7. Kết cấu của đề tài
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÙ MỸ
2.1.1.Vị trí địa lý.
Phù Mỹ là huyện ven biển của tỉnh Bình Định, có 32km chiều dài đường bờ biển, dài nhất tỉnh; cách thành phố Quy Nhơn 60 km về phía Bắc. Tọa độ địa lý: 14004’23” - 14023’00’’ Vĩ độ Bắc, 108056’00’’ - 109013’00’’ Kinh độ Đông; diện tích tự nhiên toàn huyện là 555,92 km2, chiếm 9,1% diện tích cả tỉnh; địa giới hành chính của huyện: phía Bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía Nam giáp huyện Phù Cát, phía Tây giáp huyện Phù Cát và huyện Hoài Ân, phía Đông giáp biển Đông. Hệ thống thủy văn của Phù Mỹ được hình thành từ sông La Tinh và hai đầm lớn với hai hệ sinh thái biển đặc thù rất khác nhau.
Giao thông kết nối trên địa bàn huyện Phù Mỹ với các địa phương trong và ngoài tỉnh rất thuận lợi, thông qua Quốc lộ 1A, Cảng hàng không Phù Cát (cách khoảng 20 km về phía Nam), đường sắt bắc - nam có ga Vạn Phú (xã Mỹ Lộc) và ga Phù Mỹ (thị trấn Phù Mỹ) và các tỉnh lộ ĐT.632, ĐT.639, ĐT.631. Đây là thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh và quốc phòng, đặc biệt về hướng biển. Thực tế những năm qua, lợi thế này đã được khai thác tương đối tốt và sẽ còn được phát huy trong tương lai.
Nhìn chung, Phù Mỹ có điều kiện địa lý thuận lợi để khai thác các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên và các sản phẩm đặc thù được sản xuất trên địa bàn để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mở rộng thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giao lưu thông thương trong tỉnh và cả nước; đồng thời hòa nhịp với xu thế
35
phát triển chung của cả tỉnh, huyện Phù Mỹ sẽ trở thành một trong những huyện phát triển ở vùng ven biển Bình Định.
2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội.
Dân số của huyện Phù Mỹ năm 2018 là 174,1 nghìn người, chiếm 11,4% dân số cả tỉnh. Hiện nay, huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 thị trấn là đô thị loại V, thị trấn Phù Mỹ được thành lập từ năm 1991, là trung tâm hành chính, kinh tế của huyện và thị trấn Bình Dương được thành lập từ năm 2002, cách trung tâm huyện 15 km theo Quốc lộ 1A về phía Bắc; 17 xã, bao gồm: Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Thắng Mỹ An, Mỹ Phong, Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Quang, Mỹ Trinh, Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài và Mỹ Cát.
Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Phù Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 13,03% (Nghị quyết Đại hội XVII đề ra 13 - 13,5%), tương ứng tổng giá trị sản xuất của Phù Mỹ (theo giá 1994) năm 2011 đạt gần 2.107,5 tỷ đồng và đến năm 2015 đạt 3.460,2 tỷ đồng. Trong đó, nông – lâm - thủy sản tăng 7,51% (Nghị quyết Đại hội XVII đề ra 9,5%- 10%); Công nghiệp và xây dựng 15,86% (NQĐH XVII đề ra 15,5-16%); Thương mại - Dịch vụ 22,72% (NQĐH XVII đề ra 19,5%). Năm 2016, tổng giá trị sản xuất ước đạt 11.251,87 tỷ đồng (giá 2010), tăng 10,49% so với cùng kỳ năm trước, đạt 101,17 % kế hoạch. Năm 2017 tổng giá trị sản xuất ước đạt 12.341,38 tỷ đồng (giá 2010), tăng 11,02% so với cùng kỳ năm trước, đạt 99,25% kế hoạch.
Giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,03%; tương ứng cho 2 giai đoạn trên tăng trưởng giữa các ngành như: Nông – Lâm - Thủy sản là 11,18% và 7,51%; ngành Công nghiệp và Xây dựng là 34,54% và 15,86%; ngược lại ngành Thương mại - Dịch vụ tăng từ 21,14% và 22,72%. Năm 2016, giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 2010) tốc độ tăng trưởng là
36
10,49%, trong đó, ngành Nông – Lâm - Thủy sản tăng 6,9 %, đạt 104,08 % kế hoạch, Công nghiệp và Xây dựng tăng 10,61 %, đạt 98,9 % kế hoạch, Thương mại - Dịch vụ tăng 16,9%, đạt 100,26 % kế hoạch. Năm 2017 giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 2010) tốc độ tăng trưởng là 10,49%, trong đó, ngành Nông – Lâm - Thủy sản tăng 7,37 %, đạt 98,82 % kế hoạch, Công nghiệp và Xây dựng tăng 10,71%, đạt 98,91 % kế hoạch, Thương mại - Dịch vụ tăng 17,5%, đạt 100,27 % kế hoạch.
Như vậy, nền kinh tế huyện Phù Mỹ có sự tăng trưởng tương đối khá trong giai đoạn 2011 - 2017, với quy mô giá trị sản xuất tăng trưởng và mở rộng qua hằng năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ là 14,45%, trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng bình quân tăng 25,2%, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 9,35% và dịch vụ tăng 21,93 %. Xu hướng thay đổi này phù hợp với các yếu tố vĩ mô của thị trường và mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế của huyện Phù Mỹ nói riêng và cả tỉnh Bình Định nói chung.
Tăng trưởng kinh tế của Phù Mỹ trong giai đoạn 2011-2017, đã bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô và vi mô ở hai khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Về mặt tiêu cực, đã xảy ra thường xuyên tình trạng hạn hán, lũ lụt, kéo theo dịch bệnh, hư hại kéo dài và giá cả vật tư nông nghiệp biến động; trong nước, tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạm phát, dẫn đến cung cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó khăn, giá cả thị trường biến động thất thường; kinh tế thế giới có nhiều biến động, tiềm ẩn yếu tố phức tạp, khó lường và khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới kéo dài ảnh hưởng đến giá cả, nguyên vật liệu và chỉ số giá tiêu dùng tăng …Về mặt tích cực, sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của UBND tỉnh; sự nổ lực, cố gắng của các đoàn thể, chính quyền và nhân dân huyện Phù Mỹ trong việc thu hút và nâng cao sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế địa
37
phương, thể hiện qua số liệu: Năm 2010 giải quyết cho 5.576 lao động có việc làm (NQ là 5.500 lao động); Năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Phù Mỹ đạt 998,53 tỷ đồng đến năm 2015, 2016 và 2017 lần lượt đạt 1.597,4, 1.652,38 và 1.687, 322 tỷ đồng; đồng thời số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2015 là 5.448 lao động (NQ là 5.000-5.500 lao động), đến năm 2016, 2017 thì chỉ tiêu này có giảm nhưng nhìn chung mức độ hoàn thành chỉ tiêu này là khá cao.
Trong năm 2018, Phù Mỹ đã tập trung phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, và các đoàn thể nhân dân. Tình hình kinh tế- xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định, một số lĩnh vực đạt kết quả khá. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 13.665,41 tỷ đồng, tăng 10,73% so với năm 2017, đạt 100,19% kế hoạch. Trong đó, nông-lâm-thủy sản đạt 99,32%, công nghiệp xây dựng đạt 101,2%, thương mại - dịch vụ đạt 99,88% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 40 triệu đồng/người/năm; Thu ngân sách nhà nước ước đạt 878,93 tỷ đồng đạt 118,5% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,37% so với năm trước.