8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới quản lý nội dung, hình thức phối hợp giữa nhà
trường và gia đình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc tổ chức phối hợp giữa NT, GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh THCS chỉ đạt được kết quả khi xác định được nội dung và phương thức phối hợp một cách rõ ràng, cụ thể, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, việc thống nhất nội dung, hình thức phối hợp và quản lý tốt công tác này là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Căn cứ mục tiêu THCS, nhà trường cần thống nhất với gia đình về mục tiêu GDĐĐ cho học sinh. Trên cơ sở đó, xác định rõ nội dung GDĐĐ, các phương pháp GDĐĐ cho học sinh. Việc làm này có thể thực hiện thông qua hội nghị CMHS đầu năm, hoặc thông qua các hội thảo chuyên đề về GDĐĐ, hoặc thông qua các cuộc họp với CMHS của các lớp chủ nhiệm.
Tổ chức các hội nghị liên tịch, hội nghị chuyên đề để quán triệt và bàn bạc nội dung phối hợp giữa NT và GĐ trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Trong đó, Hiệu trưởng đóng vai trò chủ đạo trình bày kế hoạch tổng thể về mục tiêu, nội dung phối hợp. Nội dung phối hợp được xác định cần căn cứ vào nội dung GDĐĐ cho học sinh và mục tiêu cấp học.
Trong nội dung phối hợp, cần quan tâm đến việc tăng cường phổ biến kiến thức, phương pháp GDĐĐ cho CMHS. Nhà trường giúp cho Ban đại diện CMHS, các bậc phụ huynh hiểu biết về khoa học sư phạm trong việc nuôi dạy con cái, giúp họ hiểu về tâm sinh lý học sinh, nhu cầu của học sinh, đặc biệt là phương pháp GDĐĐ để họ có thể sử dụng có hiệu quả trong quá trình giáo dục con em họ. Có thể thực hiện công tác này thông qua các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo, hoặc thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộ CMHS. Lực lượng đảm nhận thực hiện công việc này, theo chúng tôi là đội ngũ các GVCN lớp.
Bàn bạc, thống nhất với gia đình về các hình thức phối hợp. Theo chúng tôi, nhà trường phối hợp với gia đình trong công tác GDĐĐ cho học sinh có thể tiến hành các hình thức sau:
Thông qua ban liên lạc, hội CMHS các lớp và toàn trường
Thông qua liên lạc nhắn tin, gọi điện để giữ mối quan hệ giữa NT và GĐ Thông qua việc tổ chức thăm gia đình học sinh
Thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về GDĐĐ cho học sinh Thông qua các hoạt động của các tổ chức trong nhà trường có sự tham gia của gia đình…
Trong quá trình thực hiện, cần đa dạng hóa, phối hợp các hình thức để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.
Đồng thời với việc xác định nội dung, hình thức phối hợp, cần phải quản lý tốt công tác này. Theo chúng tôi, để quản lý tốt công tác này, trách nhiệm chính là Ban chỉ đạo của nhà trường. Bên cạnh đó, có thể thông qua đội ngũ các giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức đoàn thể…