Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản

lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

Kết quả thực trạng cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh là do sự nhận thức không đầy đủ của các đối tượng về công tác này. Vì vậy việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS về tầm quan trọng của công tác phối hợp này là vô cùng cần thiết. Bởi vì điều đó sẽ tạo ra sự thống nhất trong giáo dục, nâng cao được hiệu quả giáo dục.

Việc thực hiện biện pháp này giúp CBQL, GV, CMHS nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của sự phối hợp; thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức phối hợp để nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

 Đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường

 Tổ chức quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương về công tác GDĐĐ cho học sinh trong CBQL, GV.

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, vị trí, mục tiêu của công tác GDĐĐ cho học sinh đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường là yếu tố quan trọng, quyết định sự hình thành công tác giáo dục, đào tạo nói chung, công tác GDĐĐ cho học sinh nói riêng của nhà trường.

Để thực hiện các biện pháp này, Hiệu trưởng các trường THCS cần phải:  Thông qua các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp hội đồng sư phạm, sinh

hoạt chính trị của nhà trường…giáo dục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Sở Giáo dục & Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục nói chung, công tác GDĐĐ cho học sinh nói riêng.

 Hiệu trưởng cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác GDĐĐ cho học sinh, làm cho lực lượng giáo dục trong nhà trường thấy rõ được trách nhiệm và sự cần thiết của công tác GDĐĐ cho học sinh, đảm bảo thống nhất trong nhận thức và hành động.

 Giúp cán bộ, giáo viên nắm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ cho học sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện.

 Hiệu trưởng cần phải nắm vững các văn bản của cấp trên về công tác GDĐĐ cho học sinh để phổ biến đầy đủ, kịp thời cho cán bộ, giáo viên…

 Thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác GDĐĐ cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

 Cần xác định cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhận thức rõ việc thực hiện tốt công tác GDĐĐ cho học sinh cần thiết phải phối hợp giữa gia đình và các lực lượng xã hội. Trong đó, vai trò của gia đình hết sức quan trọng. Chỉ có phối hợp tốt giữa NT và GĐ thì mới có thể nâng cao được chất lượng công tác GDĐĐ cho học sinh…

 Quán triệt các kế hoạch về công tác GDĐĐ cho học sinh cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường; tổ chức hội nghị tư vấn, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ cho học sinh; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ trong trường học cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

 Đối với gia đình học sinh:

 Thông qua các cuộc họp CMHS, nhà trường cần triển khai các văn bản, kế hoạch phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh; tuyên truyền, xác định với CMHS về sự cần thiết phải phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Qua đó, làm cho CMHS thấy rõ nhiệm vụ GDĐĐ

cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có vai trò rất quan trọng của gia đình.

 Nhà trường cần trang bị, cung cấp thêm cho CMHS các kiến thức về công tác GDĐĐ như mục tiêu, nội dung… và những vấn đề tâm lý lứa tuổi học sinh và phương pháp để giáo dục con cái.

 Tổ chức các hội thảo khoa học có sự tham gia của CMHS về công tác GDĐĐ cho học sinh để cùng gia đình bàn bạc, trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác GDĐĐ cho học sinh…

 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Ban đại diện CMHS và CMHS thông qua các hội nghị CMHS đầu năm học. Chỉ đạo các hội nghị phụ huynh theo các lớp, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

 Nhà trường đóng vai trò chủ đạo, bàn bạc, thống nhất với gia đình học sinh về kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức phối hợp và chủ động trong việc tổ chức thực hiện công tác phối hợp.

 Nhà trường liên lạc với gia đình học sinh theo định kỳ hoặc khi cần thiết để nắm bắt tình hình đạo đức của học sinh, từ đó, bàn bạc các biện pháp phối hợp giáo dục phù hợp.

3.2.2. Biện pháp 2: Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Xây dựng bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động hiệu quả là vấn đề quan trọng đảm bảo việc tổ chức thực hiện được thuận lợi và mang lại hiệu quả cao trong công tác tổ chức phối hợp giữa NT, GĐ đối với việc GDĐĐ cho học sinh.

Việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo giúp cho hiệu quả các trường THCS chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phối hợp hoạt động giữa giữa NT, GĐ đối với việc GDĐĐ cho học sinh, đảm bảo thống nhất trong công tác, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ và có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá

được hiệu quả của hoạt động phối hợp.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

 Qua nghiên cứu thực trạng, căn cứ vào địa điểm, điều kiện hoạt động của các trường THCS thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả đề xuất Ban chỉ đạo phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh gồm các thành phần sau:

Trưởng ban chỉ đạo: Hiệu trưởng trường THCS.

Phó ban chỉ đạo: Một Phó Hiệu trưởng và Trưởng Ban đại diện CMHS. Ủy viên: Chủ tịch công đoàn, Bí Thư Đoàn thanh niên, các GVCN.

Để cho Ban chỉ đạo hoạt động có hiệu quả, cần thành lập các tiểu ban giúp việc như: tiểu ban tuyên truyền, vận động; tiểu ban phụ trách hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, tiểu ban phụ trách nội dung; tiểu ban tổ chức các hoạt động phối hợp; tiểu ban đảm bảo điều kiện hỗ trợ hoạt động…

Sau khi củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa các tiểu ban, thực hiện đúng các chế độ hội họp, giao ban, sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm…

 Ban chỉ đạo cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình : Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phối hợp; quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục trong nhà trường tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp; đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ; giúp Hiệu trưởng theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác phối hợp…

 Ban chỉ đạo cần xây dựng chương trình hành động, kế hoạch hóa cụ thể; phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức.

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động phải đảm bảo các nội dung cần thiết; xác định rõ nhiệm vụ, thời gian thực hiện và các chủ thể thực hiện.

Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với thực tế, có tính khả thi.

trong mối quan hệ với các nhiệm vụ, hoạt động khác của nhà trường. Có thể lồng ghép tuyên truyền, hoạt động ngoại khóa vào các buổi sinh hoạt vui học trước cờ một tháng một lần hoặc tổ chức sinh hoạt ngoại khóa ở mỗi học kỳ theo từng chủ đề nhằm giáo dục, tuyên truyền những tấm gương người tốt việc tốt. Qua đó tổ chức tuyên dương, khen thưởng để động viên, khích lệ các em.

Kế hoạch hoạt động là cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện, vì vậy, cần có kế hoạch chiến lược và kế hoạch cụ thể và cần phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho học sinh.

 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho Ban chỉ dạo về kỹ năng, phương thức tổ chức hoạt động phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ban chỉ đạo…

 Xây dựng cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo nhằm tạo cơ sở pháp lý và đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo được thống nhất, thuận lợi, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)