7. Kết cấu của đề tài
3.1.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề
cho cán bộ phân tích
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phân tích ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích, chất lượng phân tích tài chính khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Do đó nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ phân tích là yêu cầu luôn được ngân hàng quan tâm.
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản thân mỗi cán bộ cần tự rèn luyện, tích lũy, học hỏi, cần nhận thức rõ vai trò của mình trong quá trình phân tích. Hiện nay tại Vietinbank Phú tài tỷ lệ các cán bộ trẻ rất cao, họ được đào tạo kiến thức cơ bản tốt nhưng chưa có kinh nghiệm đối với các tình huống thực tế nhiều, thêm vào đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lại rất đa dạng, nhiều ngành nghề lĩnh vực, tính phức tạp cao. Do đó, bên cạnh việc tự đào tạo, chi nhánh cần có các buổi trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm thực tế, là các buổi trao đổi mà các cán bộ có nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế truyền đạt, hướng dẫn lại cho các cạn bộ khác trong chi nhánh. Hoặc mời các chuyên gia hay các cán bộ Hội sở chính đến trao đổi
chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh cũng phải được thực hiện thường xuyên. Thêm vào đó, việc cập nhật kịp thời các thay đổi về chế độ kế toán, kiểm toán cho cán bộ phân tích là rất cần thiết.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phân tích cũng là mối quan tâm lớn. Việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thường xuyên kết hợp với nâng cao trình độ giúp cán bộ nhận thức rõ tầm quan trọng của công việc mình đang phụ trách. Mỗi cán bộ cần tự nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với khách hàng, đối với khoản vay. Thêm vào đó, Chi nhánh cần xây dựng bộ quy chuẩn về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cán bộ, gắn quyền lợi với trách nhiệm, thưởng phạt rõ ràng, từ đó làm động lực để mỗi cán bộ tự trau dồi kiến thức kỹ năng cá nhân và đạo đức nghề nghiệp để hoàn thiện bản thân hơn.