẳng nói thật về cuộc sống và con người. Do đó, cách trình bày của các tác giả khi nói về chiến tranh và thân phận con người cũng rất đa dạng và phức tạp. Ở phương diện kết cấu tác phẩm, Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh rất có ý thức và khá dụng công trong việc kết hợp đan xen các phần mảnh của hiện thực với những suy ngẫm về chiến tranh, về cuộc sống, về nhân sinh, đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa tự sự và trữ tình, giữa ý thức và vô thức theo cách nhìn, lối cảm rất riêng của mình.

Kết cấu phần mảnh, đan xen cho phép nhà văn kể chuyện theo cách đặt những hiện tượng cách xa nhau, khác xa nhau lại gần nhau không tuân theo một qui luật định sẵn nào cả. Nhà văn thâm nhập, phân thân, hóa thân vào nhân vật, đan lồng vào đó những đánh giá, nhận xét, suy ngẫm về cuộc đời của mình, của người, về nhân tình thế thái chan hòa cảm xúc chủ quan. Đó là những ngẫm nghĩ, những triết lí thông qua số phận nhân vật Lực trong Cỏ lau: “Chiến tranh, kháng chiến, không phải như một số người khác, đến bây giờ

tôi không hề mảy may hối tiếc đã dốc tất cả tuổi trẻ vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời bị chặt lìa thật khó gắn liền lại như cũ” [25,703]. Đó là những chiêm nghiệm triết lí của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh: “Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [113, 40]. Cách làm này có ưu thế là nhà văn thấu hiểu nhân vật, đi sâu vào từng ngóc ngách thầm kín, u ẩn của tâm hồn con người để phân tích, mổ xẻ, suy tư, triết lí. Kiểu đan xen này làm cho tác phẩm hấp dẫn, sinh động hơn. Tác giả và nhân vật hòa quyện, những nếm trải trăn trở, dằn vặt của nhân vật cũng là nỗi lòng tác giả.

Từ sự kết hợp, đan xen giữa chất sống và chất suy ngẫm như vậy dẫn đến sự phá vỡ những diễn biến trình tự của logic bề ngoài theo kiểu quan hệ nhân quả hoặc cái gì xảy ra trước nói trước, xảy ra sau nói sau như kiểu kết cấu khung truyện truyền thống. Kết cấu tác phẩm Cỏ lau bộc lộ qua mối quan hệ

giữa Lực, nhân vật chính, với những con người và sự kiện, nó được tạo thành dưới sự tác động của những cảm xúc và hồi tưởng. Cốt truyện, mạch truyện phát triển như một sự lắp ráp các phần mảnh của những số phận con người. Nguyễn Minh Châu đã đưa những sự kiện lịch sử trong mấy mươi năm của đất nước, những sự kiện, những biến cố, những đổi thay của bao nhiêu số phận, đời người vào trong một tác phẩm có dung lượng khiêm tốn là nhờ kết cấu phần mảnh, đan xen đó. Trong Nỗi buồn chiến tranh cũng vậy, chiến

tranh với biết bao nhiêu sự kiện của nó, chiến tranh với số phận con người, thời hậu chiến với những phức tạp, xô bồ… hiện lên rất đầy đủ qua sự lắp ghép, đan xen các mảng ý thức, lắp ráp các phần mảnh không gian - thời gian, phần mảnh cuộc đời nhân vật.

yếu sẽ dẫn đến xu hướng mở thoáng của kết cấu. Nhờ đó, nó khai thác được chất văn xuôi của đời sống, phù hợp với việc khám phá hiện thực phức tạp, đa chiều của cuộc sống đầy biến động, phù hợp với việc khám phá số phận con người với tất cả sự phong phú, sâu sắc, tinh tế và trắc ẩn của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của tư duy tiểu thuyết về chiến tranh (qua sáng tác của phan tứ, nguyễn minh châu, bảo ninh) (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)