Biện pháp 5: Phát huy vai trò chủ đạo của nhà trường và vai trò chủ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Biện pháp 5: Phát huy vai trò chủ đạo của nhà trường và vai trò chủ động

của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.5.1. Ý nghĩa của biện pháp

Hiệu quả của việc phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh phụ thuộc vào vai trò của nhà trường và Ban đại diện CMHS. Thực tế cho thấy, ở trường nào có Ban chỉ đạo và Ban đại diện CMHS mạnh, hoạt động có hiệu quả, Hiệu trưởng có sự đầu tư và quan tâm thì hiệu quả sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác này cần phát huy vai trò chủ đạo của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Vai trò chủ đạo của nhà trường được thể hiện ở chỗ, nhà trường là đơn vị xây dựng kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp, chủ động trong việc liên kết với gia đình và đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tất cả các khâu của quá trình phối hợp với gia đình trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Để thực hiện vai trò chủ đạo của mình, Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo có hiệu quả các lực lượng trong nhà trường tổ chức hoạt động phối hợp với gia đình:

 Đối với ban chỉ đạo:

Hiệu trưởng thành lập và giao trách nhiệm cụ thể cho Ban chỉ đạo. Trong đó, cần xác định đây là tổ chức chịu trách nhiệm chính của nhà trường về việc phối hợp với gia đình trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Giao trách nhiệm cho Ban chỉ đạo tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh; trực tiếp tổ chức thực hiện việc phối hợp; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về hoạt động phối hợp…

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động phối hợp với gia đình học sinh đối với công tác GDĐĐ cho học sinh.

 Đối với giáo viên chủ nhiệm:

toàn diện các mặt giáo dục cho học sinh lớp mình phụ trách nên có vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức hoạt động với gia đình trong công tác giáo dục học sinh. Do đó, trên cơ sở kế hoạch hoạt động phối hợp chung của nhà trường, Hiệu trưởng cần phân công trách nhiệm cho GVCN xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình của lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp với gia đình trong phạm vi lớp chủ nhiệm.

GVCN cần thực hiện tốt các công việc sau:

 Thành lập Ban đại diện CMHS của lớp chủ nhiệm  Tổ chức định kỳ các buổi họp với CMHS

 Công bố kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp với gia đình của nhà trường cho CMHS

 Tổ chức hướng dẫn, giúp CMHS về kiến thức, phương pháp giáo dục học sinh, giúp CMHS nắm được những kinh nghiệm giáo dục, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, cách thức tổ chức quá trình giáo dục con em ở nhà…

 Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh thông qua sổ liên lạc điện tử, thăm gia đình học sinh, các hội nghị, hội thảo chuyên đề…

GVCN chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo nhà trường và Hiệu trưởng về hoạt động phối hợp với gia đình trong công tác GDĐĐ cho học sinh lớp mình phụ trách.

 Đối với các tổ chức đoàn thể quần chúng:

Trong các trường THCS, tổ chức Đoàn, Đội có vai trò quan trọng đối với thanh niên học sinh, vì vậy, để thực hiện tốt hoạt động phối hợp với gia đình trong công tác GDĐĐ cho học sinh, cần quan tâm đến tổ chức Đoàn thanh niên.

Đoàn thanh niên là đội ngũ tiên phong, tham gia tích cực vào các hoạt động do đoàn trường phát động, có thể giúp nhà trường trong việc tổ chức thực hiện các mô hình vườn cây em chăm, tổ chức tưới cây và hoa trong sân trường, thăm gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, góp quỹ những tấm lòng vàng, phản ánh những tâm tư nguyện vọng của học sinh…làm cơ sở cho NT và GĐ phối hợp tốt công tác GDĐĐ cho học sinh.

Bên cạnh việc thực hiện vai trò chủ đạo, nhà trường cần phải phát huy vai trò của Ban đại diện CMHS. Muốn vậy, người Hiệu trưởng cần phải:

 Khi bầu Ban đại diện CMHS cần phải chọn những người có năng lực, tích cực trong công việc và có điều kiện, thời gian làm việc; có những hiểu biết, kinh nghiệm nhất định trong công tác giáo dục học sinh.

 Ban chỉ đạo nhà trường cần bàn bạc, thống nhất với Ban đại diện CMHS về chương trình, kế hoạch, nội dung, hình thức phối hợp và quá trình tổ chức thực hiện công tác GDĐĐ cho học sinh.

 Giao trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban đại diện CMHS; theo dõi, giám sát việc thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời.

 Ban đại diện có trách nhiệm đại diện nhà trường để cung cấp những thông tin về kế hoạch, nhiệm vụ năm học và các quy định của nhà trường đến với CMHS, đồng thời tổ chức công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CMHS về công tác GDĐĐ cho học sinh; nâng cao vai trò của gia đình trong việc GDĐĐ cho học sinh khi ở nhà.

 Ban đại diện CMHS cần thường xuyên liên lạc với Ban chỉ đạo nhà trường để có những bàn bạc, trao đổi về quá trình thực hiện nhằm giải quyết những vướng mắc, những tình huống nảy sinh trong quá trình thực hiện…

 Tổ chức cho Ban đại diện CMHS sinh hoạt định kỳ nhằm đánh giá hoạt động của các Chi hội CMHS của các lớp để có những đánh giá và điều chỉnh hợp lý trong tổ chức hoạt động.

 Định kỳ báo cáo với Ban chỉ đạo nhà trường về hoạt động của Ban để có sự đánh giá, rút kinh nghiệm; cần có sơ kết, tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo trong từng quý, học kỳ, năm học.

 Nhà trường cần tổ chức các đợt tập huấn, hội nghị chuyên đề để nâng cao năng lực hoạt động cho các thành viên của Ban đại diện CMHS.

 Tạo những điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần hoạt động của Ban đại diện CMHS…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)