Phân tích kết quả kinh doanh của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 79 - 88)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3.2 Phân tích kết quả kinh doanh của khách hàng

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng đầu tiên là để thấy được kết quả cuối cùng của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận. Phân tích kết quả kinh doanh cũng giúp ngân hàng đánh giá được tình hình biến động của lợi nhuận, các nhân tố tác động đến lợi nhuận nhằm đánh giá chi tiết biến đổi các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

phân tích tại Vietinbank Phú tài tập trung đánh giá các khoản mục trong Báo cáo kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần, chi phí, lợi nhuận... Từ đó đánh giá mức độ hiệu quả (hoặc kém hiệu quả) của doanh nghiệp là do thị trường (thị trường tích cực hay tiêu cực) hay do chính sách của doanh nghiệp (chú trọng tăng giá thành hay tăng sản lượng...), các yếu tố nào đang tác động đến mức độ hiệu quả (hoặc kém hiệu quả).

Để đánh giá thực trạng về nội dung phân tích kết quả kinh doanh khách hàng tại Vietinbank Phú tài, dưới đây là tác giả cũng minh họa bằng việc lấy đánh giá về kết quả kinh doanh trong phân tích tài chính của công ty với mục đích để cấp hạn mức tín dụng năm 2017 đối với Công ty cổ phần than Miền Trung. Căn cứ báo cáo tài chính kiểm toán, chấp nhận toàn phần, không có ý kiến loại trừ năm 2016, 2017 của công ty, cán bộ phân tích đã nhập dữ liệu và tính toán các chỉ tiêu tương đổi, tuyệt đối trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ, TIÊU, HOẠT, ĐỘNG, KINH, DOANH 31.12.15 Tỷ lệ 31.12.16 Tỷ lệ 31.12.17 Tỷ lệ

So sánh, 31.12.16/31.12.15

So sánh, 31.12.17/31.12.16 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.062.073 100% 6.459.727 100% 4.201.420 100% 397.654 6,6% -2.258.307 -35,0%

Các khoản giảm trù doanh thu - 0% - 0% - 0%

Doanh thu thuần 6.062.073 100% 6.459.727 100% 4.201.420 100% 397.654 6,6% -2.258.307 -35,0%

Giá vốn hàng bán 5.670.919 93,5% 6.081.202 94% 3.945.504 93,9% 410.283 7,2% -2.135.698 -35,1%

Lợi nhuận gộp 391.154 6% 378.525 6% 255.916 6% -12.629 -3,2% -122.609 -32,4%

Doanh thu hoạt động tài chính 861 0% 1.062 0% 64.675 2% 201 23,3% 63.613 5989,9%

Chi phí tài chính 18.937 0% 29.410 0% 38.400 1% 10.473 55,3% 8.990 30,6%

Chi phí bán hàng 336.112 6% 320.256 5% 233.733 5,56% -15.856 -4,7% -86.523 -27,0%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.840 0,3% 19.269 0,2% 25.769 0,61% -571 -2,9% 6.500 33,7%

LN thuần từ hoạt động KD 17.126 0% 10.652 0% 22.689 1% -6.474 -37,8% 12.037 113,0%

Thu nhập khác 2.453 0% 4.993 0% 1.493 0% 2.540 103,5% -3.500 -70,1%

Chi phí khác 3.046 0% 8.105 0% 2.429 0% 5.059 166,1% -5.676 -70,0%

Lợi nhuận khác (593) 0% (3.112) 0% (936) 0% -2.519 424,8% 2.176 -69,9% Tổng lợi nhuận trước thuế 16.533 0,3% 7.540 0% 21.753 0,5% -8.993 -54,4% 14.213 188,5%

Thuế TNDN 4.160 0% 2.036 0% 4.374 0,1% -2.124 -51,1% 2.338 114,8%

Từ bảng dữ liệu trên, cùng với các báo cáo tổng kết kinh doanh do công ty cung cấp, đối chiếu tình hình thực tế, cán bộ phân tích tiến hành đánh giá về các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần than Miền Trung:

+ Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2017, doanh thu của Công ty cổ phần than Miền Trung đạt 4.201 tỷ đồng, tương đương 101% kế hoạch doanh thu 2017 đã được điều chỉnh theo nghị quyết đại hội cổ đông và tương đương 65% so với năm 2016. Trong năm vừa qua, hoạt động kinh doanh than của Công ty cổ phần than Miền Trung có một số biến động, theo đó mảng kinh doanh than cung cấp cho các hộ tiêu thụ lớn thông qua đầu mối Tập đoàn gặp nhiều khó khăn do tiến độ đàm phán diễn ra ở Công ty cổ phần than Miền Trung và Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc thống nhất giá bán than diễn ra chậm, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và giao than. Mặt khác, do Tập đoàn thay đổi cơ chế thanh toán tiền than từ mua hàng trả chậm sang ưu tiên trả trước tiền hàng, do đó, sản lượng bán hàng cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phần suy giảm. Vì vậy, để đạt được mức doanh thu trên có sự điều hành nhất quán, xuyên suốt của ban lãnh đạo công ty với nhiều biện pháp giữ vững thị trường của công ty, xây dựng hệ thống mạng lưới mở rộng, tạo dựng được uy tín với các hộ kinh doanh, tiêu thụ than và không ngừng mở rộng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

+ Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của Công ty cổ phần than Miền Trung năm 2017 là 3.046 tỷ đồng, tương đương 94% doanh thu, duy trì ổn định so với hai năm vừa qua. Với vị thế là đơn vị bán than ở cuối nguồn, công ty luôn tuân thủ định hướng giá bán của tập đoàn, đảm bảo mục tiêu cạnh tranh và duy trì thị phần tại các hộ tiêu thụ lớn, đồng thời đảm bảo mục tiêu biên lợi nhuận ổn định, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển về dài hạn.

+ Doanh thu tài chính: Doanh thu tài chính năm 2017 đạt 64,6 tỷ, tăng 63 tỷ so với năm 2016. Hầu hết doanh thu phát sinh từ hoạt động bán hàng trả chậm và chiết khấu thanh toán hàng mua trả trước. Theo cơ chế giao dịch mới, công ty thực hiện thanh toán trước tiền than với thời hạn giao hàng tối thiểu 21 ngày kể từ ngày thanh toán. Mức chiết khấu được Tập đoàn quy định là 30.000 VND/tấn. Với sản lượng mua than từ Tập đoàn trong năm vừa qua đạt trên 2.000 tấn, mức chiết khấu mua hàng là khoản thu lớn, đóng góp tích cực vào hiệu quả hoạt động chung của Công ty.

+ Chi phí: Chi phí tài chính trong năm 2017 là 38,4 tỷ, tăng 9 tỷ đồng so với năm 2016. Trong đó, chi phí lãi vay đạt mức 25,1 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2016 do chủ yếu trong năm công ty đã đẩy mạnh vay vốn ngắn hạn để thanh toán, đặt cọc tiền than cho Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Các chi chí tài chính khác như chiết khấu thanh toán và lãi bán hàng trả chậm có xu hướng giảm, xuống mức 13 tỷ so với mức 15 tỷ đồng năm 2016. Như vậy, do các thay đổi về cơ chế giao dịch thanh toán mua hàng của Công ty cổ phần than Miền Trung, công ty đã phải có những điều chỉnh về hoạt động tài chính khiến cho chi phí tài chính tăng cao (chi phí lãi vay tăng 75%). Tuy nhiên, công ty đã chủ động có các biện pháp thích ứng, nguồn thu liên quan đến giao dịch tài chính đảm bảo có hiệu quả (doanh thu tài chính lớn gấp 1,68 lần chi phí tài chính phát sinh).

Chi phí bán hàng đạt 233 tỷ, giảm 87 tỷ so với năm 2016 và chiếm 5,5% tổng doanh thu, trong đó, chủ yếu gồm các chi phí sau:

Bảng 3.10 Bảng kê chi tiết chi phí bán hàng tại Công ty cổ phần than Miền Trung

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chi tiết Giá trị Tỷ trọng chi phí bán hàng

1 Chi phí nhân viên 83.016 35,6%

2 Chi phí nguyên vật liệu 3.439 0,15%

3 Chi phí dụng cụ 227 0,01%

4 Chi phí khấu hao 9.229 3,9%

5 Chi phí bảo hành 0 0%

6 Chi phí mua ngoài 108.042 46,4%

7 Chi phí bằng tiền khác 29.778 12,7%

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần than Miền Trung

Trong cơ cấu chi phí bán hàng, chi phí thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí dịch vụ mua ngoài, đạt trên 108 tỷ, trong đó chủ yếu là chi phí vận chuyển bốc xếp. Tiếp theo là chi phí nhân viên, đạt 83 tỷ. Chi phí bán hàng trong năm 2018 giảm so với năm 2017 chủ yếu do chi phí bốc xếp hàng giảm. Về cơ bản, việc tỷ trọng chi phí liên quan trực tiếp đến bán hàng có xu hướng duy trì ổn định trên tổng doanh thu cho thấy khả năng thích ứng với điều kiện kinh doanh biến động trong công tác quản lý chi phí của đơn vị.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 ở mức 25,7 tỷ đồng, tăng 6,4 tỷ so với năm 2016. Chi phí tăng chủ yếu do trích lập dự phòng một số khoản phải thu khó đòi.

+ Hoạt động khác: Trong năm 2017, công ty có phát sinh một số khoản thu nhập khác, chủ yếu từ tiền thanh lý tài sản và hoạt động khác. Tổng các khoản thu nhập khác là 1.493 triệu đồng.

+ Lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế: Năm 2017 đạt 21,7 tỷ đồng, tăng 14,2 tỷ đồng so với năm 2016. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, sản lượng và doanh thu bán than giảm, công ty đã có các biện pháp điều chỉnh tích cực,

nâng cao hiệu quả hoạt động so với năm 2016. Tỷ trọng lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt 0,5%, tăng mạnh so với mức 0,1% của năm 2016.

Lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 17,3 tỷ đồng, tăng 11,8 tỷ đồng so với năm 2016. Phần lợi nhuận để lại được công ty dùng một phần chi trả cổ tức, một phần chuyển sang quỹ đầu tư phát triển phục vụ các dự án đầu tư. Hiện nay, công ty vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tương đối cao (5 - 10%/năm), do đó cho thấy năng lực của công ty trong việc thích ứng với những biến động trong kinh doanh.

Như vậy, qua phân tích kết quả kinh doanh trong ba năm gần đây, cán bộ phân tích tài chính tại Vietinbank Phú tài đưa ra kết luận: Trong năm vừa qua, hoạt động kinh doanh than của Công ty cổ phần than Miền Trung có một số biến động do điều chỉnh cơ chế từ cơ chủ quản là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, theo đó sản lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty giảm nhiều. Tuy nhiên, do việc công ty có những điều chỉnh hợp lý trong quản lý đặc biệt là quản lý về chi phí nên kết quả lợi nhuận của công ty vẫn có sự tăng trưởng đáng kể.

2.2.3.3. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng

Minh họa việc tính toán bốn nhóm chỉ tiêu chính đối với Công ty cổ phần than Miền Trung như sau:

Bảng 3.11 Bảng tổng hợp hệ thống chỉ tiêu tài chính Công ty cổ phần than Miền Trung

HỆ SỐ TÀI CHÍNH 2015 2016 2017

I. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán hiện hành 1,13 1,07 1,18 2. Khả năng thanh toán nhanh 0,34 0,42 0,56 3. Khả năng thanh toán tức thời 0,02 0,01 0,01

II.l Nhóm chỉ tiêu hoạt động

1. Vòng quay vốn ngắn hạn 4,40 4,67 5 2. Vòng quay hàng tồn kho 6,59 7,17 8,2 3. Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho (ngày) 55,4 50,9 44,5

4. Vòng quay các khoản phải thu 13,85 13,92 13,3 5. Thời gian một vòng quay phải thu (ngày) 264 26,2 27,4

6. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 73,17 67,75 43,73

III. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính

1. Tông nợ phải trả/Tông nguồn vốn 90% 85% 73% 2. Nợ dài hạn/Nguồn vốn chủ sở hữu 0% 0% 0% 3. Tổng nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu 9,34 5,87 2,7 4. Tài sản cố định/Nguồn vốn chủ sở hữu 50,8% 50,5% 56,9%

IV. Nhóm chỉ tiêu thu nhập

1. Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần 6% 6% 6,1%

2. ROE 6% 3% 9%

3. ROA 0,66% 0,46% 2,58%

4. Khả năng thanh toán lãi vay 1,87 1,26 1,57

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp - Vietinbank Phú tài)

Từ bảng tính toán trên, cán bộ phân tích đánh giá kết quả của các chỉ tiêu như sau:

- Khả năng thanh toán: Chỉ số thanh toán hiện hành năm 2015 - 2016 lần lượt là 1,13 và 1,07, năm 2017 là 1,18 ở mức cao hơn 1, cho thấy công ty có thể tự cân đối và đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ của công ty khi đến hạn. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2015 và năm 2016 thấp hơn mức 0,5 nhưng đến năm 2017 đã tăng ở mức 0,56 lần. Khả năng thanh toán tức thời là 0,01 là tương đối thấp do lượng tiền mặt duy trì trong năm là không cao, tuy nhiên đây là mức phù hợp do công ty thường chủ động cho kế hoạch chi tiêu trong tháng.

- Các chỉ tiêu hoạt động:

+ Vòng quay vốn ngắn hạn năm 2016 là 4,67 vòng/năm, đến hết năm 2016, vòng quay vốn tăng lên đạt 5 vòng/năm, tương đương 60 ngày cho một vòng quay. Chỉ tiêu vòng quay trên phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh than thương phẩm của công ty.

+ Vòng quay hàng tồn kho năm 2017 là 8,20 vòng, tương đương 44 ngày trên một vòng quay, cải thiện so với mức 50 ngày một vòng quay của năm 2016. Việc xây dựng hệ thống kho bãi gần các hộ tiêu thụ lớn đã phát huy hiệu quả, giảm thiểu thời gian lưu kho bãi, tránh tác động bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

+ Vòng quay các khoản phải thu năm 2017 là 13,2 vòng/năm. Vòng quay giữ ổn định so với ba năm gần đây cho thấy công tác thu hồi công nợ vẫn được công ty ưu tiên quan tâm.

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định đang giảm dần, từ 73 lần năm 2015 xuống còn 44 lần năm 2017, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định đang giảm sút.

- Chỉ tiêu cơ cấu tài chính: 2017 có xu hướng giảm so với năm 2016 là do trong năm công ty giảm lưu kho hàng tồn kho, dẫn đến giảm phần chiếm dụng của các đối tác nội bộ trong tập đoàn. Hệ số Nợ phải trả/Tổng nguồn

vốn của Công ty trong năm 2017 là 73% trong đó toàn bộ là nợ ngắn hạn, giảm mạnh so với mức 90% vào năm 2015. Đồng thời Hệ số Nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu năm 2017 là 2,7 giảm mạnh so với mức 5,87 năm 2016 và 9,34 năm 2015, hệ số này nằm trong mức an toàn đối với doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu tại lĩnh vực chế biến và phân phối than như Công ty (theo quy định của Vietinbank Phú tài Hệ số Nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu với ngành kinh doanh thương mại công nghiệp nặng là < 7).

Chỉ tiêu thu nhập: Nhìn chung được cải thiện so với năm 2016, nguyên nhân chính là công ty đã giữ ổn định được các khoản chi phí trong khi mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy hoạt động của công ty vẫn có hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Khả năng thanh toán lãi vay tương đối tốt, doanh nghiệp có khả năng đảm bảo nguồn trả nợ vay. Sau khi đánh giá bốn nhóm các chỉ tiêu tài chính của công ty, cán bộ phân tích tại Vietinbank Phú tài đưa ra đánh giá tổng hợp về nội dung phân tích này như sau: Mặc dù các chỉ tiêu tài chính có những biến động trong năm 2017 so với năm 2016, tuy nhiên về cơ bản các chỉ số chỉ tiêu tài chính của công ty đều ở ngưỡng đảm bảo an toàn như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, cơ cấu tài chính. Chỉ tiêu về thu nhập có sự thay đổi theo chiều hướng tốt lên.

2.3. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh phú tài (Trang 79 - 88)