7. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Về đánh giá rủi ro
a. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ.
Để nhận biết và đánh giá được rủi ro thì đòi hỏi người cán bộ Tài chính phải có trình độ và năng lực tốt, nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu. Do đó cần có những khóa đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho các cán bộ nhằm
90
nâng cao năng lực nhận biết, kiểm soát và đối phó với những rủi ro trong công tác chi NSNN bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên. Ngoài ra thì có thể khuyến khích cán bộ tham gia các lớp học nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho cán bộ, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ có thể tham gia và đạt kết quả tốt. Để làm được việc đó thì Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cần sắp xếp một cách linh hoạt về thời gian biểu, nhân sự để đảm bảo cho tất cả cán bộ được tham gia đầy đủ các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nhưng công việc vẫn được kịp thời và hiệu quả, không gây ách tắc.
Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mới được giao. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ công chức làm nhiệm vụ kế toán quản lý, kiểm soát chi NSNN theo quy định.
Đảm bảo 100% cán bộ, công chức chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua; nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ; không ngừng cải tiến lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, thực hiện văn minh, văn hóa công sở, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh.
b. Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp.
Rủi ro tại đơn vị có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, đối tượng khác nhau, có thể từ bên trong cũng có thể từ bên ngoài và rủi ro cũng có nhiều mức độ khác nhau, có rủi ro xảy ra với mức độ ít, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng, có rủi ro xảy ra với tần suất cao, nhưng hậu quả không nghiêm trọng, thì việc phân bổ nguồn lực để đối phó với rủi ro như thế nào là có hiệu quả nhất trong điều kiện nguồn lực giới hạn là một vấn đề hết sức quan trọng. Với những lĩnh vực, đối tượng thường xảy ra sai phạm thì cần phân bổ nguồn lực
91 nhiều hơn.
c. Rủi ro nhận diện được truyền đạt đến các phòng chuyên môn.
Để nhận diện được rủi ro là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng khi rủi ro đã được phát hiện mà lại không được truyền đạt đến các bộ phận chuyên môn thì việc phát hiện đó cũng không mang lại được hiệu quả gì thực tế. Do đó khi có một vấn đề rủi ro được phát hiện cần nhanh chóng được truyền đạt đến các phòng chuyên môn một cách rộng rãi bằng hệ thống văn bản giấy hoặc email nội bộ và cần đảm bảo các thông tin này được truyền đạt một cách chính xác để có hướng giải quyết thiết thực nhất đối phó với rủi ro.
Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời những sai sót và cảnh báo các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn; xử lý nghiêm những đơn vị và cá nhân không chấp hành nghiêm túc chế độ, quy trình nghiệp vụ; nội quy, quy chế cơ quan. Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ trong quá trình thực thi công vụ.
d. Xây dựng quy trình quản lý chi NSNN phù hợp với từng thời kỳ.
Mục tiêu của Phòng Tài chính – Kế hoạch là tham mưu tốt cho lãnh đạo huyện điều hành quỹ NSNN tại địa phương; quản lý dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã trình UBND huyện. Nhưng mục tiêu cũng cần xây dựng quy trình phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn, nếu xây dựng quy trình không đúng thì dẫn đến gian lận, chi sai chế độ chính sách, mất an toàn tiền và tài sản của Nhà nước.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt quy trình xử lý sau thanh tra, kiểm tra; báo cáo kết quả xử lý sau thanh tra, kiểm tra và quản lý hồ sơ đúng quy định.