7. Kết cấu của đề tài
2.2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng
Phân tích cấu trúc tài chính khách hàng tại Vietinbank Phú tài được cán bộ phân tích tập trung phân tích phân tích về cơ cấu của tài sản, cơ cấu của nguồnvốn.
- Phân tích cơ cấu tổng tài sản: Cán bộ phân tích sẽ phân tích biến động của các khoản mục trong tổng tài sản và tỷ trọng của chúng trong tổng tài sản. Phân tích cơ cấu tài sản của khách hàng tại Vietinbank Phú tài là để nhằm đánh giá xem việc đầu tư vào tài sản đó của doanh nghiệp có phù hợp với đặc điểm và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó hay không và cũng để đánh giá việc sử dụng vốn đã huy động của doanh nghiệp theo chiều rộng hay chiều sâu. Bên cạnh đó, phân tích cơ cấu tài sản còn để xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản của kỳ phân tích so với kỳ trước đó. Thông thường khi phân tích các khoản mục tài sản, cán bộ phân tích sẽ tiến hành phân tích các khoản mục chính ảnh hưởng đến lớn đến cơ cấu tài sản cũng như ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp được phân tích, tuy nhiên phần lớn đối với các doanh nghiệp sẽ được tập trung phân tích các khoản mục tài sản như sau:
+ Khoản mục “ Tiền và các khoản tương đương tiền”: Việc đánh giá chỉ tiêu này nhằm mục đích xem doanh nghiệp có dự trữ quá nhiều tài sản này hay không. Trong trường hợp dự trữ nhiều thì đánh giá nguồn gốc số tài sản này có phải do từ thu hồi công nợ hay không hoặc doanh nghiệp có kế hoạch gì đối với tài sản này hay chưa để đánh giá về tính lãng phí và tính hiệu quả trong sử dụng vốn.
+ Khoản mục “Các khoản phải thu” (bao gồm cả phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn): Đây là một khoản mục rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Việc đánh giá xem xét khoản mục này nhằm đánh giá tình trạng công nợ đối với các đối tác bao gồm chủ yếu là công
nợ phải thu của khách hàng và một phần nhỏ tiền ứng trước cho người bán. Phân tích chi tiết khoản mục này để thấy hiện nay công nợ của khách hàng nằm nhiều ở đối tác nào, khả năng thanh toán của các khoản nợ ra sao, doanh nghiệp hiện có bị khách hàng chiếm dụng vốn hay không. Việc phân tích chi tiết khoản mục này cũng nhằm đánh giá xem trong các khoản công nợ phải thu của doanh nghiệp, những khoản nợ nào đã bị kéo dài (nợ đọng) và số nợ đọng có ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
+ Khoản mục “Hàng tồn kho”. Vì đây là một lại tài sản thường chiếm tỷ trọng khá cao trong các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt cao trong các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn vay ngân hàng như: doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp... Việc phân tích khoản mục này trong phân tích giúp cán bộ phân tích đánh giá xem lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp có được lưu trữ hợp lý hay không, vì trong trường hợp nếu lượng hàng tồn kho không được dự trữ hợp lý sẽ khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được liên tục và ngược lại nếu lượng hàng hóa được tính toán hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa một lượng vốn đáng kể vào lưu thông thay vì phải đọng vốn ở những vật tư dự trữ, dở dang...
+ Khoản mục “Tài sản cố định”: Khoản mục tài sản này phụ thuộc rât lớn vào lĩnh vực kinh doanh của khách hàng cũng như thời điểm hoạt động. Chẳng hạn với doanh nghiệp sản xuất, khai thác, công nghiệp thì giá trị khoản mục này thường khá lớn trong tổng tài sản. về thời điểm thì với những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, tài sản mới đầu tư lớn và khấu hao chưa nhiều thì tỷ trọng của loại tài sản này cũng chiếm lớn hơn. Cán bộ phân tích tài chính khách hàng đánh giá khoản mục này nhằm mục đích xem trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản cố định có lớn quá hay không, việc đầu tư
vào tài sản cố định thường có thời gian thu hồi vốn chậm hơn nên cũng có tác động đến những yếu tố tài chính của doanh nghiệp.
Trong phân tích cơ cấu các khoản mục tài sản, tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng số tài sản được cán bộ phân tích tính toán qua công thức sau: Tổng trọng từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản Giá trị từng bộ phận tài sản = --- x 100 Tổng tài sản (3.1)
Để hiểu rõ hơn về nội dung phân tích cơ cấu tài sản trong phân tích tài chính khách hàng tại Vietinbank Phú tài, dưới dây là minh họa bằng nội dung đánh giá thực tế đối với Công ty cổ phần than Miền Trung là khách hàng vay vốn tại Vietinbank Phú tài (việc phân tích tình hình tài chính của Công ty này nhằm phục vụ việc tái cấp hạn mức năm 2018 - 2019 cho Công ty):
Dưới đây là một số thông tin khái quát về Công ty cổ phần than Miền Trung
Trụ sở chính của công ty: 775 Nguyễn Hữu Thọ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất than cốc; Xuất nhập khẩu than, Nhập khẩu ủy thác đầu tư; Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
Vốn Điều lệ: 100.000.000.000 VND (Bằng chữ: Một trăm tỷ đồng)
Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2017: 178.636.844.644 VND Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần
Mục đích phân tích tài chính của Công ty: cấp hạn mức tín dụng năm 2018-2019
Căn cứ báo cáo tài chính kiểm toán, chấp nhận toàn phần, không có ý kiến loại trừ năm 2016, và 2017 của công ty, cán bộ phân tích đã nhập liệu và tính toán các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối phục vụ việc đánh giá cơ cấu tài sản qua bảng sau
Bảng 3.4 Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần than Miền Trung 2015-2017
, Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần than Miền Trung
CHỈ TIÊU 31.12.15 Tỷ trọng 31.12.16 Tỷ trọng 31.12. 17 Tỷ trọng Chênh lệch 31.12.16/31.12.15 Chênh lệch 31.12.17/31.12.16 Số tiền Tỷ lệ, % Số tiền Tỷ lệ, % A A TSNH 1.772.483 94,8% 1.091.866 91,5% 583.573 86,5% 680.617 -38,4% -508.293 -46,6%
I Tiền và các khoản tương đương tiền 14.688 0,8% 12.378 1,0% 23.743 3,5% -2.310 -15,7% 11.365 91,8%
II Các khoản phải thu 647.319 34,6% 380.891 31,9% 250.992 37,2% 266.428 -41,2% -129.899 -34,1%
1 Phải thu khách hàng 645.971 380.854 31,9% 140.458 20,8% 265.117 -41,0% -240,396 -63,1%
2 Trả trước cho người bán 853 1.232 116.768 379 44,4% 115.536 9.377,9%
3 Tài sản thiếu chờ KW lý 1.966 1.533 -1.966 -100,0% 1.533
4 Các khoản phải thu khác 2.174 2.501 464 327 15,0% -2.037 -81,4%
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (3.645) -3.696 -8.231 -51 1,4% -4.535 122,7%
III Hàng tồn kho 1.031.836 55,2% 664.532 55,7% 297.996 44,2% 367.304 -35,6% -366.536 -55,2% IV TS ngắn hạn khác 78.640 4,2% 34.065 2,9% 10.842 1,6% -44.575 -56,7% -23.223 -68,2% B TSDH 97.910 5,2% 101.419 8,5% 90.765 13,5% 3.509 3,6% -10.654 -10,5% I TSCĐ 91.825 4,9% 98.882 8,3% 90.142 13,4% 7.057 7,7% -8.740 -8,8% II Tài sản dài hạn khác 6.085 0,3% 2.537 0,2% 623 0,1% -3.548 -58,3% -1.914 -75,4% Tổng Tài sản 1.870.393 1.193.285 674.338 677.108 -36,2% -518.947 -43,5%
Từ dữ liệu của Bảng trên, cán bộ phân tích tiến hành đánh giá về các khoản mục tài sản của Công ty cổ phần than Miền Trung như sau:
Tổng tài sản: Tổng tài sản của công ty có biến động tương đối lớn trong năm vừa qua, và có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2015 đến 2017. Năm 2016 quy mô tổng tài sản giảm 677 tỷ đồng, tương đương giảm 36,2% so với năm
Đến năm 2017 quy mô tổng tài sản tiếp tục giảm 43,5% so với năm tương đương 519 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong khoảng thời gian 2 năm 2015-- 2017, quy mô tài sản đã giảm đi 1.196 tỷ đồng, quy mô 2017 chỉ bằng 1/3 năm 2015. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản chiếm 86,5%, giảm so với mức bình quân 91% của 03 năm qua và đảm bảo phù hợp với lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là chế biến và phân phối than. Chi tiết các chỉ tiêu tài sản như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tại thời điểm cuối năm 2017, lượng tiền mặt của Công ty cổ phần than Miền Trung là 24 tỷ đồng, chiếm 3,5% trên tổng tài sản của Công ty. Tỷ trọng tiền mặt của công ty như vậy phù hợp với đặc thù và quy mô hoạt động của công ty.
Các khoản phải thu: Trong ba năm qua giá trị khoản mục này của công ty có sự biến động tương đối mạnh theo hướng giảm dần, từ mức 646 tỷ năm 2015 xuống còn 381 tỷ năm 2016, sau đó đã điều chỉnh giảm xuống mức 251 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2017. Tuy giảm về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng khoản phải thu trên tổng tài sản ở mức tương đối cao và có xu hướng tăng lên. Năm 2017 tỷ trọng khoản mục này chiếm 37,8% tổng tài sản, trong khi năm 2016 năm 2016 chỉ là 31,9%. Chi tiết các khoản phải thu của khách hàng như sau:
+ Phải thu khách hàng: Giá trị khoản mục này năm 2017 là 140 tỷ đồng, giảm 240 tỷ đồng so với năm 2016. Tỷ trọng trong tổng tài sản giảm từ
31,9% còn 20,8%. Toàn bộ phải thu khách hàng đến từ hoạt động chế biến và cung cấp than. Hầu hết các đối tác tiêu thụ lớn là các nhà máy nhiệt điện, xi măng, phân bón. Chi tiết một số công nợ có giá trị lớn của công ty đến thời điểm 31/12/2017 như sau:
Bảng 3.5 Bảng kê chi tiết công nợ một số khách hàng lớn của Công ty cổ phần than Miền Trung 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng TT Khách hàng Giá trị tại 31/12/2016 Phát sinh tăng Phát sinh giảm Giá trị tại 31/12/2017 1 Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn 13.084 362.948 376.032 0
2 Công ty CP Nhiệt điện
Nghi Sơn 90.203 1.548.986 1.639.189 0
3 Công ty CP Xi măng Sông
Lam I 25.903 96.751 107.314 15.340
4 Công ty CP Xi măng Sông
Lam II 22.177 83.245 105.462 0 5 Công ty TNHH Long Sơn 0 254.535 233.320 21.215
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần than Miền Trung
Trong cơ cấu khoản phải thu khách hàng, khoản phải thu có số dư lớn nhất trong năm tập trung tại Công ty TNHH Long Sơn; khoản phải thu có doanh thu phát sinh cao nhất trong năm là Công ty CP Nhiệt điện Nghi Sơn. Cơ bản các khoản phải thu của khách hàng lớn có sự luân chuyển vốn tương đối tốt. Tuy nhiên, trong số khoản mục các khoản phải thu của Công ty cổ phần than Miền Trung cũng còn các khoản phải thu khó đòi, với giá trị là 17,3 tỷ VND, tương đương 6,77% tổng các khoản phải thu, và chiếm 2,56% tổng tài sản. Chi tiết các khoản phải thu khó đòi của công ty như sau:
Bảng 3.6 Bảng kê chi tiết công nợ khó đòi tại Công ty cổ phần than Miền Trung 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Tên khách hàng Giá trị Ghi chú
1 Công ty HPE 3.020 Quá hạn trên 3 năm
2 Công ty CP ĐTPTTM Hoàng Minh 2.670,5 Quá hạn từ 1 đến 2 năm 3 Công ty CP ĐTPTTM Hoàng Long
192,5 Quá hạn dưới 1 năm 1.811,5 Quá hạn từ 1 đến 2 năm 4 Công ty TNHH Than Đông Anh 3.298,3 Quá hạn dưới 1 năm
127,6 Quá hạn từ 1 đến 2 năm
5 Khách hàng khác 3.129,3 Quá hạn dưới 1 năm
6 Công ty XDCT 545 3.066,8 Quá hạn từ 1 đến 2 năm
TỔNG 17.316,5
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần than Miền Trung
Mặc dù trong công ty còn tồn tại các khoản nợ khó đòi như trên nhưng giá trị các khoản trên so với tổng các khoản phải thu và so với tổng tài sản là không lớn và vì vậy sự ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của Công ty cổ phần than Miền Trung là không nhiều.
+ Các khoản trả trước cho người bán: Năm 2017 là 116,7 tỷ đồng, tăng đến 115,5 tỷ đồng so với năm 2016. Trong năm 2017, do Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam đã điều chỉnh cơ chế giao dịch mua bán than, theo đó ưu tiên hình thức mua hàng trả trước và áp dụng chiết khấu thanh toán đối với các đơn vị tạm ứng trước tiền hàng. Đây là lý do dẫn đến sự tăng lên rất lớn của khoản mục này. Một lý do khác cho việc tăng lên rất nhiều của khoản mục này là tại thời điểm cuối năm 2017, do thời tiết có diễn biến phức tạp nên công ty có chủ trương trả trước tiền than trong tháng 1/2018 để tránh ảnh hưởng đến tiến độ nhận hàng tại cảng.
+ Phải thu ngắn hạn khác: Năm 2017, giá trị khoản mục này gần như không có sự thay đổi so với năm 2016, chủ yếu bao gồm các khoản trợ cấp, ký quỹ, lãi chậm trả phải thu.
+ Tài sản thiếu chờ xử lý: Năm 2017, giá trị khoản mục này không đáng kể, là 1,5 tỷ đồng, đây là giá trị hàng tồn kho thiếu do hao hụt tại xí nghiệp than Quy Nhơn.
Năm 2017, để dự phòng cho khả năng khó thu hồi các khoản phải thu quá hạn, Công ty cổ phần than Miền Trung đã tiến lập trích lập dự phòng phải thu khó đòi giá trị 8,2 tỷ đồng, tăng trích lập 4,6 tỷ đồng so với năm 2016.
Hàng tồn kho: Đến hết năm 2017 giá trị khoản mục này là 298 tỷ đồng, chiếm 44,2% tổng tài sản. Đây là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của Công ty cổ phần than Miền Trung. So với năm 2016 giá trị khoản mục giảm tới 367 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng tài sản giảm từ mức 55% (năm 2016) xuống quanh mức 44,2% (năm 2017). Trong cơ cấu hàng tồn, chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng hóa (83,5% hàng tồn kho), ở mức 249 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2017, giảm 298 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Với đặc thù là đơn vị đầu mối cung cấp than thành phẩm cho đối tác, đặc biệt là các hộ tiêu thụ lớn, than là yếu tố nguyên liệu đầu vào không thể thiếu, việc giao hàng muộn có thể dẫn đến ảnh hưởng đình trệ toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy. Do đó, doanh nghiệp chủ động duy trì lượng hàng tồn kho tương đối lớn (03 năm vừa qua, duy trì ở mức bình quân trên 45% tổng tài sản). Về cơ bản, hàng tồn kho của Công ty cổ phần than Miền Trung tuy chiếm giá trị lớn nhưng được luân chuyển thường xuyên (vòng quay hàng tồn kho trong năm 2017 đạt 8,20 vòng, tương đương 44 ngày trên một vòng quay, cải thiện so với mức 50 ngày một vòng quay của năm 2016), và không có hàng tồn kho lâu ngày. Với hệ thống tổng kho lưu trữ , hàng hóa tồn kho của Công ty cổ
phần than Miền Trung luôn được đảm bảo chất lượng, giữ được giá trị trong thời gian lưu kho chờ xuất hàng.
Tài sản ngắn hạn khác: Năm 2017, giá trị khoản mục này của Công ty cổ phần than Miền Trung ở mức 10,8 tỷ đồng, giảm 23 tỷ đồng so với năm 2016, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác trên tổng tài sản đạt 1,6% tại thời điểm 31/12/2017, giảm so với mức 2,9% thời điểm cuối năm 2016. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn khác, khoản mục thuế GTGT được khấu trừ chiếm đại đa số, phần còn lại và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn như chi phí sửa chữa, chi phí công cụ dụng cụ,....
Tài sản cố định: Tính đến hết năm 2017, giá trị khoản mục tài sản này của Công ty cổ phần than Miền Trung là 90 tỷ đồng. Đối với tài sản cố định hữu hình, tổng giá trị nguyên giá trong năm của tài sản cố định là 164 tỷ đồng, tăng 6