7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2.2. Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Các đơn vị SNCL là các đơn vị do nhà nước thành lập, hoạt động theo nhiệm vụ chính trị nhà nước giao và hoàn thành nhiệm vụ dưới sự giám sát của nhà nước. Thông qua các đơn vị SNCL, nhà nước đảm bảo thực hiện được các mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Các đơn vị SNCL tuy có nhiệm vụ thực hiện khác nhau nhưng cách phân cấp, nguồn sử dụng, mục tiêu hoạt động tương tự nhau và đều chịu sự giám sát của nhà nước. Các đơn vị SNCL có bốn đặc trưng sau:
Thứ nhất, Các đơn vị SNCL hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Thứ hai, Sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung có thể sử dụng chung cho nhiều người, nhiều đối tượng trên phạm vi rộng.
Thứ ba, Hoạt động của các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triền kinh tế xã hội của Nhà nước.
Thứ tư, Các đơn vị SNCL giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thực thi chính sách xã hội của Nhà nước.
Tác giả cho rằng, các đặc trưng trên tạo nên cơ sở để nhận diện đơn vị SNCL với các loại hình doanh nghiệp, còn các đặc điểm hoạt động của đơn vị SNCL chi
phối trọng yếu tới tổ chức hạch toán kế toán tại mỗi đơn vị SNCL. Ngoài ra, tác giả thấy rằng, đứng dưới góc độ cung cấp hay ghi nhận thông tin, đặc điểm hoạt động của từng đơn vị SNCL còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng một HTTTKT. Các đơn vị SNCL thuộc các cấp dự toán khác nhau thì có đặc điểm hoạt động khác nhau. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước ở lĩnh vực của mình trong phạm vi cả nước. Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, là đơn vị trung gian nhận kinh phí từ đơn vị dự toán cấp I chuyển xuống cho đơn vị dự toán cấp III, thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi tỉnh, thành phố. Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn NSNN, trực tiếp chi tiêu kinh phí cho hoạt động đã được giao. Mỗi đơn vị cấp dự toán khác nhau có đặc điểm hoạt động khác nhau, cần một HTTTKT khác nhau. Mặc dù các đơn vị ở cả 3 cấp dự toán đều hoạt động theo mục tiêu chung của nhà nước và vị trí của các đơn vị trong từng cấp có tầm quan trọng như nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng mỗi đơn vị lại giữ một trọng trách riêng, từng khâu trong chuỗi công việc của nhà nước, không thể tách rời. Vì vậy, đặc điểm hoạt động của đơn vị SNCL trong từng cấp quyết định cần thông tin kế toán gì cho đầu vào của HTTTKT ở cấp dự toán đó và thông tin kế toán được kết suất cung cấp cho ai, tổng hợp hay chi tiết. Thông tin kế toán đầu ra của cấp đơn vị dự toán này là thông tin kế toán đầu vào của đơn vị dự toán khác. Thông tin kế toán đầu ra của đơn vị dự toán cấp dưới được tổng hợp thành dữ liệu đầu vào của đơn vị dự toán cấp trên. HTTTKT trong đơn vị SNCL cần có sự kết nối thông tin giữa các cấp dự toán. Đây là điểm khác biệt giữa đơn vị SNCL với các loại hình đơn vị khác. Tuy nhiên, mỗi loại hình đơn vị SNCL cũng cần lựa chọn một HTTTKT riêng cho đơn vị mình. Điểm mấu chốt của việc lựa chọn HTTTKT phù hợp với các đơn vị SNCL phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động và quy trình thực hiện. Với mỗi đơn vị SNCL có đặc điểm hoạt động, quy trình thực hiện khác nhau phải xây dựng một HTTTKT khác nhau. Do vậy, HTTTKT tại đơn vị SNCL ngành giáo dục khác với HTTTKT tại đơn vị SNCL ngành y tế, khác với HTTTKT ở đơn vị SNCL ngành bảo hiểm mặc dù về phân cấp quản lý ở cả 3 ngành này đều tương tự nhau. Mức độ phức tạp
trong hoạt động của từng đơn vị SNCL khác nhau cũng quyết định sử dụng một HTTTKT đơn giản hay phức tạp. Riêng đối với các đơn vị SNCL quỹ đặc thù, để quản lý hiệu quả các quỹ, quá trình quản lý quỹ có liên quan đến đối tượng nào? Chủ thể thực hiện là ai? Đơn vị nào thực hiện? Thì HTTTKT cung cấp không chỉ đứng riêng lẻ trong phạm vi của một đơn vị mà phải có sự kết nối thông tin cho những đối tượng và các bên có liên quan để có một bộ dữ liệu đồng nhất, làm nền tảng cho việc kiểm soát các hoạt động về quỹ của nhà nước.