Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

2.7.3. Nguyên nhân của thực trạng

* CMHS nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng trong việc GDĐĐ cho học sinh của gia đình, nên hoàn toàn phó thác việc giáo dục học sinh cho nhà trường, xem việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường.

* Nhà trường, các cấp chính quyền và gia đình chưa quan tâm đúng mức đến sự phối hợp để quản lí GDĐĐ cho học sinh. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm,

hiếu động, tò mò, phạm vi hoạt động rộng, dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh và rất dễ thay đổi, nếu không quan tâm thường xuyên các em có thể mắc sai phạm và hư hỏng. Từ sự nhận thức chưa đầy đủ vậy NT và GĐ thấy rõ sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Nhưng thực tế nhiều gia đình và tổ chức xã hội chưa nhận thức được điều này. Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương chủ yếu là nằm ngoài nghị quyết, khi dựa vào thực tế thì còn nhiều trở ngại và hình thức.

* Nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ giữa NT, GĐ và XH nhằm một cách toàn diện.

* Sự phối hợp giữa NT, GĐ và XH chỉ mang tính hình thức chưa có các hoạt động cụ thể.

* Cộng đồng xã hội đứng ngoài cuộc, các tổ chức xã hội còn ít quan tâm đến việc quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

* GVCN và CMHS còn chưa giữ được mối liên hệ thường xuyên, chưa có nhiều hoạt động giáo dục để các mối liên hệ giữa NT, GĐ và XH có điều kiện phối hợp với nhau được tốt hơn.

Để có sự phối hợp các lực lượng giáo dục tốt hơn thì trước tiên CBGV và CMHS phải giữ được mối liên lạc thường xuyên. Hình thức liên lạc có thể thông qua sổ liên lạc, thông qua điện thoại, thông qua chi hội CMHS, thông qua cuộc họp CMHS thường kì hoặc các cuộc hỏi thăm gia đình học sinh của GVCN…Mỗi liên lạc này sẽ cung cấp thông tin hai chiều đầy đủ, cụ thể về tình hình GDĐĐ cho học sinh, tạo niềm tin để GV và gia đình có những thông tin chính xác trong việc GDĐĐ cho học sinh.

Nội dung và biện pháp giáo dục của NT và GĐ chưa cụ thể, đồng bộ và rõ ràng cũng là nguyên nhân quan trọng để hạn chế hiệu quả sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục hiện nay. Để có sự thống nhất, nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, cụ thể là nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thống nhất về mục đích, nội dung và biện pháp giáo

dục, cách thức tiến hành, thời gian thực hiện cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có thể tham gia.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tổ chức phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh tại các trường THCS thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã được tiến hành trong nhiều năm qua và đã đạt được những kết quả nhất định. NT và GĐ đã tích cực chủ động phối hợp với nhau trong việc GDĐĐ cho học sinh. Tuy nhiên, kết quả của công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Bên cạnh đó, do đặc điểm tình hình kinh tế hiện nay của tỉnh có nhiều cải thiện, sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng như trào lưu văn hóa mới, tệ nạn xã hội nảy sinh nhiều, tình hình đạo đức học sinh có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Nhận thức về mục tiêu giáo dục, nội dung GDĐĐ và phương pháp chưa được cha mẹ hiểu rõ và quan tâm. Hình thức GDĐĐ còn nghèo nàn, phương pháp hành chính đơn thuần, do đó dẫn đến nhận thức của học sinh về chuẩn mực đạo đức chưa được xác định, chưa có sự phối hợp đồng bộ trong XH.

 Các tổ chức chính trị-xã hội cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; góp phần cùng với nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 Tích cực phối hợp với nhà trường, thực hiện tốt “xã hội hóa giáo dục”, hỗ trợ nhà trường về kinh phí, phương tiện vật chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tăng cường công tác GDĐĐ cho học sinh.

Để khắc phục những yếu kém đã phân tích ở trên không chỉ đòi hỏi có sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục mà cần có sự đổi mới căn bản công tác tổ chức phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh. Đây chính là nội dung mà tác giả đề xuất biện pháp giải quyết ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ

AN NHƠN,TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)