Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo

dục đạo đức cho học sinh

Công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh được các trường triển khai thực hiện bằng nhiều nội dung khác nhau. Mức độ thực hiện được thể hiện ở bảng 2.10 theo kết quả khảo sát từ 87 GVCN

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung công việc Nội dung MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thường xuyên Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1. Nhắn tin vnedu qua điện thoại phụ huynh hàng tháng về gia đình

16 18,3 25 28,7 40 46,1 6 6,9

2. Trao đổi số điện thoại cho CMHS khi cần thiết

62 71,3 25 28,7

3. Chủ động gặp CMHS và chi hội để trao đổi kết quả học tập của HS 30 34,5 10 11,5 47 54 4. Thực hiện các cuộc họp CMHS theo định kỳ 35 40,2 52 59,8 5. GVCN chủ động thăm hỏi gia đình HS 5 5,7 15 17,3 25 28,7 42 48,3

6. Thông báo kết quả học tập, ý thức nề nếp của HS cho CMHS biết 18 20,7 38 43,7 25 28,7 6 6,9 7. Mời CMHS đến trường khi cần thiết 14 16,1 20 23 53 60,9 8. Sử dụng CNTT trong việc liên lạc giữa NT và GĐ 8 9,2 15 17,3 36 41,3 28 32,2

(Nguồn: Kết quả điều tra phụ lục 2)

“Việc nhắn tin vnedu qua điện thoại phụ huynh hàng tháng và thông báo kết quả học tập, ý thức nề nếp của HS cho CMHS biết” là một trong những công việc

được giáo viên thường áp dụng và đây luôn là một trong những giải pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, việc nhắn tin trên vnedu hàng tháng về gia đình và thông báo kết quả học tập, ý thức nề nếp của HS cho CMHS biết là điều mà đa số GVCN thực hiện không thường xuyên theo mức độ hàng tuần, hàng tháng, mà thông thường chỉ gửi kết quả về cho phụ huynh khi kết thúc một học kỳ. Do vậy, CMHS cũng không thường xuyên cập nhật được những thay đổi hàng tuần, hàng tháng của con em mình. Vì vậy các biện pháp này cần phải được thực hiện ở mức độ thường xuyên hơn thì CMHS sẽ nắm bắt tình hình các em một cách chặt chẽ hơn.

Biện pháp quản lý hiệu quả là đa số GVCN thường xuyên gọi điện thoại cho CMHS khi cần thiết hoặc khi có những việc khác thường diễn ra như: Khi nhận giấy phép không có chữ ký của cha mẹ, học sinh trốn học giữa chừng, làm hỏng tài sản nhà trường, vô lễ với thầy cô…Theo thống kê, thì 71,3% GVCN rất thường xuyên gọi điện cho CMHS, hơn 40% “chủ động gặp CMHS và chi hội để trao đổi kết quả học tập của học sinh” và thật đáng tiếc “GVCN chủ động thăm hỏi gia đình HS” ở mức độ rất thấp. Điều này thể hiện sự thiếu chủ động của GVCN đối với công tác GDĐĐ cho học sinh.

Cũng theo kết quả nghiên cứu trên, có hơn 20,7% GVCN rất thường xuyên và 43,7% GVCN thường xuyên thông báo kết quả học tập, ý thức nề nếp cho CMHS biết, số còn lại chưa nhận thấy trách nhiệm đối với HS, mối quan hệ với CMHS chưa mật thiết vì họ cho rằng CMHS gần như không quan tâm đến việc GVCN nói gì, thậm chí con em họ đi đâu sau giờ học, họ gọi điện cho GVCN để tìm. HS trốn học, bỏ học, vô lễ với thầy cô, gây gỗ với bạn bè khi được mời lên trường làm việc hoặc GVCN gọi điện để trao đổi thì họ thường có thái độ không hài lòng, hằn học, nhiều phụ huynh cho rằng việc này làm mất thời gian của họ và thậm chí có những lời lẽ kiểu thiếu trách nhiệm, khoán trắng và đổ lỗi cho nhà trường. Chính vì những lý do đó mà công tác phối hợp giữa GVCN và CMHS bị hạn chế, nhiệt huyết với nghề của GV cũng từ đó mà giảm đi rất nhiều.

lĩnh hội tiếp nối những kiến thức và chuẩn mực ĐĐ xã hội. Có thể nói, GVCN là đại diện nhà trường, là cầu nối giữa NT và GĐ, cũng là lực lượng có tác động lớn đến suy nghĩ, hành động của học sinh nhiều nhất. Nhiều HS rất ngưỡng mộ và yêu thích GVCN của mình, xem thầy cô chủ nhiệm như một thần tượng hoặc như kim chỉ nam cho các việc làm của các em. Nhưng không thể vì thế mà CMHS coi việc dạy dỗ chỉ là việc của NT và GVCN mà phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai lực lượng NT và GĐ. Điều này là vô cùng cần thiết để có thể giúp học sinh phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tâm hồn, nhất là khi các em bắt đầu phát triển, bắt đầu dần nhận thức về xã hội nơi đang sinh sống và làm việc. Vậy trước thực trạng này GVCN cần phải làm gì để công tác phối hợp mang lại hiệu quả, tránh việc thông tin một chiều?

2.5. Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)