7. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước cấp huyện
* Yêu cầu của công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN: Yêu cầu của công tác KSNB chi NSNN trong cơ quan nhà nước phải đảm bảo thực hiện kịp thời
24
trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, công chức và đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan. Quá trình thực hiện KSNB luôn được chấp hành theo quy định của các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước; phân biệt rõ ràng, minh bạch những việc làm đúng và những việc làm sai, những sai phạm đều được làm rõ; tìm ra những nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ chức, cá nhân mắc sai phạm. Trong quá trình thực hiện KSNB luôn đảm bảo tính khách quan từ khâu tổ chức thực hiện các nghiệp vụ đến khâu đưa ra kết luận về kết quả kiểm tra, công tác KSNB tài chính, kế toán luôn đảm bảo được tính liên tục, thường xuyên, không gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, công chức trong đơn vị, đơn vị phải tuyên truyền thường xuyên để mọi người có trách nhiệm tham gia vào công tác kiểm soát công việc của mình. Những kết luận của việc KSNB được nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ, kết luận đều có tài liệu chứng minh. Trong các đợt KSNB bộ phận được phân công kiểm tra sẽ lập biên bản kiểm tra, sau mỗi đợt bộ phận kiểm tra lập báo cáo kiểm tra, báo cáo sẽ nêu từng bước của quá trình kiểm tra, nội dung các công việc kiểm tra, trong các báo cáo đều nêu ra được những tồn tại và kiến nghị sửa chữa, khắc phục.
* Mục đích công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN: Đánh giá tình hình triển khai, chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật về NSNN. Kiểm soát nhằm đánh giá được chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng các khoản thu, chi ngân sách nhà nước của đơn vị. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, quỹ lương, đánh giá công tác đầu tư mua sắm, sữa chữa và công tác xây dựng cơ bản của đơn vị… Trong quá trình kiểm soát sẽ phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những rủi ro, những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra
25
phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính của đơn vị.
* Bộ máy thực thi trong kiểm soát nội bộ chi NSNN: Bộ máy thực thi trong kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước cấp huyện là các cơ quan tài chính - kế hoạch, kho bạc nhà nước, thuế. Tùy theo chức năng của từng cơ quan mà cách thực thi công tác kiểm soát nội bộ có những phương thức, quy trình khác nhau để đạt mục tiêu chung, đó là kiểm soát rủi ro, hướng đến nền tài chính ngân sách nhà nước minh bạch, hiệu quả. Ngoài ra, bản chất và mục đích của công tác kiểm soát nội bộ là các hoạt động tự kiểm của bất kỳ một cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đối với các hoạt động của mình (không phụ thuộc vào quy mô, tính chất, vị trí địa lý…) nhằm giảm thiểu, kiểm soát rủi ro để đạt hiệu quả của đơn vị. Do vậy, bất kỳ cơ quan nhà nước nào ở cấp huyện cũng là cơ quan thực thi công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị mình.
* Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát nội bộ: Theo INTOSAI, hệ thống kiểm soát nội bộ của một cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Các hoạt động kiểm soát, Thông tin và Truyền thông, Giám sát. Các yếu tố này chủ yếu là định tính, hướng đến mục tiêu kiểm soát, đánh giá rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động. Do vậy, để có được tiêu chí chuẩn đánh giá công tác kiểm soát nội bộ chi ngân sách cấp huyện tùy thuộc với từng huyện cụ thể, trong đó từng cơ quan, ban, ngành phải tự xây dựng nên những tiêu chí, chuẩn mực kiểm soát nội bộ của đơn vị mình, dựa trên việc đánh giá, phân loại rủi ro của đơn vị. Rủi ro có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, xuất hiện ở nhiều thời kỳ, thời điểm khác nhau, xuất phát từ cả bên ngoài lẫn bên trong đơn vị. Việc đánh giá, nhận diện rủi ro là khá phức tạp và không dễ định lượng, cụ thể hóa thành các tiêu chí được, mà nó phụ thuộc vào từng đơn vị, tổ chức, từng thời điểm, sự nhạy cảm của người lãnh đạo, quản lý…
26
Các dạng rủi ro của tổ chức, đơn vị: Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, ta có thể phân loại rủi ro như sau :
+ Rủi ro từ môi tường bên ngoài tổ chức; + Rủi ro từ bên trong tổ chức:
+ Rủi ro hoạt động: Vi phạm quy chế quản lý & vấn đề nguồn lực của tổ chức, đơn vị.
+ Rủi ro tuân thủ: vi phạm pháp luật nhà nước.