Định hướng đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Định hướng đề xuất biện pháp

Điều 2, Luật Giáo dục ban hành ngày 14/06/2005 quy định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp”.

Quyết định 50/2007/QĐ-BGĐ ĐT ngày 29/8/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo “Ban hành quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên…”, trong điều 2, quy định “Thực hiện công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên…”

Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học, ban hành theo quyết định số 02/2007/QĐ-BGĐ ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT đã nêu rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định (Nhiệm kỳ 2010-2015) khẳng định: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường xâm nhập nhà trường, giáo dục truyền thống…cho học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.

Những vấn đề trên là những cơ sở định hướng quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh trong các trường THCS thị xã

An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)