Đối với đơn vị sử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện phù mỹ (Trang 108 - 114)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.4. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách

- Từng bước đưa các xã từ hưởng trợ cấp ngân sách cấp huyện lên tự cân đối ngân sách, để thực hiện được việc này cần phải mạnh dạng phân cấp nguồn thu và khoán chi hợp lý qua đó động viên ngân sách cấp xã, thị trấn tăng cường nguồn thu để tự cân đối ngân sách cấp mình.

- Đối với công chức cấp xã phụ trách tài chính – ngân sách cần chú trọng công tác quy hoạch và đào tạo gắn với tiêu chuẩn chức danh để đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ và cũng nên quan tâm hơn đến chế độ tiền lương và thu nhập của công chức này để họ yên tâm công tác.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính tại các xã, thị trấn để nâng cao hiệu quả tham mưu Chủ tịch UBND xã, thị trấn điều hành ngân sách cấp mình thông qua triển khai phần mềm quản lý thu - chi ngân sách (phần mềm quyết toán ngân sách địa phương, phần mềm quản lý công sản và phần mềm kế toán đối với các xã, thị trấn).

- Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (nhất là các lĩnh vực như: đất đai, tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân), tạo điều kiện để giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thực hiện nghiêm Luật kế toán và Luật ngân sách nhà nước; Các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán, các đơn vị có sử dụng vốn NSNN phải thực hiện dân chủ công khai ngân sách trên tất cả các khâu: lập, giao, phân bổ dự toán và quyết toán chi ngân sách theo đúng qui chế dân chủ và công khai ngân sách .

- Sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác kế toán cho phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng công việc được giao và theo đúng qui định của Luật kế toán.

100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với thực trạng tổ chức công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ, tác giả giải quyết mục tiêu của đề tài và là câu hỏi nghiên cứu làm thế nào để tăng cường hiệu quả hệ thống KSNB các khoản chi NSNN tại Phòng TC - KH huyện Phù Mỹ, tác giả đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ.

Một hệ thống KSNB luôn được xây dựng và hoàn thiện trên một số quan điểm nhất quán, trên một nền tảng lý luận vững chắc và phù hợp với trình độ quản lý tại đơn vị. Tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 1992 và vận dụng INTOSAI phù hợp thực tế đơn vị. Đồng thời để thuận lợi cho việc tổ chức và thực hiện, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm tạo thuận lợi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ quản lý và điều hành ngân sách huyện đạt hiệu quả.

101

KẾT LUẬN CHUNG

Tăng cường kiểm soát nội bộ trong khu vực công là một khuyến nghị của Ngân hàng thế giới với Chính phủ Việt Nam trong Báo cáo “Việt Nam, đánh giá trách nhiệm tài chính quốc gia” năm 2001. Trong tiến trình này, kiểm toán nhà nước có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời của chuẩn mực về kiểm soát nội bộ và tham gia quá trình đưa chuẩn mực này vào thực tiễn để từng bước cải thiện kiểm soát nội bộ trong khu vực công, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Nhà nước. Kiểm soát nội bộ chi NSNN tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ là một vấn đề còn rất mới mẻ, kể cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Do vậy, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả gặp nhiều khó khăn. Với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, cùng sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả bám sát vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn thực hiện và đã đạt được một số kết quả cơ bản sau:

Một là, Luận văn đã hệ thống hoá lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung, nhất là kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn của COSO; kiểm soát nội bộ chi NSNN tại cơ quan hành chính nhà nước. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động, bảo vệ tài sản, tiền bạc, thông tin..., đảm bảo tính chính xác của các số liệu, đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra… Trong khu vực công tại Việt Nam hiện nay, khái niệm kiểm soát nội bộ còn rất mới mẻ. Các nhà quản lý trong khu vực công thường dựa trên các quy định của pháp luật, kinh nghiệm cá nhân để thực thi công vụ hơn là một cái nhìn tổng quát và có hệ thống về công tác kiểm soát. Việc xây dựng hệ thống KSNB tại các cơ quan Nhà nước chưa được quan tâm đúng mức,

102

thường chỉ tập trung vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Đây là một trong các điểm yếu mà các cơ quan Nhà nước cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Hai là, Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định từ năm 2016 - 2018. Hoạt động chi NSNN ở các cơ quan hành chính công nói chung còn nhiều điểm yếu, chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả để ngăn ngừa các rủi ro.

Ba là, Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tác giả đề xuất một số kiến nghị để tăng cường công tác kiểm soát nội bộ chi NSNN nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và tăng tính hiệu quả về quản lý chi ngân sách tại tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

Luận văn đã mạnh dạn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước ( Bộ Tài chính, Sở Tài chính, UBND huyện Phù Mỹ…) quan tâm, nghiên cứu, ban hành bộ tiêu chuẩn về kiểm soát nội bộ trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước nói chung, trong đó có bộ tiêu chuẩn về kiểm soát nội bộ chi ngân sách cho từng cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện, xã); kết hợp tốt giữa công tác hậu kiểm (hoạt động kiểm toán nhà nước như hiện nay) với công tác tiền kiểm (kiểm soát nội bộ phòng ngừa rủi ro), tránh để xảy ra các sai sót không đáng có trong hoạt động quản lý nhà nước từ cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù Tác giả đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong

103

được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, các nhà khoa học, sự góp ý của người đọc ở nhiều góc độ khác nhau để luận văn được hoàn thiện, có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn.

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chi Cục thống kê huyện Phù Mỹ, Niên giám thống kê các năm 2015, 2016, 2017.

[2]. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315(2012), Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

[3]. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.

[4]. Đảng bộ huyện Phù Mỹ (2015), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành đảng bộ huyện Phù Mỹ khóa XVII trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020.

[5]. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

[6]. Hội đồng nhân dân huyện Phù Mỹ (2016), Báo cáo Tình hình kinh tế, xã hội huyện Phù Mỹ năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Tài liệu phục vụ kỳ họp lần thứ 3, HĐND huyện Phù Mỹ khóa XI.

[7]. Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận BCTC (1992), Báo Cáo Coso.

[8]. INTOSAI (1992), Bảng hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI. [9]. Lương Tuấn Đức (2013), Quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Gia Bình,

tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

[10].Nhà xuất bản Phương Đông (2012), Bộ môn kiểm toán, khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP.HCM,), Kiểm soát nội bộ.

[11].Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

[12].Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật NSNN, Chính phủ ban hành ngày 21/12/2016.

105

[13].Nguyễn Ngọc Oanh (2016), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi ngân sách tại phòng Tài chính Kế hoạch huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lạc Hồng.

[14].Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

[15].Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Mỹ, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách địa phương các năm 2015, 2016, 2017, 2018.

[16].Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 163/2016/NĐ-CP, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/12/2016.

[17].Trần Thị Tài (2010), Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại trường Đại học Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng. - Các website: http://afc.edu.vn/ http://fmit.vn/ http://hiephoiketoan.vn http://hoiketoan-tp.org.vn http://www.chinhphu.vn http://www.kiemtoannn.gov.vn/ http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn http://www.vacpa.org.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính kế hoạch huyện phù mỹ (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)