Thực trạng về vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng về vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin

* Thực trạng phần cứng:

Cấu hình điển hình của máy chủ là: Dual Core Xeon 3,2GHz. Cấu hình này được dựa trên những công nghệ cũ, đều chạy chương trình Windows XP và sử dụng MS SQL chạy trên máy chủ.

Tác giả đánh giá thực trạng phần cứng như sau:

Thứ nhất, máy tính được trang bị đầy đủ tuy nhiên phần lớn máy tính đã cũ cần thay thế, cấu hình không đồng bộ.

Thứ hai, máy chủ và máy trạm tại BHXH thành phố Quy Nhơn đều sử dụng hệ điều hành cũ, hiện nay đã lạc hậu. Máy chủ không thường xuyên kết nối mạng. Việc cung cấp thông tin không diễn ra thường xuyên. Do vậy, HTTTKT cung cấp chưa phản ánh toàn diện.

* Thực trạng phần mềm:

Hiện nay, BHXH thành phố Quy Nhơn khi ghi nhận, phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thu BHYT, quyết toán chi quỹ BHYT vừa trên phần mềm máy tính, vừa theo phương pháp thủ công. Điều này làm ảnh hưởng đến tính khách quan của cả một HTTT. Số liệu đôi khi còn chưa đồng nhất giữa các bộ phận. Qua khảo sát, tại BHXH thành phố Quy Nhơn sử dụng ứng dụng phần mềm TCKT 102 để phản ánh quá trình thu, chi BHYT. Ở các bộ phận khác như khâu quản lý đối tượng BHYT, khâu cấp thẻ BHYT, ... đều có các phần mềm khác hỗ trợ. Có 5 phần mềm đang hoạt động (xem bảng 2.1)

Các phần mềm liên quan quỹ BHYT là phần mềm thu BHXH (TST), phần mềm viện phí (VIENPHI) và phần mềm kế toán (TCKT 102).

Phần mềm TST là một chương trình được viết để quản lý thu cho các trường hợp: BHXH, BHYT, BHTN và BH TNLĐ-BNN. Phần mềm này cũng được sử dụng để in thẻ BHYT và sổ BHXH và có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về quá trình làm việc của cá nhân. Tuy nhiên, phần mềm này chưa cung cấp được thông tin về các khoản đóng phí hàng tháng của người lao động cũng như các thông tin về số

tiền thực chi cho người lao động.

Bảng 2 1: Các phần mềm sử dụng tại cơ quan BHXH

Phần mềm Mục đích sử dụng Năm TST Thu BH xã hội 2017 TCKT 102 Kế toán 2019 TCS Xét duyệt chế độ BHXH 2014 TNHS Tiếp nhận hồ sơ 2018 VIENPHI Viện phí 2010

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát)

Phần mềm viện phí được sử dụng để quản lý các khoản chi cho bệnh viện và các cơ sở KCB. Tuy nhiên, phần mềm này không được sử dụng đồng bộ và rộng rãi tại các cơ sở KCB vì họ sử dụng phần mềm quản lý riêng và phần lớn không tích hợp với phần mềm viện phí của BHXH. Phần mềm kế toán (TCKT 102) là hệ thống kế toán được sử dụng để thực hiện các công việc kế toán tại văn phòng trung ương, các tỉnh, thành phố và quận huyện.

Tác giả đánh giá thực trạng phần mềm kế toán TCKT 102 phản ánh quá trình thu BHYT, quyết toán chi quỹ BHYT ở BHXH thành phố Quy Nhơn như sau:

Thứ nhất: Phần mềm TCKT 102 không chia sẻ dữ liệu với các phần mềm khác trong HTTT của ngành BHXH. Hai phần mềm thu và chi BHYT được sử dụng riêng rẽ tại 2 bộ phận khác nhau và chưa liên thông với phần mềm TCKT 102. Do đó, số liệu kế toán thu BHYT và quyết toán chi BHYT đều phải đợi số liệu chuyển thủ công từ 2 bộ phận thu, chi về. Các phần mềm này hoạt động hoàn toàn rời rạc, chưa có sự liên kết.

Thứ hai: Phần mềm TCKT 102 tại BHXH chưa liên thông với phần mềm chi phí KCB tại bệnh viện. Mỗi bệnh viện sử dụng một phần mềm KCB do đơn vị lựa chọn, không sử dụng phần mềm chi phí KCB do BHXH cung cấp. Rõ ràng, HTTTKT phản ánh quá trình thu, quyết toán chi quỹ BHYT tại BHXHVN và tại các cơ sở KCB cung cấp thông tin dưới góc độ riêng lẻ ở từng đơn vị, chưa có sự gắn kết thông tin giữa các bên liên quan đến thu, chi quỹ BHYT.

Bên cạnh đó, các đối tượng hưởng BHYT không có cơ hội nắm bắt được quá trình nộp, hưởng BHYT của bản thân. Hầu hết họ muốn biết về tổng số BHYT mà bản thân đã nộp trong suốt quá trình nộp BHYT. Họ muốn biết về quyền lợi hưởng BHYT cụ thể khi KCB. Hiện nay, chưa có thông tin nào phản ánh chi tiết quá trình thu và chi BHYT cho từng đối tượng nên họ không quan tâm nhiều đến nghĩa vụ đóng và quyền lợi hưởng của BHYT. Đây có thể là nguyên nhân BHYT tự nguyện không được người dân tham gia nhiệt tình.

Rõ ràng, HTTTKT tại BHXH chưa có sự gắn kết với các cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT dẫn đến việc thanh toán BHYT còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở KCB. Các gian lận bị phát hiện muộn nên thường chấp nhận mất, không đòi lại được.

Thứ ba: Phần mềm viện phí của BHXH chưa tương thích với phần mềm thanh toán chi phí KCB BHYT tại các bệnh viện. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT tại các cơ sở KCB đã phát triển nhanh chóng. Các cơ sở KCB tuy chưa có một HTTTKT tự động hóa toàn diện nhưng đã có phần mềm phục vụ cho từng nhiệm vụ cụ thể như phần mềm quản lý viện phí, thanh toán BHYT, phần mềm kết nối giữa chi phí KCB BHYT với thanh toán BHYT. Việc ứng dụng CNTT là bước tiến lớn trong thanh toán BHYT nhằm ngăn chặn các gian lận. Đặc biệt kể từ khi liên thông KCB (01/7/2016), tính ASXH tăng lên, đối tượng hưởng BHYT có nhiều quyền lợi hơn nhưng các biểu hiện trục lợi quỹ BHYT cũng có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, phần mềm viện phí của BHXH chưa cập nhật theo tốc độ cập nhật tại cơ sở KCB nên chưa tương thích, rất khó quản lý chi phí KCB. Phần lớn việc thanh quyết toán chi phí KCB phụ thuộc vào việc kê khai hồ sơ bệnh án tại cơ sở KCB.

* Tính bảo mật và sao lưu:

Tính bảo mật và sao lưu trong một việc là vô cùng quan trọng. Quỹ BHYT có quy mô hoạt động lớn, liên quan đến nhiều bên. Khi thực hiện BHYT toàn dân và ứng dụng CNTT hiện đại, vấn đề bảo mật số liệu và sao lưu càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, việc sao lưu, bảo mật số liệu về thu BHYT, quyết toán chi BHYT tại BHXH thành phố Quy Nhơn chưa được chú trọng. Cụ thể:

Thứ nhất, mật khẩu người sử dụng truyền đi mà không được mã hóa. Đồng thời, cán bộ kế toán truyền dữ liệu cho đơn vị cấp trên thì dữ liệu cũng không được mã hóa. Điều này dẫn tới dữ liệu dễ dàng bị thất thoát, không được bảo mật an toàn. Qua phỏng vấn cán bộ CNTT cho biết máy chủ ở đơn vị không được sử dụng để lưu trữ số liệu, tài liệu, văn bản (máy chủ của BHXH tỉnh mới có chức năng này). Thay vào đó mỗi người sẽ tự lưu tài liệu vào phần cứng của máy tính cá nhân.

Thứ hai, vấn đề sử dụng email cá nhân trong công việc cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Một cán bộ gửi thông tin cho cán bộ BHXH tỉnh theo địa chỉ email cá nhân thì không thể đảm bảo tính bí mật của thông tin đó do email cá nhân nằm ngoài phạm vi quản lý về mặt pháp lý của ngành BHXH. Tính bảo mật của dữ liệu chưa thực sự an toàn. Phần lớn cán bộ kế toán đều lo lắng về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)