7. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính
Trong giai đoạn nước ta đang từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN về chính sách là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, đem lại những tác động tích cực tới quá trình và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; đảm bảo được nhu cầu chi cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá; phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; có Kế hoạch và định mức hợp lý.
Nguồn vốn từ NSNN cần được quản lý đầy đủ và tập trung thống nhất trên cơ sở nắm vững nguồn thu, có cơ chế kiểm soát chi sao cho phù hợp, đảm bảo cân đối, chú trọng đến các nhu cầu cấp thiết trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo từng giai đoạn khác nhau.
Đề nghị xây dựng hướng dẫn về kiểm soát nội bộ trong khu vực công:
95
quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, bao gồm cả việc căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước có thể chủ động xây dựng và ban hành hướng dẫn về kiểm soát nội bộ khu vực công làm cơ sở cho việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị nhà nước. Hướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo Hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI và của một số quốc gia.
Việc hoạch định và thực hiện đổi mới cơ chế kiểm soát chi, chi NSNN trong nền kinh tế thị trường cũng đòi hỏi một sự kết hợp đồng bộ những đổi mới về chính sách và thể chế, thông qua một hệ thống Pháp lý cơ bản từ Luật pháp tới các chính sách, chế độ. Quy định về quản lý tài chính nói chung, quản lý kiểm soát chi NSNN nói riêng cần được đảm bảo có sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng một cách đầy đủ, chi tiết và hiệu quả.
Đào tạo kiến thức và kỹ năng về thiết lập kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong đơn vị theo hướng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trường kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu. Do đó, khái niệm và các chuẩn mực kiểm soát nội bộ cần được đưa vào chương trình đào tạo cán bộ quản lý các đơn vị khu vực công.
Để đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới các chính sách về tài chính nói chung và các chính sách liên quan đến kiểm soát chi NSNN nói riêng nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh mới thì hệ thống Pháp lý cần phải sớm được đổi mới cho phù hợp với khả năng và tốc độ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai.
96
Đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách theo hướng hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và áp dụng Kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn: Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đến tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Cần đổi mới một cách cơ bản quy trình quản lý NSNN theo tư duy và phương pháp hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và áp dụng Kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn.
Cần quy định rõ về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi tham gia quy trình lập, phê duyệt, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN.
Khi ban hành các văn bản hướng dẫn Luật cần phải rõ ràng, dễ hiểu; hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các văn bản này với văn bản khác, làm cho các đơn vị quan hệ NSNN khó áp dụng, hoặc áp dụng không sát với hướng dẫn. Các thông tư hướng dẫn phải kịp thời, và phải có tính độc lập, văn bản sau phải thay thế toàn bộ văn bản trước, hạn chế ban hành các văn bản bổ sung hay sửa đổi một số điểm của văn bản trước.