Thực trạng con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.1.Thực trạng con người

Bộ máy kế toán bao gồm con người và tổ chức công tác kế toán. Con người được sắp xếp ở những vị trí khác nhau tùy thuộc vào cách thức tổ chức công tác kế toán. Vì phần mềm kế toán của BHXH tỉnh, thành phố có sự liên thông do đó số liệu nhập vào phần mềm của BHXH thành phố sẽ tự động "kết nối" tại BHXH tỉnh. Do áp dụng CNTT nên đã xóa đi khoảng cách về địa lý giữa BHXH hai cấp.

Ngày đầu mới thành lập, BHXH thành phố Quy Nhơn chỉ có một kế toán. Tuy nhiên quỹ BHXH, BHYT mà cơ quan BHXH thành phố Quy Nhơn quản lý là tương đối lớn, nguy cơ xảy ra sai sót, gian lận, mất mát tài sản, việc thực hiện sai

diễn ra hàng ngày rất nhiều, vì vậy đến thời điểm hiện nay Bộ phận kế toán của BHXH thành phố Quy Nhơn đã tăng lên 05 người. Cán bộ thực hiện công tác kế toán tại BHXH thành phố Quy Nhơn phần lớn có chuyên môn đào tạo phù hợp, trình độ học vấn tương đối cao nhưng nhìn chung nhân lực tại BHXH thành phố Quy Nhơn được đánh giá như sau:

Thứ nhất: BHXH thành phố Quy Nhơn rất khó khăn trong việc giữ cán bộ, nhất là cán bộ có chuyên môn về CNTT. Nguyên nhân là do khối lượng công việc kế toán quá nhiều, tiền lương chi trả theo thang bảng lương giống như tất cả nhân viên trong đơn vị HCSN khác. Hệ số ngành 1.8 lần. Phần lớn cán bộ kế toán không kiêm nhiệm việc gì khác ngoài nhiệm vụ được giao.

Thứ hai: Việc nâng cao trình độ chuyên môn và CNTT còn hạn chế. Số cán bộ kế toán rất ít khi nâng cao trình độ vì khối lượng công việc họ đảm nhận nhiều, không có thời gian tham gia những lớp tập huấn, đào tạo của ngành. Số cán bộ kế toán có chuyên môn về CNTT chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần lớn nhân viên kế toán rất thụ động học thêm CNTT nên không có nhiều kinh nghiệm về CNTT. Một số nhân viên kế toán có học về CNTT hoặc có thì cũng không phải là chuyên ngành học chính. Do vậy, cán bộ kế toán phần lớn hiểu được quy trình thực hiện công tác kế toán thủ công tại đơn vị của mình, còn rất hạn chế với hệ thống phần mềm kế toán. Phần lớn việc vận hành, phát triển HTTT được giao cho bộ phận CNTT.

Thứ ba: Về tổ chức nhân sự hiện nay BHXH thành phố Quy Nhơn còn thiếu phân công nhân lực giám định BHYT tại cơ sở KCB. Bộ phận giám định tại BHXH thành phố Quy Nhơn được bố trí tại cơ sở KCB (là TTYT thành phố Quy Nhơn) 02 người chủ yếu có chuyên môn về y, không có chuyên môn về kế toán. Do vậy, việc giám sát chi phí KCB còn hạn chế. Bên cạnh đó, tại cơ sở KCB, do số lượng hồ sơ quá lớn và số lượng cán bộ quá mỏng nên chủ yếu các hồ sơ bệnh án không kiểm tra toàn bộ mà chỉ kiểm tra theo tỷ lệ. Sự liên thông dữ liệu KCB BHYT giữa các cơ sở KCB với phần mềm giám định điện tử đã giúp cho bộ phận giám định tại BHXH thành phố Quy Nhơn thay phương pháp kiểm tra thủ công bằng phương pháp kiểm tra bằng máy. Tuy nhiên, kiểm tra bằng máy chỉ thực hiện kiểm tra thẻ

BHYT, đơn giá thuốc, xét nghiệm, việc giám định về chuyên môn ngành y vẫn phải thực hiện bằng thủ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 53 - 55)