7. Kết cấu của đề tài
1.2.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính đề cập tới cơ cấu các loại nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, cân đối với tài sản của doanh nghiệp được ổn định sẽ đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được ổn định và vững chắc. Có thể ví cấu trúc tài chính của doanh
nghiệp như kết cấu một ngôi nhà nếu như ngôi nhà có kết cấu không hợp lý, cuộc sống trong ngôi nhà đó sẽ không thoải mái. Mức độ bất hợp lý của kết cấu ngôi nhà càng lớn càng tạo ra sự bất ổn định của cuộc sống trong ngôi nhà. Phân tích câu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các đối tượng sử dụng nhận diện các chính sách huy động vốn trong mối liên hệ với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau.Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cẩu tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Theo nghĩa rộng, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp không chỉ phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn mà còn phản ánh cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn (tài sản); cơ cấu vốn phản ánh tình hình huy động vốn (nguồn vốn) và chính sách huy động vốn; mối quan hệ tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn cũng như cơ cấu cụ thể của tài sản và của nguồn vốn, phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, cụ thể là so sánh ngang và so sánh dọc.
So sánh ngang là việc so sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán giữa số cuối kỳ so với số đầu kỳ, cho thấy sự biến động về mặt thời gian của quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn, từ đó xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động cuả tài sản và nguồn vốn, đối chiếu với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của các biến động đó.
Bên cạnh so sánh ngang, so sánh dọc cũng thường xuyên được áp dụng để đánh giá diễn biến tài sản và nguồn vốn. So sánh dọc (xét tỷ trọng) là việc so sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối với cùng một tiêu chí được chọn làm
gốc nhất định về dạng phần trăm (%), thường là việc biểu diễn phần trăm (%) các chỉ tiêu cụ thể của tài sản so với tổng tài, các chỉ tiêu cụ thể của nguồn vốn so với tổng nguồn vốn...
Tỷ trọng của từng loại tài sản Giá trị của từng tài sản
trong tổng tài sản(%) = --- x 100 (2.5) Tổng tài sản
Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn Giá trị của từng loại nguồn vốn
trong tổng nguồn vốn(%) = --- x 100 (2.6) Tổng tài sản
Ngoài việc cung cấp thông tin cơ bản về quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn, việc so sánh ngang còn cung cấp các hiểu biết về đặc trưng tỷ trọng tài sản, nguồn vốn của từng ngành đặc trưng, từ đó xem xét liệu cơ cấu của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp đã phù hợp với ngành nghề kinh doanh chưa.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản - nguồn vốn: Chính sách về tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đó, mà còn phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến hiệu quả và an toàn của doanh nghiệp. Xét trên quan điểm tài trợ vốn, mỗi loại tài sản cần được tài trợ bằng nguồn vốn nhất định, do đó làm thế nào để cân đối giữa việc an toàn và hiệu quả trong việc huy động vốn và sử dụng vốn luôn là vấn đề được quan tâm.