Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về công tác

hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

2.4.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Nhận thức là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng của con người. Bởi vì nhận thức được hiểu nó không chỉ giải thích thế giới mà là cải tạo thế giới. Chính vì vậy, nhận thức về công tác phối hợp giữa NT và GĐ đối với công tác GDĐĐ cho học sinh là vấn đề cần xem xét khi mà thực trạng học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường, vô lễ với thầy, cô giáo…đang ngày càng phổ biến.

Theo đánh giá của CBQL thì việc tăng cường hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường hiện nay rất cần thiết chiếm 80% và 20% cho rằng là cần thiết. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác này đang được các nhà quản lý của các trường đánh giá cao.

Bảng 2.5. Đánh giá CBQL về mức độ cần thiết của việc phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh

MỨC ĐỘ Số lượng Tỷ lệ % Rất cần thiết 4 80.0 Cần thiết 1 20.0 Không cần thiết lắm 0 0.0 Không cần thiết 0 0.0 Tổng 5 100.0

Đánh giá GV về vai trò của mình trong việc phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa NT và GĐ

trong công tác GDĐĐ cho học sinh

MỨC ĐỘ Số lượng Tỷ lệ % Rất quan trọng 48 31,7 Quan trọng 85 56,3 Ít quan trọng 18 12.0 Không quan trọng 0 0.0 Tổng 151 100.0

(Nguồn: Kết quả điều tra phụ lục 1, câu 7)

Kết quả điều tra ở bảng 2.6 cho thấy có 31,7% GV nhận thức đầy đủ là công tác rất quan trọng, 56.3% GV nhận thức là quan trọng, 12% GV vẫn cho rằng vai trò của GV trong việc phối hợp giữa NT và GĐ đối với công tác GDĐĐ là ít quan trọng. Điều này cho thấy một bộ phận nhỏ GV chưa nhận thức đúng được vai trò của công tác này.

Khi khảo sát về nhận thức của CMHS đối với công tác phối hợp giữa NT và GĐ, có 21.7% CMHS cho biết đây là việc rất cần thiết đối với họ, và 33% CMHS đánh giá là cần thiết, 35.5% cho rằng không cần thiết lắm, 9.8% cho rằng không cần thiết.

Bảng 2.7. Thống kê về nhận thức của CMHS đối với công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh.

MỨC ĐỘ Số lượng Tỷ lệ % Rất cần thiết 102 21.7 Cần thiết 155 33 Không cần thiết lắm 167 35.5 Không cần thiết 46 9.8 Tổng 470

(Nguồn: Kết quả điều tra phụ lục 3)

nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phối hợp giữa NT và GĐ. CMHS trong nhóm đối tượng này hầu như “khoán trắng” cho nhà trường và GV và xem đây là một việc hiển nhiên của nhà trường, hoặc khi mời đến trường để trao đổi họ thường có các câu trả lời như: Trăm sự nhờ Thầy Cô, các cháu sợ thầy cô hơn ba mẹ, kinh tế khó khăn không đủ điều kiện quan tâm đến con, gia đình không hạnh phúc,…. Rất nhiều lý do khác nhau mà cuối cùng vẫn là nhờ nhà trường, thầy cô quan tâm giáo dục chúng. Số lượng CMHS nói trên phần lớn rơi vào các gia đình có thành phần kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà hoặc lao động tự do. Bản thân họ cũng có trình độ văn hóa thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh.

2.4.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Tình trạng học sinh trốn tiết, bỏ học, vô lễ với thầy cô giáo, đánh nhau trong trường học và đánh hội đồng ở những nơi công cộng hiện nay được tung lên mạng như là hồi chuông cảnh báo về sự suy giảm đạo đức học đường. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Theo kết quả điều tra của CBQL, GV tổng số 156 ý kiến thì các nguyên nhân ảnh hưởng đến GDĐĐ chủ yếu tập trung vào vấn đề được thực hiện ở bảng 2.8

Bảng 2.8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến GDĐĐ của học sinh

TT Các yếu tố Số ý kiến Tỷ lệ % Thứ bậc

1 GĐ chưa quan tâm GD các em đúng mực 156 100.0 1

2 Người lớn chưa gương mẫu 118 75.6 2

3 Quản lý GDĐĐ của nhà trường chưa chặt chẽ 113 72.4 3

4 Nội dung GDĐĐ chưa thiết thực 95 60.9 6

5 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 111 71.2 4 6 Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 101 64.7 5.5 7 Một bộ phận GV chưa quan tâm GDĐĐ cho HS 65 41.7 11 8 ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông 59 37.8 10

9 Chưa có sự phối hợp tốt giữa các LLGD 73 46.8 9 10 Sự quản lý GDĐĐ của xã hội chưa đồng bộ 83 53.2 7

11 Phim ảnh, sách báo không lành mạnh, các trò chơi trên mạng

86 55.0 8

12 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ 35 22.4 14

13 Sự tác động của pháp luật chưa nghiêm, chưa chặt chẽ

46 29.5 13

14 Tệ nạn xã hội 71 45.5 12

(Nguồn: Kết quả điều tra, phụ lục 1, câu 13)

Nguyên nhân từ gia đình: Gia đình là nền tảng, là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh có hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức thường ở các nhóm gia đình như:

* Thứ nhất, những gia đình có kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà chăm. Chính vì vậy, họ không có điều kiện quan tâm, uốn nắn kịp thời khi các em có biểu hiện lệch lạc trong học tập và trong hành vi.

* Thứ hai, ở những gia đình có điều kiện kinh tế tốt, nhưng do bố mẹ nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần và những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của con cái. Bố mẹ chỉ lo làm giàu mà khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường.

* Thứ ba, những gia đình vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực giữa bố mẹ và con cái, bố mẹ luôn trong tình trạng mâu thuẫn hoặc đã ly hôn, có thành viên trong gia đình sa vào nghiện hút, rượu chè, cờ bạc…Sự thiếu gương mẫu của người lớn chính là điều kiện để trẻ học tập những thói hư tật xấu.

Nguyên nhân từ phía nhà trường: Ban giám hiệu một số trường chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh để răn đe, ngăn chặn kịp thời. Năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu

đi sát vào từng học sinh để nắm bắt kịp thời hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của từng học sinh. Một số GV bộ môn chưa chú trọng việc “dạy chữ” để “dạy người”, có ý nghĩ rằng GDĐĐ cho học sinh là việc của GVCN, của BGH nhà trường. Một số ít GV và thậm chí là CBQL đôi lúc còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Việc áp dụng các phương pháp GDĐĐ còn cứng nhắc, thậm chí sai nguyên tắc, xem nhẹ yếu tố thuyết phục, thô bạo trong việc đối xử với học sinh…Điều này thể hiện trong thời gian vừa qua chúng ta thường thấy trên truyền thông các hình ảnh GV chửi và đánh học sinh trên lớp và sự phản ứng lại của học sinh. Bên cạnh đó, với thực trạng hiện nay nhiều hình thức giáo dục của Thầy Cô giáo bị phụ huynh và xã hội cho rằng xúc phạm đến nhân phẩm của các em. Điều đó làm cho người Thầy không còn nhiệt huyết để giáo dục đạo đức các em đến nơi đến chốn vì sợ liên lụy hoặc chịu trách nhiệm.

Nguyên nhân từ xã hội: Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và các trang mạng, thêm vào đó cơ chế thị trường đang len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho giá trị đạo đức truyền thống bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về phát triển kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của nó đó là làm xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp…trước những cám dỗ của đồng tiền, không ít học sinh đã bị sa ngã, đặc biệt là đối với nữ giới.

Sự buông lỏng về quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hóa đã làm xuất hiện ngày càng nhiều điểm tụ tập không lành mạnh về văn hóa gần trường học, những quán Internet ngày càng nhiều, các tụ điểm này lôi kéo những học sinh vào các điểm giải trí như bi-a, game, chát…nhằm phục vụ lợi ích kinh tế riêng của họ. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

Nguyên nhân từ phía học sinh: Do biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS, đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn yếu trước

những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài…nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em.

 Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp của các lực lượng giáo dục: Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn Thanh niên nói riêng trong một số trường THCS hoạt động chưa hiệu quả, sự phối kết hợp với nhà trường trong GDĐĐ cho HS chưa nhịp nhàng và đồng bộ.

Bên cạnh việc xem xét những nguyên nhân tác động mạnh nhất đến tình trạng sa sút về đạo đức của HS trong thời gian qua, tác giả cũng tập trung nghiên cứu những lực lượng nào sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến vấn đề giáo dục cho học sinh hay có thể tác động mạnh nhất đến suy nghĩ và lối sống của học sinh hiện nay. Qua kết quả điều tra ở bảng 2.9 cho thấy, tập thể lớp và gia đình có ảnh hưởng lớn và nhiều nhất đến việc GDĐĐ cho HS, lực lượng ảnh hưởng tiếp theo là GVCN, địa bàn khu dân cư học sinh thường trú và phương tiện truyền thông. Sự quan tâm và tư cách GVCN tác động đến tâm lý và lối sống của học sinh không nhỏ. Đặc biệt hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, thông tin được truyền thông một cách rộng rãi, những hình ảnh như thần tượng, ca sỹ mới, phong cách ăn mặc, các bộ phim bạo lực…Ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ, định hướng của thế giới trẻ, nhất là với lứa tuổi mới bắt đầu tìm hiểu cuộc sống đang dần hoàn thiện này thì điều này tác động khá lớn.

Bảng 2.9.Các lực lượng ảnh hưởng đến GDĐĐ cho HS (Theo đánh giá của CBQL)

Các lực lượng giáo dục MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG Ảnh hưởng nhiều nhất Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % GVCN 1 20 3 60 1 20 GVBM 1 20 4 80

Tập thể lớp 2 40 3 60

Đoàn TNCSHCM 3 60 2 40

Công Đoàn nhà trường 5 100

Gia đình 5 100 Hội CMHS 3 60 2 40 Công an 5 100 Chính quyền địa phương 5 100

Địa bàn khu dân cư 5 100

Hội khuyến học 5 100

Các phương tiện truyền thông

5 100

(Nguồn: Kết quả điều tra phụ lục 1)

Công đoàn nhà trường và chính quyền địa phương dường như không có ảnh hưởng nhiều trong hoạt động này bởi vì các yếu tố này chỉ điều phối các hoạt động của NT và GĐ. Tuy nhiên, địa bàn khu dân cư lại có tác động khá mạnh mẽ đến suy nghĩ và đạo đức học sinh bởi vì đó là môi trường tiếp xúc để cho các em phát triển và hoàn thiện, nếu môi trường đó tốt thì các em có cách nhìn cuộc sống khác so với những em có cuộc sống ở những nơi có dân trí thấp và điều kiện sống quá thiếu thốn, nơi có tình trạng bạo lực cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)