Thực trạng về quản lý việc thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Thực trạng về quản lý việc thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà

trường và gia đình đối công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Thời gian qua, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp phối hợp với gia đình nhưng hiệu quả đem lại chưa cao, điều này làm hạn chế công tác quản lý của hiệu trưởng.

Việc “Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp phối hợp giữa NT và GĐ đối với việc GDĐĐ cho học sinh” được triển khai ở đầu mỗi năm học triển khai trong buổi họp CMHS. Tuy nhiên còn mang tính hình thức, và GVCN chưa cụ thể hóa theo đặc điểm riêng của lớp mình nên công tác phối hợp đạt hiệu quả chưa cao. Mục tiêu phối hợp chưa rõ ràng, nội dung phối hợp còn hạn chế (chỉ thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh), chương trình, phương pháp phối hợp còn đơn điệu, các hình thức phối hợp lặp đi lặp lại nhiều năm.

Về “Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ chưa thực hiện thường xuyên.

Hiệu trưởng chỉ phân công cho GVCN mời CMHS đến trường để trao đổi về việc học tập và rèn luyện của học sinh khi cần thiết. Sự phối hợp này chủ yếu ở những học sinh chưa ngoan, và học lực yếu kém.

Phần lớn các trường chưa tổ chức hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

thực hiện hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ có triển khai nhưng mang lại hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Việc quản lý công tác hướng dẫn tổ chức hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ có trường chưa được CBQL giám sát, kiểm tra thực hiện một cách nghiêm túc. Việc lựa chọn GVCN có năng lực tham gia phối hợp với gia đình còn hạn chế ở một số trường THCS. Biện pháp quản lý tổ chức hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GDĐĐ chưa được thực hiện. Điều này chưa phát huy được những kinh nghiệm thực tế trong quá trình phối hợp làm cho chất lượng phối hợp chưa được cải thiện trong thời gian qua. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của sự quản lý phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)