Các hoạt động kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện phù mỹ (Trang 90 - 93)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.3. Các hoạt động kiểm soát

* Những mặt còn hạn chế

Thanh tra nội bộ chỉ có ở Sở Tài chính chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ như phúc tra lại các hồ sơ đã được kiểm tra nên các thông tin sai phạm trong các bộ phận chuyên môn còn thường bị che giấu do tính cục bộ, thành tích. Vì vậy, sự phản ứng đối với các sai phạm xảy ra không kịp thời. Việc luân chuyển thường xuyên công chức giữa các bộ phận chuyên môn ít được thực hiện, nếu có thực hiện được thì còn mang nặng hình thức, chưa đánh giá hết khả năng của từng cán bộ.

* Nguyên nhân tồn tại

Quy định của luật và các văn bản hướng dẫn về xử phạt các hành vi vi phạm về chi sai nguồn, sai tính chất… chưa đủ sức răn đe. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngành chưa thật sự chú trọng và chưa xem đây là một biện pháp trọng yếu trong công tác hệ thống KSNB.

82 * Những mặt còn hạn chế

Mặc dù đang bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong kiểm soát chi NSNN, xử lý nghiệp vụ và quản lý hoạt động chi NSNN, nhưng hệ thống báo cáo, mẫu biểu vẫn chưa phù hợp, đầy đủ, việc truyền nhận thông tin còn chậm, xảy ra nhiều lỗi. Sự truyền đạt thông tin trong toàn hệ thống còn chậm, việc an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu chưa được kiểm soát.

* Nguyên nhân tồn tại

Trình độ cán bộ về công nghệ thông tin còn yếu, hệ thống báo cáo rất nhiều loại nhưng lại không hướng dẫn đầy đủ và cụ thể rất hay thay đổi nên không thể đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin.

2.4.5. Giám sát

* Những mặt còn hạn chế

Chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; hệ thống thông tin còn nhiều thiếu sót như đã đề cập ở trên gây mất thời gian. Các bộ phận nghiệp vụ chủ yếu giao việc và tin tưởng lẫn nhau là chính nên sự kiểm soát chéo lẫn nhau chưa được chặt chẽ.

Các cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra, kiểm soát cơ quan chưa chịu khó nghiên cứu học hỏi, trong khi đó quy mô, mạng lưới ngày càng phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng trong hoạt động của lĩnh vực tài chính công.

* Nguyên nhân tồn tại

Nhu cầu về công tác kiểm tra giám sát ngày càng cao mà nguồn lực nhân viên tại phòng phần nào chưa sâu. Bên cạnh đó việc chú trọng nâng cao trình độ nhân viên, khuyến khích các cán bộ tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn không được chú trọng do đó nguồn lực hiện tại vẫn chưa đủ về lượng cũng như về chất để đáp ứng cho công tác kiểm tra giám sát hiện nay.

83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày trong chương 1, chương 2 giới thiệu và phân tích, đánh giá thực trạng KSNB thông qua câu hỏi khảo sát và đối tượng thực hiện khảo sát; việc phân tích hệ thống KSNB dựa trên các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo khuôn mẫu KSNB trong lĩnh vực công, quản lý NSNN huyện Phù Mỹ giai đoạn 2016 - 2018. Phân tích 5 nhân tố cốt lõi của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thực tế tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ.

Như vậy, trong chương 2 tác giả đã vạch ra được các hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý chi NSNN của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ như đã nêu trên sẽ làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý chi NSNN của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ trong thời gian tới.

Bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã tiến hành thống kê, đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các câu trả lời của bảng khảo sát các cán bộ có liên quan. Qua đó rút ra các kết luận cần thiết, nhất là những mặt đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân tồn tại có thể do các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ chưa hoàn chỉnh, còn một số bất cập trong môi trường kiểm soát, trong công tác phân công phân nhiệm, trong hệ thống thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát. Tính nhất quán, đồng bộ thấp, việc tính toán không thể tránh khỏi gian lận, rủi ro và sai sót. Đây là cơ sở khoa học để tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hệ thống KSNB trong quản lý chi NSNN trong chương 3.

84

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH

- KẾ HOẠCH HUYỆN PHÙ MỸ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện phù mỹ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)