Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 46 - 51)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động

2.1.2.1. Chức năng

- BHXH thành phố Quy Nhơn là đơn vị cấp thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Bình Định, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện

chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn theo quy định;

- BHXH thành phố Quy Nhơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố của Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn.

- BHXH thành phố Quy Nhơn có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại 215A Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, Bình Định. BHXH thành phố Quy Nhơn do Giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc và các tổ nghiệp vụ chuyên môn.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng trình Giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXH huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXHVN và BHXH tỉnh, cụ thể:

+ Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT thuộc khối thành phố;

+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT, BHTN và đại lý chi các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định;

+ Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN;

+ Thành lập bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo cơ chế “một cửa”;

+ Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định;

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN;

+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp;

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

- Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN cho các tổ chức, cá nhân tham gia

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT tế theo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định,....

- Định kỳ 06 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng thuộc BHXH thành phố.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của BHXH tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.

2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động

Trong tất cả các hoạt động của tổ chức BHXH thì hoạt động thu và chi các khoản BHXH, BHYT và BHTN là hai hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất.

Thứ nhất, đối với hoạt động thu bảo hiểm

Mọi tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội muốn tồn tại và phát triển được, cần phải có nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của đơn vị. Ngành BHXH cũng không ngoại lệ, thu các khoản BHXH là nhân tố quan trọng để hình thành nên quỹ BHXH, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ngành BHXH.

Hoạt động thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội bao gồm: - Thu BHXH (gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện); - Thu BHYT (gồm BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện); - Thu BHTN.

BHXH bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. BHXH bắt buộc là loại hình mà người lao động, người SDLĐ phải tham gia; BHXH tự nguyện là loại hình mà người lao động tự tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng chế độ BHXH.

BHYT là chính sách xã hội, được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.

BHTN là chính sách để người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động, đồng thời chính sách BHTN nhằm hỗ trợ người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp. Chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao động tham gia BHTN.

Việc tham gia các chính sách BHXH là nghĩa vụ của các đơn vị SDLĐ nhằm thực hiện quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Chính sách BHXH hiện nay đang thực hiện nhằm mục tiêu tạo nên một quỹ BHXH độc lập với NSNN, đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Do đó, thu BHXH trở thành nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển ngành BHXH, góp phần tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH, thực hiện chính sách ASXH.

Thứ hai, đối với hoạt động chi bảo hiểm

Quỹ BHXH dùng phần lớn và chủ yếu để chi trả trợ cấp và các chế độ về BHXH và một phần chi cho bộ máy quản lý ngành BHXH.

Công tác chi trợ cấp BHXH nhằm giải quyết các chế độ chính sách BHXH theo Luật BHXH, việc chi trả đòi hỏi phải kịp thời, chính xác, đúng đối tượng cho người tham gia BHXH.

Công tác chi BHYT nhằm giải quyết các chế độ chính sách về BHYT khi người lao động bị ốm, đau, tai nạn lao động ,…

Công tác chi trợ cấp BHTN nhằm giải quyết các chế độ chính sách về BHTN khi người lao động bị mất việc, thôi việc hoặc chờ chuyển việc,…

Chi các chính sách BHXH là công tác quan trọng không chỉ đối với các đối tượng hưởng BHXH mà còn đảm bảo cho sự hoạt động thường xuyên, liên tục của công tác BHXH, sự nghiệp BHXH. Chi BHXH không bó hẹp trong phạm vi chi trả cho các chế độ BHXH mà còn công tác BHXH.

Đối tượng hưởng các chính sách BHXH rất phức tạp và đa dạng; do đó công tác chi trả các chính sách BHXH không được phép xảy ra sai xót vì nó không những làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được hưởng trợ cấp từ cách chính sách BHXH mà còn ảnh hưởng tới uy tín của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 46 - 51)