Tổ chức phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Tổ chức phân tích

Công tác phân tích tài chính khách hàng là nội dung quan trọng trong hoạt động cho vay của bất kỳ ngân hàng nào, trong đó có Vietinbank Phú tài. Phân tích khách hàng là hoạt động thường xuyên của cán bộ chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng tại Vietinbank Phú tài. Công tác phân tích tài chính khách hàng bao gồm 3 giai đoạn là: Chuẩn bị phân tích, Tiến hành phân tích và Kết thúc phân tích.

Giai đoạn chuẩn bị phân tích gồm 2 nội dung công việc như sau:

- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn, thu thập dữ liệu cần thiết:

Dựa trên danh mục hồ sơ yêu cầu thu thập từ khách hàng theo hướng dẫn chi tiết trong danh mục hồ sơ tín dụng khách hàng cung cấp của Vietinbank Phú tài, cán bộ quản lý khách hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ phục vụ phân tích tài chính như sau:

+ Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục chiếm tỷ trọng trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) như chi tiết phải thu, phải trả, hàng tồn kho, vay nợ.... Báo cáo tài chính phải được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam tại thời điểm cuối năm tài chính và là báo cáo đã được kiểm toán hoặc báo cáo gửi cơ quan thuế. Hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp phải là bản chính hoặc bản chứng thực của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Một số loại giấy tờ hồ sơ, có thể nhận bản sao sau khi cán bộ quản lý khách hàng đã kiểm tra, đối chiếu đúng với bản chính.

+ Cán bộ và lãnh đạo phòng phụ trách khách hàng trực tiếp thực nghiệm tại địa điểm kinh doanh/cơ sở của khách hàng, trực tiếp tiếp xúc với lãnh đạo và kế toán của doanh nghiệp để tìm hiểu trực tiếp hoạt động của đơn vị.

+ Thu thập thông tin từ CIC, ngành...

Các dữ liệu thu thập được, cán bộ thực hiện công tác phân tích kiểm tra tính hợp pháp, tính đầy đủ, tính chính xác của hồ sơ, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, giải trình nếu có.

- Phân công công việc trong công tác phân tích khách hàng:

Tại ngân hàng, công tác phân tích tài chính khách hàng chủ yếu được thực hiện đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Khi khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy theo mức độ rủi ro của khoản vay mà công tác phân tích tài chính khách hàng được thực hiện bởi một bộ phận hoặc hai bộ phận. Trong đó, bộ

phận quản lý khách hàng (Phòng khách hàng doanh nghiệp) là bộ phận bắt buộc phải thực hiện phân tích tài chính khách hàng. Sau đó, tùy theo tính chất rủi ro của khoản vay (thường dựa trên tiêu chí giá trị khoản vay) mà công tác phân tích tài chính khách hàng còn được thực hiện bởi bộ phận quản lý rủi ro (Tổ quản lý rủi ro tại chi nhánh thực hiện). Cơ sở để xác định các trường hợp cấp tín dụng phải qua bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh Vietinbank Phú tài hiện nay được quy định tại quyết định về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng tại chi nhánh.

Giai đoạn tiến hành phân tích khách hàng:

Cán bộ phân tích tài chính khách hàng tiến hành phân tích tài chính khách hàng, gồm các nội dung sau:

+ Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán: Phân tích tổng tài sản và cơ cấu các chỉ tiêu trong tổng tài sản; Phân tích nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn; Phân tích cơ cấu tài sản - nguồn vốn

+ Phân tích khái quát qua báo cáo kết quả kinh doanh: Phân tích các chỉ tiêu về doanh thu, giá vốn hàng bán, doanh thu tài chính, chi phí, lợi nhuận...

+ Phân tích một số chỉ tiêu tài chính trong bốn nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, Nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính, nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Giai đoạn kết thúc phân tích:

Sau khi phân tích tình hình tài chính khách hàng, kết hợp với việc đánh giá các thông tin khác về khách hàng như: tư cách pháp lý, uy tín trong quá trình vay trả, tính khả thi của phương án vay vốn, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, tài sản đảm bảo, đánh giá rủi ro... để đưa ra quyết định cho vay vốn cho khách hàng.

Tại Vietinbank Phú tài báo cáo phân tích tài chính khách hàng là một nội dung của báo cáo đề xuất/báo cáo thẩm định tín dụng. Đây là nội dung

quan trọng không thể thiếu của báo cáo đề xuất/báo cáo thẩm định tín dụng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra phán quyết đối với khoản tín dụng của chi nhánh.

2.2.2. Công cụ và kỹ thuật phân tích

Hiện nay tại Vietinbank cũng như Vietinbank Phú tài, việc phân tích tài chính khách hàng chủ yếu được sử dụng kỹ thuật so sánh và phương pháp tỷ lệ để phân tích, cụ thể:

Phương pháp so sánh thực hiện so sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước của các khoản mục trong báo cáo tài chính để thấy rõ xu hướng thay đổi, nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng hay suy giảm về tài chính của doanh nghiệp; So sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể; so sánh về số tương đối và tuyệt đối theo thời gian của các chỉ tiêu.

Phương pháp tỷ lệ cũng được sử dụng trong việc phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của khách hàng. Phương pháp này được thực hiện để so sánh các tỷ lệ thực tế của doanh nghiệp được phân tích với tỷ lệ tham chiếu và từ đó đưa ra nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài việc dùng kỹ thuật so sánh, phương pháp tỷ lệ để phân tích tình hình tài chính khách hàng thì tại Vietinbank Phú tài, “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ” là một công cụ được sử dụng kết hợp, hổ trợ cho việc phân tích tài chính khách hàng với kỹ thuật chính là so sánh (so sánh kết quả các chỉ tiêu tài chính của khách hàng với trung bình ngành nghề mà doanh nghiệp đó hoạt động).

Nếu việc phân tích tổng quát tình hình tài chính của khách hàng thông qua các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính được cán bộ phân tích tài chính thực hiện bằng cách tính toán theo phương pháp thủ công thì “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ” là một chương trình phần mềm được xây dựng với việc tính toán và phân tích được thực hiện tự động. Trong đó, kết quả của quá trình

phân tích (xếp hạng khách hàng) là sự kết hợp giữa kết quả phân tích tình hình tài chính và cả kết quả phân tích các yếu tố phi tài chính. Các thông tin cần nhập trên chương trình “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ” bao gồm:

+ Thông tin khách hàng: Loại doanh nghiệp (Cổ phần/ Trách nhiệm hữu hạn/ doanh nghiệp nhà nước/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...); Ngành nghề hoạt động

+ Thông tin tài chính: nhập Báo cáo tài chính của khách hàng để đưa ra các chỉ tiêu về thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cơ cấu vốn, chỉ tiêu sinh lời, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Báo cáo tài chính bắt buộc là báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo tài chính thuế, không sử dụng báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp.

+ Thông tin phi tài chính thường xuyên và định kỳ: đánh giá khả năng trả nợ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, lịch sử quan hệ với ngân hàng, các chỉ tiêu bên ngoài, và các đặc điểm khác nhằm đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của DN trên thị trường.

Bộ chỉ tiêu tỷ trọng các nội dung chấm điểm, cơ cấu điểm được hệ thống thiết kế cho từng ngành nghề cụ thể. Sau khi được duyệt, kết quả xếp hạng của khách hàng tổ chức kinh tế là một trong các căn cứ để đưa ra quyết định tín dụng, áp dụng chính sách khách hàng và dùng để thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)