8. Cấu trúc luận văn
2.6. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý công tác phối hợp giữa
giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.12. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý công tác phối hợp (Kết quả ý kiến từ 151 CBGV)
STT Các nguyên nhân ảnh hưởng Số
lượng %
Thứ bậc
1 Nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể, lâu dài.
94 62,3 4
2 Nội dung và biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và GĐ chưa đồng bộ rõ ràng.
85 56,3 5
3 Thực tế NT và GĐ tập trung cho học sinh học văn hóa là chủ yếu
81 53,6 6
4 GVCN và CMHS chưa có mối liên hệ thường xuyên 110 72,8 3 5 Khi có học sinh hư mới cần sự phối hợp của các lực
lượng giáo dục
125 82,8 2
6 Cha mẹ mải làm kinh tế, hoàn toàn phó thác việc giáo dục cho nhà trường
129 85,4 1
8
Nhà trường và các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến sự phối hợp để quản lý GDĐĐ cho học sinh
79 52,3 7
9 Cộng đồng xã hội đứng ngoài cuộc 73 48,3 9
10 Thiếu các văn bản pháp quy chỉ đạo phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho học sinh
71 47 10
(Nguồn kết quả điều tra phụ lục 2)
Tổng hợp các số liệu trong bảng thống kê ở bảng 2.12, tác giả nhận thấy những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến quản lý công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh chủ yếu do các nguyên nhân sau:
* Cha mẹ mải lo làm kinh tế, nên hoàn toàn phó thác việc giáo dục học sinh cho nhà trường, xem việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, họ cho rằng chỉ đóng học phí đầy đủ là được.
* Nhà trường, các cấp chính quyền và gia đình chưa quan tâm đúng mức đến sự phối hợp để quản lý GDĐĐ cho học sinh. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu động, tò mò, phạm vi hoạt động rộng, dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh và dễ thay đổi, nếu không được quan tâm thường xuyên các em có thể mắc sai phạm hoặc hư hỏng. Từ sự nhận thức chưa đầy đủ như vậy NT và GĐ thấy rõ sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Nhưng thực tế nhiều gia đình và tổ chức xã hội chưa nhận thức được điều này. Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương chủ yếu là nằm trong nghị quyết, khi đưa vào thực tế thì còn nhiều trở ngại và hình thức.
* Nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa NT, GĐ và XH nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện.
* Sự phối hợp giữa NT, GĐ và XH chỉ mang tính hình thức chưa có các hoạt động cụ thể.
lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
* GVCN và CMHS còn chưa giữ được mối liên hệ thường xuyên, chưa có nhiều hoạt động giáo dục để các mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội có điều kiện phối hợp với nhau được tốt hơn.
Để có sự phối hợp các lực lượng giáo dục tốt hơn thì trước tiên GVCN và CMHS phải giữ được mối liên lạc thường xuyên. Hình thức liên lạc có thể thông qua tin nhắn vnedu, thông qua điện thoại, thông qua chi hội CMHS, thông qua cuộc họp CMHS thường kì hoặc các cuộc hỏi thăm gia đình học sinh của GVCN,…
Mối liên hệ này sẽ cung cấp thông tin hai chiều đầy đủ, cụ thể về tình hình GDĐĐ cho học sinh, tạo niềm tin để GV và gia đình có những thông tin chính xác trong việc GDĐĐ cho học sinh.
NT và GĐ chưa có những nội dung và biện pháp cụ thể, đồng bộ và rõ ràng cũng là nguyên nhân chính làm hạn chế hiệu quả của sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục . Để có sự thống nhất, nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, cụ thể là nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thống nhất về mục đích, cách thức tiến hành, thời gian thực hiện cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để có thể tham gia được.
Nguyên nhân gây khó khăn, cản trở, sự phối hợp còn đơn điệu, hình thức như hiện nay đó là xu hướng nhiều CMHS và GV chỉ quan tâm đến đầu tư cho học sinh học văn hóa, việc GDĐĐ, rèn luyện kĩ năng sống ít được quan tâm. Chính vì vậy, hiện nay xuất hiện một bộ phận học sinh giỏi văn hóa, nhưng lại ích kỷ, kiêu ngạo, vô cảm với mọi người, vụng về trong giao tiếp, ứng xử,…Khi không quan tâm đến GDĐĐ thì CMHS cũng không quan tâm đến hoạt động ngoại khóa, hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường hoặc xã hội tổ chức. Họ chỉ cần một hoạt động duy nhất là liên hệ với thầy cô giáo dạy môn văn hóa để thi cử.
Một nguyên nhân khác cũng cần lưu ý đó là việc GDĐĐ không được đặt ra thường xuyên, không có sự quan tâm theo dõi, giáo dục thường xuyên của các lực lượng giáo dục, mà chỉ khi nào học sinh vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng cần
phải xử phạt kỉ luật, vi phạm pháp luật thì lúc đó nhà trường mới mời gia đình đến để giải quyết và kết hợp giáo dục học sinh
2.7.Nhận định đánh giá chung về thực trạng
2.7.1. Ưu điểm
Kết quả phân tích thực trạng cho thấy rằng, trong thời gian vừa qua, công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh và công tác quản lý sự phối hợp này đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, các chủ thể giáo dục đã có sự quan tâm phối hợp với nhau trong việc GDĐĐ cho học sinh.
Thứ hai, tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc phối hợp GDĐĐ cho học sinh được các chủ thể như Hiệu trưởng, GV và một số CMHS đánh giá cao.
Thứ ba, nhà trường bước đầu cũng đã có những kế hoạch triển khai các hoạt động phối hợp học sinh với các lực lượng có liên quan.
2.7.2. Hạn chế
Nhận thức về mục tiêu giáo dục, nội dung và phương pháp GDĐĐ cho học sinh chưa được số đông cha mẹ quan tâm hiểu rõ. Hầu như, mối quan tâm lớn nhất của phụ huynh với trường học là văn hóa của con em mình như thế nào và việc tham gia học thêm tại trường ra sao.Nhiều CMHS xem nhà trường như một nơi giữ trẻ, gửi con đi học với mục đích khỏi đi chơi lêu lổng, dù sao ở trường vẫn yên tâm hơn ở nhà. Do vậy, nhược điểm cũng là yếu điểm lớn mà các trường đang gặp phải chính là chưa có biện pháp rõ ràng trong việc phối hợp, các hoạt động và biện pháp triển khai còn mang tính hình thức, CBGV cũng như bộ môn và CBQL chưa thật sự chủ động trong việc tạo ra mối liên hệ, liên kết với gia đình các em học sinh.