7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Tình hình thực hiện chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chín h–
* Quy trình kiểm soát chi NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phù Mỹ.
a) Kiểm soát chi đầu tư phát triển.
Bước 1: Kiểm soát nội dung chi
Nhằm đảm bảo vốn đầu tư phát triển được xây dựng Kế hoạch cho đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng địa chỉ đầu tư đã được xác định trong dự
49
toán ngân sách hàng năm theo Luật ngân sách và Luật đầu tư công, gồm các nội dung sau:
Một là, kiểm soát quá trình lập Kế hoạch đầu tư phát triển;
Hai là, kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển; Ba là, kiểm soát để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển.
Bước 2: Kiểm soát quy trình, thủ tục và phương pháp chi đầu tư phát triển
* Kiểm soát quá trình lập Kế hoạch chi đầu tư phát triển
- Chủ đầu tư gửi cho phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo đánh giá kết quả tiến độ thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển năm trước và đề xuất Kế hoạch đầu tư phát triển năm sau trước ngày 31/10 năm kế hoạch.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp nhu cầu chi đầu tư phát triển vào dự toán chi ngân sách năm toàn huyện tham mưu UBND huyện lập báo cáo đánh giá kết quả tiến độ thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển năm trước.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện báo cáo và tờ trình đề xuất Kế hoạch đầu tư phát triển năm sau để xem xét phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển cho huyện
- Bảo vệ số liệu xây dựng Kế hoạch đầu tư phát triển làm cơ sở để Sở Tài chính trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu pháp lệnh dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách.
- Sau khi dự toán chi NSNN được UBND tỉnh và Sở Tài chính giao, Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện lập tờ trình trình HĐND huyện ban hành Nghị quyết làm cơ sở cho UBND huyện ký Quyết định phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án.
- Trên cơ sở đó Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thông báo Kế hoạch vốn đầu tư cho các chủ đầu tư đồng thời nhập dự toán các dự án đã được bố
50
trí vốn vào hệ thống tabmis, bên cạnh đó gửi Kho bạc Nhà nước huyện để làm căn cứ kiểm soát, giải ngân thanh toán vốn cho các dự án trong năm sau.
* Kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đầu tư phát triển. - Chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục tài liệu cơ sở của dự án để lập Kế hoạch đầu tư phát triển trước ngày 31/10; Tài liệu hồ sơ của dự án gồm: Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Quyết định phê duyệt Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư hoặc chuẩn bị thực hiện dự án; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công, báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng mức đầu tư của công trình, dự án phải được UBND huyện phê duyệt trước ngày 31/10 năm trước đó.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định Kế hoạch đấu thầu của chủ đầu tư lập, tại phòng sẽ tổ chức thẩm định Kế hoạch đấu thầu và tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu thầu.
- Khi được UBND huyện phê duyệt Kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư thực hiện các bước sau: lập hồ sơ mời thầu, thuê đơn vị tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu để làm cơ sở đăng Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu trên trang thông tin đấu thầu để mời các đơn vị tham gia đấu thầu thi công, tư vấn giám sát… tham gia dự thầu và bán hồ sơ mời thầu, tổ chức đóng thầu, mở thầu, chấm thầu, thuê đơn vị tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, tiến hành thương thảo hợp đồng và lập hợp đồng với các đơn vị trúng thầu thi công, tư vấn giám sát kỹ thuật, kiểm định chất lượng… thông báo ngày khởi công công trình.
- Khi hoàn thành bàn giao công trình, hạng mục công trình chủ đầu tư cùng đơn vị thi công, thiết kế, tư vấn giám sát lập biên bản biên bản nghiệm thu, và phiếu giá công trình làm cơ sở cho kế toán chủ đầu tư lập giấy rút vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh lý hợp đồng.
51
kiểm soát chi và giải ngân cho đơn vị thụ hưởng (với chương, loại, khoản, tiểu mục theo mục lục ngân sách)
Bước 3: Kiểm soát nội bộ quá trình quyết toán nguồn vốn đầu tư, công trình XDCB hoàn thành.
- Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư khi công trình được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm tra quyết toán. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư đến khi hoàn thành dự án, công trình. Khi lập báo cáo quyết toán vốn, chủ đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác, phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản cố định hình thành qua đầu tư dự án; đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, nộp phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm tra
- Sau khi thẩm tra phòng Tài chính - Kế hoạch lập báo cáo thẩm định quyết toán công trình đầu tư phát triển hoàn thành và tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt quyết toán công trình theo quy định.
b) Kiểm soát chi thường xuyên.
Để kiểm soát nội dung chi thường xuyên trên địa bàn huyện phòng Tài chính - Kế hoạch cần phải thực hiện kiểm soát các nội dung sau: kiểm soát quá trình lập dự toán, thực hiện dự toán, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên.
Bước 1: Kiểm soát quá trình lập dự toán chi thường xuyên.
- UBND huyện giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với các xã, thị trấn các phòng ban liên quan kiểm tra, tính ra số ước thực hiện chi thường xuyên ngân sách cho năm kế hoạch, làm cơ sở để xây dựng dự toán chi thường xuyên năm sau, trình Ban thường vụ Huyện ủy và các thành viên UBND huyện để đóng góp ý kiến, sau khi thống nhất số liệu phòng Tài
52
chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện lập dự toán chi thường xuyên gửi Sở Tài chính.
- Sở Tài chính sẽ tổ chức buổi thảo luận dự toán của huyện làm cơ sở tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu dự toán.
- Sau khi được UBND tỉnh và Sở Tài chính giao dự toán, phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu UBND huyện để trình HĐND huyện ban hành Nghị quyết và UBND huyện ban hành Quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên cho UBND các xã, thị trấn và đơn vị.
- Sau khi có Quyết định giao dự toán chi thường xuyên của UBND huyện phòng Tài chính - Kế hoạch phát hành thông báo dự toán chi thường xuyên đến UBND các xã, thị trấn và đơn vị nêu trên để làm cơ sở tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên trong năm, đồng thời nhập dự toán trên hệ thống tabmis, bên cạnh đó gửi Kho bạc Nhà nước huyện để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán cho đơn vị trong năm sau.
Bước 2: Kiểm soát trong thực hiện dự toán chi thường xuyên.
- Sau khi được UBND huyện giao dự toán chi thường xuyên, các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi nộp phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm định, phê duyệt.
- Khi phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định phê duyệt dự toán sẽ trả lại cho đơn vị hai cuốn để đơn vị lưu một cuốn, nộp Kho bạc Nhà nước huyện một cuốn để kiểm soát chi.
- Hàng tháng, Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm lập báo cáo chi ngân sách toàn huyện, phân tích theo từng đơn vị, theo từng nguồn chi (chi sự nghiệp, chi thường xuyên nộp phòng Tài chính - Kế hoạch để theo dõi số dư dự toán và tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC. Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào báo cáo của Kho bạc kiểm soát việc rút dự toán các đơn vị, qua đó kịp
53
thời nhắc nhở nếu có đơn vị nào rút kinh phí vượt dự toán được duyệt để tránh trường hợp mất cân đối chi thường xuyên vào những tháng cuối năm.
- Đơn vị sử dụng dự toán ngân sách chi thường xuyên định kỳ hàng quý phải lập biểu đối chiếu số liệu quý, 6 tháng, 9 tháng và báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, 9 tháng theo mẫu do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 nộp phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm tra số liệu quyết toán, đối chiếu với dự toán đầu năm đánh giá tình hình chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chi thường xuyên qua đó nhắc nhở các đơn vị sử dụng ngân sách chi thường xuyên sao cho tiết kiệm và hiệu quả.
Bước 3: Kiểm soát quá trình quyết toán chi thường xuyên
- Theo quy định tại thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính thì kết thúc năm ngân sách, sau khi hết thời hạn chỉnh lý (ngày 31/01) năm sau, các đơn vị sử dụng ngân sách chi thường xuyên phải lập biểu đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước huyện báo cáo quyết toán quý IV và lũy kế thành báo cáo quyết toán năm.
- Cán bộ chuyên quản có trách nhiệm thẩm tra quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách nộp lên hoàn thành trước 31/3 năm sau, sau khi thẩm tra phải lập báo cáo kết quả thẩm tra số liệu quyết toán, chuyển qua nhập dữ liệu quyết toán trên phần mềm kế toán QLNS(8.0), sau đó chuyển cho kế toán trưởng ngân sách tổng hợp lại lập báo cáo quyết toán ngân sách cả năm cho toàn huyện.
- Đối chiếu tổng thể toàn huyện giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trên hệ thống TABMIS và QLNS(8.0) nếu khớp sẽ thống nhất số liệu, kế toán trưởng ngân sách trình trưởng phòng Tài chính kế hoạch, giám đốc Kho bạc Nhà nước và Chủ tịch UBND huyện ký để gửi Sở Tài chính thẩm tra quyết toán của huyện, xã đồng thời lập báo cáo thuyết minh bằng lời về số
54
liệu quyết toán năm của ngân sách huyện, tham mưu UBND huyện đề nghị phê duyệt quyết toán ngân sách huyện để trình HĐND ra nghị quyết.
* Thực trạng thực hiện chi ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phù Mỹ giai đoạn 2016 – 2018.
Tổng chi ngân sách nhà nước huyện Phù Mỹ giai đoạn 2016-2018 là 2.036 tỷ đồng, trung bình chi 678,989 tỷ đồng/năm.
Trong đó chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên là hai khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi trong cân đối ngân sách. Cụ thể theo biểu số liệu sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp chi ngân sách huyện Phù Mỹ từ năm 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung chi Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng cộng
A B 1 2 3 4=1+2+3
A CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 606.327 704.256 726.384 2.036.967 I Chi đầu tư phát triển 108.018 150.220 180.414 438.652 II Chi thường xuyên 458.972 501.649 542.896 1.513.097
2.1 Chi quốc phòng 8.544 8.105 9.073 25.722
2.2
Chi an ninh và trật tự an toàn xã
hội 2.799 3.196 3.891 9.886
2.3
Chi Giáo dục - đào tạo và dạy
nghề 267.067 270.255 279.517 816.839
2.4 Chi Khoa học và công nghệ 240 455 225 920
2.5 Chi Y tế, dân số và gia đình 249 100 99 448
2.6 Chi Văn hóa thông tin 1.758 1.714 1.995 5.467
2.7
Chi Phát thanh, truyền hình,
thông tấn 1.571 1.592 3.001 6.164
2.8 Chi Thể dục thể thao 830 1.141 1.005 2.976
2.9 Chi Bảo vệ môi trường 2.199 980 3.179
55
2.11
Chi hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể 88.465 89.225 92.970 270.660
STT Nội dung chi Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng cộng
2.12 Chi Bảo đảm xã hội 55.611 71.492 77.689 204.792
2.13 Chi khác 2.064 1.488 1.793 5.345
III
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
IV Chi chuyển nguồn 29.757 52.387 3.074 85.218
B
CHI BỔ SUNG CHO NS CẤP
DƯỚI 143.615 151.671 135.771 431.057
1 Bổ sung cân đối 29.793 59.319 58.757 147.869
2 Bổ sung có mục tiêu 113.822 92.352 77.014 283.188
C
CHI NỘP NGÂN SÁCH CẤP
TRÊN 6.128 10.677 1.415 18.220
TỔNG SỐ (A+B+C) 756.070 866.604 863.570 2.486.244
56 18% 21% 25% 21,53% 77% 71% 75% 74,28% 5% 7% 0% 4,18% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng giai đoạn
2016-2018
Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên Chi chuyển nguồn
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các khoản chi ngân sách giai đoạn 2016-2018
Trong đó: Chi cho đầu tư phát triển là 438,652 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21,53% so với tổng chi cân đối ngân sách, chi thường xuyên là 1.513 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 74,28% so với tổng chi cân đối ngân sách.
a) Chi đầu tư phát triển
Qua 3 năm chi đầu tư phát triển từ ngân sách huyện có xu hướng tăng dần, cụ thể năm 2016 là 108,018 tỷ đồng chiếm 17,81% trong tổng chi cân đối ngân sách; năm 2017 là 150,220 tỷ đồng chiếm 21,33% trong tổng chi cân đối ngân sách; năm 2018 là 180,414 tỷ đồng chiếm 24,84% trong tổng chi cân đối ngân sách. Cơ cấu chi ngân sách có chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng chi đầu tư tăng qua các năm, tỷ lệ này góp phần bảo đảm mục tiêu cơ cấu chi đầu tư - chi thường xuyên theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016 - 2020. Tuy nhiên, việc tăng chi đầu tư phát triển qua các năm chưa thật mạnh mẽ, trong bối cảnh thu NSNN còn khó khăn, nhiệm vụ chi lương và bảo đảm các chính sách an sinh - xã hội ngày càng nhiều, xã hội hóa đầu tư gắn với việc thực hiện cơ chế tự chủ trong lĩnh vực sự nghiệp công
57
lập chậm triển khai, làm tỷ lệ chi thường xuyên chưa giảm mạnh, đòi hỏi phải có những tính toán căn cơ, tiết kiệm chi thường xuyên triệt để, bảo đảm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại chi NSNN.
58
Bảng 2.2: Tổng hợp chi đầu tư từ ngân sách huyện Phù Mỹ từ năm 2016-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung chi Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng cộng A B 1 2 3 4=1+2+3
Chi đầu tư phát triển 108.018 150.220 180.414 438.652
1
Chi đầu tư phát triển cho chương
trình, dự án theo lĩnh vực 108.018 150.220 180.414 438.652
1.1 Chi quốc phòng 500 810 1.310
1.2 Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội
1.3 Chi Giáo dục - đào tạo và dạy nghề 12.315 18.812 20.928 52.055
1.4 Chi Khoa học và công nghệ 500 500 500 1.500
1.5 Chi Y tế, dân số và gia đình 2.500 1.804 4.304
1.6 Chi Văn hóa thông tin 1.500 13.066 13.066
1.7
Chi Phát thanh, truyền hình, thông
tấn 1.000 214 1.214
1.8 Chi Thể dục thể thao 2.549 2.549
1.9 Chi Bảo vệ môi trường 150 2.309 2.459
1.10 Chi các hoạt động kinh tế 85.640 117.548 124.045 327.233
1.11
Chi hoạt động của các cơ quan quản
lý nhà nước, đảng, đoàn thể 6.063 11.210 12.401 29.674
1.12 Chi Bảo đảm xã hội 1.500 1.788 3.288
2 Chi đầu tư phát triển khác
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán NS huyện Phù Mỹ từ năm 2016-2018)
Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân sách dành cho chi đầu tư thuộc lĩnh