Hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 46)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3.5. Hệ thống kiểm soát

Hệ thống kiểm soát là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ HTTTKT nào để tự kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường tính hợp lí, trung thực và khách quan của quá trình hạch toán trong đơn vị. Trong HTTTKT, hệ thống kiểm soát gồm hai loại:

Thứ nhất, là kiểm soát nằm ngay trong quy trình kế toán;

Thứ hai, là kiểm soát nằm bên ngoài quy trình thực hiện;

Đối với kế toán thủ công, phần lớn việc kiểm tra được thực hiện từ bên ngoài và thường tiến hành sau khi các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh. Trong điều kiện ứng dụng CNTT, hoạt động kiểm tra thường song hành với việc nhập dữ liệu ban đầu. Nếu sai máy sẽ báo lỗi ngay. Nếu phần mềm kế toán đã lập trình đúng, và đã được kiểm thử thì sổ kế toán và báo cáo kế toán sẽ luôn nhất quán về số liệu vì nó được sinh ra từ một CSDL chung của phần mềm kế toán.

trình phần mềm, người thực hiện chức năng quản trị hệ thống với người sử dụng. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát cần phải giúp cho việc thiết kế chứng từ, sổ sách kế toán hợp lý để ghi chép nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức chứng từ, sổ đơn giản để tránh sai sót khi ghi chép. Theo tác giả, một HTTTKT tốt sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các quyết định đúng đắn, phù hợp và kịp thời. Tuy nhiên, muốn có được HTTTKT hữu ích, các yếu tố cấu thành hệ thống như: con người, công nghệ thông tin, dữ liệu đầu vào, quy trình kế toán và kiểm soát phải đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin. Con người không chỉ giỏi về chuyên môn kế toán mà phải hiểu được CNTT và các lĩnh vực khác liên quan. CNTT phải hiện đại, có tính liên thông, liên kết, mạng sử dụng công suất phải đủ lớn để thực hiện cung cấp thông tin trong phạm vi cả nước. Các dữ liệu đầu vào phải chính xác, kịp thời. Quy trình kế toán phải rõ ràng, có sự kết nối với nhau. Bên cạnh đó, kiểm soát có vai trò quan trọng đối với HTTTKT và nên đưa vào quy trình hạch toán.

1.4 CÁC YẾU TỐ ĐẶC THÙ NGÀNH BẢO HIỂM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ

BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

BHYT là một loại bảo hiểm trong hệ thống ngành BHXH. BHYT là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình BHXH mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân.

Đối với BHYT, nhiều loại hình đối tượng tham gia như người lao động, học sinh, sinh viên, đối tượng chính sách xã hội, người có nhu cầu tự nguyện tham gia.

Mỗi đối tượng có đặc điểm và định mức chi trả khác nhau. Quá trình thu, chi BHYT là sự kết hợp giữa đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT, đơn vị, tổ chức quản lý đối tượng thụ hưởng; đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ y tế và thanh toán BHYT; cơ quan BHXH, đơn vị thực hiện nhiệm vụ của nhà nước tham gia thu, chi, quyết toán BHYT cho đối tượng thụ hưởng. Thủ tục thanh toán thông qua các mối quan hệ này còn nhiều bất cập dẫn đến việc thất thoát, chi không đúng mục đích quỹ BHYT làm cho lòng tin của người dân trong việc KCB BHYT có phần nào giảm sút.

Hiện nay, Quỹ BHYT cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính do chi phí BHYT lớn hơn thu BHYT. Việc thanh toán chi phí KCB còn phức tạp, qua nhiều khâu dẫn đến khó kiểm soát.

Về phía cơ sở KCB, nhiều sai phạm đã xảy ra trong thực hiện hợp đồng như: chỉ định thuốc và xét nghiệm không phù hợp với chuẩn đoán của bác sỹ; đấu thầu mua thuốc đắt; bỏ qua các thủ tục trong việc thu, quản lý và sử dụng quỹ BHYT; Không có đủ chữ ký trên chứng từ, không lưu toa thuốc, không tính tiền trên phiếu phát thuốc... nhưng vẫn được thanh quyết toán với BHXH dẫn đến thâm hụt quỹ BHYT.

Đối với đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT: một số đối tượng nộp BHYT nhưng không hưởng do thời gian chờ KCB quá lâu, quyền lợi của đối tượng thụ hưởng BHYT chưa được đáp ứng đầy đủ; Hoặc một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của BHYT như: dữ liệu KCB chưa được liên thông, thông tin KCB trên Cổng điện tử giám định BHYT không được cập nhật đầy đủ để đi khám bệnh nhiều lần, xin Giấy chứng nhận hoặc làm giả giấy chứng nhận và giấy ra viện để được thanh toán chế độ BHXH.

Do đặc thù ngành bảo hiểm có ảnh hưởng đến HTTTKT quỹ BHYT, từ đó chúng ta cần phải tiến hành:

- HTTTKT cung cấp cũng nên nằm trong một HTTT quản lý toàn diện, có tính liên kết và minh bạch.

- Nhà nước, thông qua các tổ chức nghề nghiệp, xây dựng nhanh chuẩn mực kế toán công Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế để có được hành

lang pháp lý cho các đơn vị hành chính, đơn vị SNCL hoạt động.

- Cần xây dựng cơ sở hạ tầng mạng mang tầm quốc gia nhằm giúp cho các đơn vị SNCL có một môi trường hoạt động hiện đại. Qua đó, cung cấp được những thông tin đa chiều cho nhiều đối tượng nhằm giảm chi phí và nâng cao tính tự kiểm soát của các bên tham gia.

- Hiện nay, chất lượng KCB BHYT còn hạn chế vì nguồn chi cho BHYT quá ít, bệnh nhân phải cùng chi trả với nhà nước khi KCB BHYT. Do vậy, cần nâng cao tính ASXH để thu hút người dân tham gia BHYT.

- Để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân nhằm đảm bảo ASXH ngày càng cao thì nguồn kinh phí đóng vai trò rất quan trọng. Với phương châm "Lấy số đông bù cho số ít", việc huy động nguồn kinh phí BHYT toàn dân là cần thiết. Do vậy, nhà nước và BHXHVN cần tăng cường triển khai các biện pháp để 100% số dân tham gia mua BHYT. Có như vậy, BHXHVN mới có đủ nguồn để chi cho KCB BHYT, nhất là trong giai đoạn tới, các cơ sở KCB đã có xu hướng tính đủ chi phí theo nghị định 16/2015/NĐ-CP.

- Thông tin kế toán quỹ BHYT còn rời rạc, giữa BHXH và cơ sở KCB, đối tượng hưởng BHYT chưa có sự kết nối. Trước mắt, HTTTKT của BHXH cần phải tương thích với HTTTKT tại các cơ sở KCB cũng như các đơn vị sử dụng lao động nhằm cung cấp thông tin đồng bộ để kiểm soát thu, chi BHYT tốt hơn.

- Để việc quản lý đối tượng hưởng BHYT được chặt chẽ thì trong tương lai, mỗi cá nhân khi tham gia BHYT cần phải có mã riêng được đồng bộ để có thể tự theo dõi chi tiết từ khi tham gia mua BHYT, quá trình hưởng BHYT, mức hưởng… đến khi thôi không hưởng BHYT nữa.

- Trình độ kế toán còn yếu về mảng tin học và kỹ năng phân tích dữ liệu. Do vậy, trong điều kiện CNTT ngày càng phát triển, ngoài đào tạo chuyên môn kế toán cần nâng cao trình độ hiểu biết về tin học ứng dụng và kỹ năng phân tích dữ liệu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

HTTTKT là một HTTT được thiết kế để có thể thực hiện chức năng của kế toán. HTTTKT tại những đơn vị có đặc điểm hoạt động khác nhau sẽ khác nhau. HTTTKT trong doanh nghiệp được xây dựng khác HTTTKT ở đơn vị SNCL do mỗi loại hình đơn vị có một mục tiêu, quy mô, cách thức thực hiện khác nhau.

Trong chương 1 này, tác giả đã làm rõ một số nội dung sau:

-Đã làm rõ tổng quan về HTTTKT, bao gồm các nội dung liên quan đến hệ thống, HTTT và HTTTKT;

-Đã làm rõ tổng quan về đơn vị SNCL, bao gồm các nội dung về khái niệm, phân loại, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính trong các đơn vị SNCL;

-Đã làm rõ các yếu tố cấu thành HTTTKT;

-Đã nêu lên được những yếu tố đặc thù ngành ảnh hưởng đến HTTTKT quỹ BHYT.

Các nội dung chương 1 này là cơ sở quan trọng để tác giả đi vào đánh giá thực trạng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXH thành phố Quy Nhơn.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 46)