Nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

1.3.2.1. Nội dung giáo dục đạo đứccho học sinh

Nội dung GDĐĐ xã hội chủ nghĩa bao gồm các phẩm chất đạo đức được thể hiện dưới dạng các biểu hiện về hành vi đạo đức, các khái niệm về các quy tắc đạo đức, các thói quen ứng xử trong các quan hệ đạo đức,…

Những yếu tố của tri thức, tình cảm và thói quen đạo đức được chứa đựng trong nội dung của tất cả các môn học trong nhà trường, trong yêu cầu về nội dung, thái độ của học sinh tham gia các loại hình hoạt động đa dạng trong và ngoài nhà trường, trong giao lưu với tập thể trong nhà trường và ngoài xã hội, nơi học sinh học tập và sinh sống. Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH (có thể xác định một cách tương đối) được chia thành 5 nhóm, phản ánh các mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết.

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị như: có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và Nhà Nước.

Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: Tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộc khác: Nhân nghĩa, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tôn trọng mọi người, thủy

chung, giữ chữ tín.

Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc đó là: trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết.

Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa – xã hội) như: Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng…Mặt khác, có ý thức chống lại các hành vi gây tác hại đến con người và môi trường sống; bảo vệ hòa bình, bảo vệ và phát huy truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc và của nhân loại.

GDĐĐ cho học sinh hướng tới mục tiêu giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức.

Nội dung của GDĐĐ hướng tới lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hòa bình, có tinh thần cộng đồng và quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường.

Nội dung giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở hiện nay

Theo giáo trình “Quản lý giáo dục và đào tạo” năm 2003 (tài liệu dùng cho cán bộ QLGD) của trường Cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo thì nội dung giáo dục đạo đức cho HS trường THCS bao gồm:

 Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức

Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho HS THCS rất quan trọng góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Nội dung giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức là “Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh. Nâng cao lòng yêu nước XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân thể hiện trong cuộc sống và học tập, lao động và hoạt động chính trị XH, giáo dục kỷ luật và pháp luật, giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hóa”.

 GDĐĐ trong mối quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng, giáo dục học sinh lòng trung thành với lý tưởng XHCN, lòng yêu nước, lòng yêu hòa bình, tự hào dân tộc, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc. Biết ơn các vị tiền liệt có công dựng nước và giữ nước, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng sản Việt Nam và kính yêu Bác Hồ.

 GDĐĐ trong mối quan hệ cá nhân với lao động: Giáo dục ở HS yêu lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học kỹ thuật, quý trọng người lao động, quý trọng thành quả lao động XH và các di sản văn hóa, ý thức tiết kiệm.

 GDĐĐ trong mối quan hệ cá nhân với bản thân: Giáo dục HS lòng tự trọng, đức tính thật thà, giản dị, khiêm tốn, kiên trì, dũng cảm, lạc quan, yêu đời,…

 GDĐĐ trong mối quan hệ cá nhân với người khác: Giáo dục lòng yêu thương, quý trọng, thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lợi ích và ý chí tập thể.

 GDĐĐ gia đình: Với người trên phải tôn kính lễ độ, khiêm tốn, quan tâm chăm sóc; với người dưới phải thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; với người cùng thế hệ phải tôn trọng khiêm nhường, chân thành giúp đỡ nhau trong học tập .

 Giáo dục tình bạn chân thành, giáo dục tình yêu chân chính, dựa trên cơ sở thông cảm, hết sức tôn trọng và có cùng một mục đích, lý tưởng chung.

Đặc biệt, giáo dục cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, quyết tâm phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, khiêm tốn, giản dị, học tập rèn luyện suốt đời”.

1.3.2.2. Phương pháp giáo dục đạo đứccho học sinh

Phương pháp GDĐĐ cho học sinh là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất cần thiết. Có nhiều phương pháp GDĐĐ như sau:

 Nhóm phương pháp thuyết phục: Là nhóm các phương pháp tác động vào mặt nhận thức và tình cảm của con người nhằm khai sáng cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp với cuộc sống. Nhóm này bao gồm các phương pháp khuyên giải, tranh luận, nêu gương.

con người vào hoạt động thực tiễn để tập dợt, rèn luyện tạo nên các hành vi thói quen. Nhóm này bao gồm các phương pháp tập luyện, rèn luyện.

 Nhóm phương pháp khích thích hành vi: Đây là nhóm phương pháp tác động vào mặt tình cảm của đối tượng giáo dục nhằm tạo ra những phấn chấn, thúc đẩy tích cực hoạt động, đồng thời giúp cho những người có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm. Nhóm này bao gồm các phương pháp thi đua khen thưởng, trách phạt .

Nhà giáo dục cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp với mục đích, với đối tượng giáo dục, với tình huống cụ thể.

1.3.3. Các con đường giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh

Con đường giáo dục được hiểu là cách thức tổ chức hoạt động có mục đích, thông qua đó góp phần phát triển nhân cách của người được giáo dục. Một nền giáo dục phát triển, được tổ chức tốt bằng các phương pháp hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng với những phương pháp giáo dục tiên tiến có thể làm cho người được giáo dục hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện đại hóa đất nước.

Thông qua các con đường giáo dục học sinh, các em có thể lĩnh hội được những thái độ, hành vi, có thể rút kinh nghiệm và hình thành kỹ năng sốngcũng như thái độ đối với cuộc sống.

Con đường dạy học

Nhà trường là cơ sở chuyên thực hiện chức năng giáo dục, chuyên trách làm công tác giáo dục – đào tạo, do đội ngũ các nhà sư phạm có năng lực chuyên môn vững vàng và giàu kinh nghiệm trong công tác giáo dục thực hiện các chương trình giáo dục có mục đích, nội dung và phương pháp theo một kế hoạch để hướng vào mục đích đào tạo.

Thông qua nội dung các môn học người học lĩnh hội được một lượng kiến thức, hệ thống, hình thành kỹ năng lao động, tiếp tục những phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.

nhất, hiệu quả nhất làm cho thế hệ trẻ lĩnh hội một cách có hệ thống những kho tàng văn hóa của loài người trong một thời gian nhất định.

Cách tiến hành: thông qua nội dung các môn học, sử dụng tiềm năng của nó để thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, dạy phương pháp và dạy thái độ cho người học.

Con đường tổ chức lao động

Có hai loại lao động: trí óc và chân tay. Cả hai đều chứa đựng tiềm năng rèn trí thông minh và hình thành kỹ năng hoạt động sáng tạo. Hai loại lao động trên được biểu hiện các hình thức:

 Lao động học tập  Lao động phục vụ  Lao động sản xuất

Thông qua các dạng và hình thức lao động nói trên có khả năng giúp người học:  Hiểu được giá trị của lao động, từ đó trở nên quý trọng người lao động, sản phẩm lao động của mình và của người khác tạo ra.

 Biết xác định mục đích, nhiệm vụ và chuẩn bị cũng như biết lập kế hoạch cho mỗi loại công việc.

 Biết tổ chức khoa học quá trình lao động, điều chỉnh quá trình đó để đạt mục tiêu cuối cùng. Biết hạch toán và kinh doanh.

 Biết kiểm tra và đánh giá kết quả lao động.

Tóm lại, giáo dục thông qua lao động người học sẽ yêu lao động, coi lao động là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người và hiểu rằng mọi thứ cần thiết cho đời sống con người đều phải qua lao động tạo ra mới được, từ đó biết quý trọng và đánh giá cao phẩm giá của người lao động.

Con đường tổ chức hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội là hoạt động của mỗi cá nhân tham gia vào các mối quan hệ, giao lưu với cộng đồng người trong những môi trường đa dạng, phong phú, sinh động và cũng hết sức phức tạp. Song ở đó nó chính là trường học để rèn luyện, thử thách và hình thành, phát triển nhân cách con người.

 Đưa họ tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội (chi bộ, chi đoàn TNCSHCM, công đoàn…), hội từ thiện (giúp học sinh nghèo vượt khó…)

 Qua các tổ chức nói trên có thể tác động đến các mặt sau:

 Làm xuất hiện nhu cầu hoạt động trong các tổ chức chính trị, xã hội…  Thực hiện các mối quan hệ giao lưu lành mạnh để họ tự thể hiện vai trò của mình trong các tổ chức mà họ tham gia, đóng góp công sức vào đó làm cho tổ chức luôn hoạt động và lớn mạnh.

 Làm cho họ giàu lòng nhân ái, tôn trọng con người, nâng cao tính tích cực, tự giác, tự vận động, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, lao động và trong cuộc sống đời thường.

Tóm lại, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, họ hiểu biết thêm về thế giới tự nhiên và xã hội, làm cho đời sống cộng đồng được mở mang, những kinh nghiệm về hoạt động được tích lũy, tính tích cực xã hội được hình thành. Từ đó họ có thêm vốn sống, góp phần hình thành nhân cách người học.

Con đường tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục thể thao

Hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục thể thao là một trong những dạng hoạt động nhằm hoàn thiện đời sống tinh thần và thể chất cho con người. Bởi vậy, nếu được quan tâm một cách đầy đủ, đúng mức sẽ làm cho tinh thần sảng khoái, thể lực được tăng cường, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ các dạng hoạt động khác như học tập, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học,…Mặt khác còn có ý nghĩa thiết thực và góp phần đáng kể vào việc hạn chế bởi những mặt tiêu cực như lãng phí thời gian vào các hoạt động không lành mạnh, thói hư , tật xấu và tệ nạn xã hội…

Cách thực hiện:

 Xác định rõ mục đích các hoạt động.

 Vạch kế hoạch hoạt động trong ngày (trong đó dành thời gian hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục thể thao).

sinh hoạt giao lưu văn nghệ, sinh hoạt tập thể, phong trào thể dục thể thao, lồng ghép các hình thức và nội dung giáo dục thiết thực cho việc hình thành và phát triển nhân cách người học.

Con đường tổ chức hoạt động tập thể

Dưới phương tiện giáo dục, tập thể là nơi tạo điều kiện làm biến đổi các thành viên thành những con người phát triển toàn diện, hài hòa, là nơi chuẩn bị cho những người đang ở độ tuổi trưởng thành bước vào cuộc sống và lao động xã hội. Do vậy, tập thể được quan niệm vừa là đối tượng tác động sư phạm, vừa là chủ thể tác động giáo dục.

Trong quan hệ tập thể có 3 thể loại, đó là: quan hệ phụ thuộc, quan hệ giao lưu, quan hệ thân ái.

Quan hệ phụ thuộc: tạo ra công việc chung cần nhiều người cùng nhau giải quyết, trong đó các em cần đến nhau, phân công nhau cùng thực hiện, từ đó tạo nên quan hệ phụ thuộc và gắn bó lẫn nhau mới giải quyết được công việc chung.

Quan hệ giao lưu: Giao lưu mang tính chất công việc như học ở tổ nhóm, tham gia sinh hoạt chi đoàn,… Trong mối quan hệ này giáo dục cho các em biết tự chủ, biết tự thể hiện những ý kiến, quan điểm hay sự am hiểu của mình ra ngoài để được thừa nhận hay được đóng góp ý kiến để thống nhất ý kiến, thống nhất tư tưởng, tình cảm và qua đó học tập nhau, các em tìm thấy tiếng nói chung.

Quan hệ nhân ái: Nhà giáo dục đưa các em các mối quan hệ tình cảm có tính tập thể, tạo ra bầu không khí tâm lý chan hòa, chân tình, cởi mở, quan tâm đến nhau, chia sẻ vui buồn và sẵn sàng giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau trong mọi công việc học tập, lao động, vui chơi hay sinh hoạt đời sống đời thường.

Trong các mối quan hệ tập thể, nhà giáo dục phải chỉ ra cho các em rằng, mỗi thành tích của cá nhân nào đó dù nhỏ cũng không nằm ngoài sự giúp đỡ và tạo điều kiện của tập thể hay của các thành viên khác. Qua đó làm cho các em thấy rõ vai trò trí tuệ của tập thể, sự giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể chứa đựng trong sự thành đạt của mỗi cá nhân.

cá nhân, trong mỗi thành viên phải muốn tồn tại và phát triển thì không thể nằm ngoài đời sống tập thể. Do đó, nhà giáo dục phải tạo ra cho được môi trường tập thể lành mạnh, tạo điều kiện tốt cho người được giáo dục.

1.3.4. Đặc điểm tâm lí học sinh trường trung học cơ sở và vấn đề giáo dục đạo đức

Học sinh THCS có độ tuổi thường từ 12 đến 15 tuổi, các em đang trong giai đoạn phát triển lành mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, đang ở thời kì chuyển tiếp từ thiếu niên sang thanh niên. Đây là thời kì các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của người công dân trong tương lai. Đặc điểm của sự phát triển nhân cách của các em là sự tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức trong nhân cách của mình trên các bình diện mục đích và nguyện vọng cụ thể trong cuộc sống. Sự đánh giá ấy không phải là cái đã qua mà là cái hiện tại và tương lai. Nét đặc trưng của sự phát triển các phẩm chất đạo đức là sự tăng cường vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi. Cuộc sống học tập, lao động xã hội trong các tập thể lành mạnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)