8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.6.1. Ý nghĩa của biện pháp
Một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản lý là kiểm tra, đánh giá giúp cho chủ thể quản lý có thông tin phản hồi về đối tượng quản lý, nắm được diễn biến hoạt động của tổ chức, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh tất yếu cần thực hiện công việc này.
Cần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho học sinh THCS là một biện pháp vô cùng quan trọng và cần thiết ở chỗ nhằm kiểm tra đánh giá chính xác chân thực thực trạng và xác định được các nguyên nhân của thực trạng, từ đó xác lập được các biện pháp quản lý có hiệu quả.
Thực trạng nghiên cứu cho thấy, vấn đề này chưa được các trường THCS ở địa bàn nghiên cứu quan tâm thực hiện dẫn đến chưa kiểm soát được quá trình thực hiện công tác phối hợp này. Điều đó cho thấy cần phải thực hiện ngay công tác này.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để quản lý hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh, kịp thời động viên, phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động, Hiệu trưởng nhà trường cần phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động phối hợp từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đánh giá toàn diện cả về ý thức, thái độ, tinh thần làm việc; hiệu quả công việc của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp.
Khác với hoạt động dạy và học trên lớp, hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh chưa có cơ chế, chính sách quy định của Nhà nước cụ thể, không có chuẩn đánh giá cụ thể nên hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác này cần phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được bàn bạc, thống nhất của các lực lượng tham gia. Trên cơ sở đó, cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá
từng nội dung của hoạt động; có thể đánh giá cả về mặt định lượng, định tính hoặc được sự thừa nhận của tập thể trong những điều kiện cụ thể của từng Trường.
Theo chúng tôi, có thể áp dụng các biện pháp kiểm tra, đánh giá sau đây đối với hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh: Kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng; của Ban chỉ đạo; của các tiểu ban đối với từng nội dung hoạt động; tổ chức thi đua giữa các lực lượng tham gia công tác phối hợp; sử dụng kết quả hoạt động để đánh giá thi đua của cá nhân, tập thể…
Hoạt động kiểm tra đánh giá là công việc rất quan trọng, nên chú trọng thực chất, không chạy theo hình thức. Khi có kết quả đánh giá, người quản lý cần thực hiện việc điều chỉnh hoặc phát huy, xử lý để quá trình thực hiện tốt hơn.
Cần quan tâm đến vấn đề rút kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hoạt động. Có thể tiến hành rút kinh nghiệm theo từng nội dung hoạt động hoặc rút kinh nghiệm toàn bộ quá trình hoạt động; rút kinh nghiệm theo từng cá nhân hoặc các bộ phận, lực lượng thực hiện; rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ làm việc và hiệu quả công việc.
Thi đua, khen thưởng là hình thức động viên về mặt tinh thần có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên, nếu sử dụng khen thưởng không đúng sẽ có tác dụng ngược. Thi đua cần duy trì đều đặn, thường xuyên hoặc theo đợt thi đua có phát động, có tiêu chí rõ ràng, có sơ kết, tổng kết công khai, công bằng để có tác dụng tích cực. vì vậy cần khen thưởng những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công việc được giao.
3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng các điều kiện hỗ trợ việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.7.1. Ý nghĩa của biện pháp
Để nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cũng như các chế độ, chính sách đối với các lực lượng thực hiện có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện không thể thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện.
Vì vậy, cần tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, tài chính cho hoạt động phối hợp và có những chế độ, chính sách thỏa đáng đối với các lực lượng thực hiện
công tác này.
3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Để cho các lực lượng tham gia hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh, trước hết cần khai thác, sử dụng tốt cơ sở vật chất hiện có, đồng thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và vận động các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và CMHS nhằm huy động các nguồn tài chính, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động.Việc huy động sự đóng góp cần phải phù hợp với điều kiện của địa phương, của cộng đồng, của gia đình…
Phát huy vai trò của đội ngũ GVCN lớp và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong nhà trường trong hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các lực lượng tham gia hoạt động phối hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả việc phối hợp.
Cần có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, biện pháp “Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa NT và GĐ đối với công tác GDĐĐ cho học sinh “là cơ sở, nền tảng để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác. Mỗi biện pháp mặc dù có tính độc lập riêng nhưng thống nhất với nhau trong một hệ thống, vì vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh, người Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp.