Nguyên tắc xác lập biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nguyên tắc xác lập biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Luật Giáo dục đã quy định mục tiêu giáo dục, mục tiêu giáo dục trung học, trong đó có mục tiêu giáo dục THCS.

Mục tiêu giáo dục GDĐĐ cho học sinh được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục, mục tiêu GDĐĐ cho học sinh, hướng đến việc hình thành những giá trị, kỹ năng sống cần thiết cho học sinh, hình thành nhân cách phù hợp với yêu cầu của nhà trường và xã hội.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm của học sinh trung học cơ sở

Một chính sách hay một biện pháp thành công chính là giải quyết được tất cả những vấn đề đang gặp phải và phù hợp với đối tượng.

Tuổi học sinh THCS là thời kì đang phát triển trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển về thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa và cân đối. Nhìn chung sự phát triển của thể chất lứa tuổi này sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và nhân cách cũng như ảnh hưởng tới những lựa chọn trong cuộc sống.

Ở lứa tuổi này, cùng với sự phát triển về thể chất, các em có đời sống tâm lý khá phong phú và đa dạng. Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS có nhiều hoài bão, ước mơ, thích hoạt động xã hội, mạnh dạn, tự tin nhưng cũng dễ ảnh hưởng bởi các mặt trái của xã hội, dễ nông nổi, bồng bột…chính vì vậy, khi xác lập các biện pháp giáo dục cần cân nhắc đến các đặc điểm lứa tuổi. Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác về tình hình thực tiễn, phù hợp với

đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo sự huy động đồng bộ nhà trường với gia đình và toàn xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Thực tiễn cho thấy, giai đoạn phát triển của học sinh THCS là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất, các hoạt động của các em diễn ra trong gia đình, nhà trường, xã hội dần dần hình thành lối sống và nhân cách của các em sau này.Trong gia đình, lứa tuổi THCS đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm như người lớn. Ở lứa tuổi này, cha mẹ có thể trao đổi với con cái về một số vấn đề quan trọng trong gia đình bỡi vì chúng bắt đầu quan tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt và điều kiện kinh tế gia đình.

Nhà trường là nơi trang bị tri thức mà còn tác động đến hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh.

Hoạt động xã hội của lứa tuổi THCS chưa vượt qua khỏi phạm vi hoạt động của nhà trường, ảnh hưởng xã hội trong giai đoạn này rất mạnh. Ở lứa tuổi này nhiều em đã có suy nghĩ về lựa chọn nghề, cách sống trong tương lai. Khi tham gia vào các hoạt động của xã hội học sinh THCS được tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau giúp các em có cơ hội hòa nhập vào cuộc sống đa dạng và phức tạp, giúp tích lũy kinh nghiệm, vốn sống cho cuộc sống tự lập sau này. Do vậy, phải tìm kiếm giải pháp thống nhất giữa nhà trường với gia đình và xã hội chính là tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ trong toàn xã hội.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi

Xác lập các biện pháp quản lý công tác phối hợp giữa NT và GĐ trong việc GDĐĐ cho học sinh cần phải hướng đến mục tiêu giáo dục, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác này.

Mặc khác, do tình hình đặc điểm của mỗi nhà trường khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về văn hóa – xã hội của địa phương…do đó, khi đề xuất các biện pháp cần phải xem xét cụ thể điều kiện thực tiễn của nhà trường, qua đó tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, về cách thức quản lý và các hình thức phối hợp…

Để đảm bảo khả thi, các biện pháp quản lý đề xuất vừa phải phù hợp với lý luận quản lý giáo dục và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước, vừa phải phù hợp với thực tiễn nhà trường và học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)