Phân tích biến động chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần chí tín (Trang 32 - 36)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Phân tích biến động chi phí

Phân tích biến động chi phí là so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức để xác định mức biến động (chêch lệch) chi phí, trên cơ sở đó đánh giá và tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động và đề xuất biện pháp thực hiện nhằm tiết kiệm chi phí

* Phân tích biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do biến động của hai nhân tố: Nhân tố số lượng và nhân tố giá mua nguyên vật liệu [9].

 Biến động số lượng nguyên vật liệu:

Là sự chênh lệch giữa lượng nguyên vật liệu trực tiếp thực tế với lượng nguyên vật liệu theo dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định. Biến động về lượng do những nguyên nhân sau [9]:

- Doanh nghiệp thay đổi định mức nguyên vật liệu sử dụng, do thay đổi loại sản phẩm sản xuất;

- Tình trạng máy móc thiết bị; - Tay nghề người lao động;

- Nguyên vật liệu không đảm bảo;

- Việc tổ chức quản lý nguyên liệu tại khâu sản xuất chưa tốt,...

Biến động về lượng nguyên vật liệu trực tiếp được xác định như sau :

Ảnh hưởng của nhân tố lượng đến CPNVLTT = Lượng NVLTT thực tế sử dụng - Lượng NVLTT theo dự toán sử dụng x Đơn giá NVLTT theo dự toán

 Biến động giá nguyên vật liệu

Là chênh lệch giữa giá nguyên vật liệu trực tiếp thực tế với giá nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán. Biến động về giá nguyên vật liệu do những nguyên nhân sau [9]:

- Do quan hệ cung cầu trên thị trường thay đổi;

26

- Giá nguyên vật liệu trên thị trường biến động;

- Thay đổi loại nguyên vật liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; - Thay đổi phương pháp xuất kho,...

Biến động về giá nguyên vật liệu trực tiếp được xác định như sau [9]:

Ảnh hưởng của nhân tố giá đến biến động CPNVLTT = Đơn giá NVLTT thực tế - Đơn giá NVLTT theo dự toán x Lượng NVLTT thực tế sử dụng

* Phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Biến động của CPNCTT do biến động của hai nhân tố: Nhân tố thời gian lao động và giá nhân công trực tiếp [9].

 Biến động về thời gian lao động

Là chêch lệch giữa số giờ lao động trực tiếp thực tế với dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định. Biến động về thời gian lao động do các nguyên nhân sau [9]:

- Sự thay đổi cơ cấu lao động;

- Năng suất lao động cá biệt của từng bậc thợ công nhân; - Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị;

- Chính sách trả lương cho công nhân, ...

Biến động thời gian lao động đến CPNCTT được xác định như sau:

Ảnh hưởng của thời gian lao động đến CPNCTT = Thời gian lao động theo thực tế -

Thời gian lao động theo dự toán x Đơn giá NCTT theo dự toán

 Biến động giá nhân công trực tiếp

Là chênh lệch giữa giá giờ công lao động trực tiếp thực tế với dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định. Biến động về giá nhân công trực tiếp do các nguyên nhân sau [9]:

27

- Do quan hệ cung cầu lao động trên thị trường thay đổi; - Chính sách lương thay đổi;

- Giá lao động trên thị trường biến động,...

Biến động giá NCTT đến CPNCTT được xác định như sau [9]:

Ảnh hưởng của nhân tố giá nhân công đến biến động CPNCTT = Đơn giá NCTT theo thực tế - Đơn giá NCTT theo dự toán x Thời gian lao động thực tế

* Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung biến động là do sự biến động biến phí sản xuất chung và biến động của định phí sản xuất chung [9].

Biến động CPSXC = Biến động định phí SXC +

Biến động biến phí SXC

 Biến động biến phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất chung gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất. Chi phí này thường thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Biến động của biến phí sản xuất chung do nhiều nguyên nhân, nhưng về phương pháp phân tích trong kiểm tra, nó cũng được phân tích thành ảnh hưởng của nhân tố giá và nhân tố lượng như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp.

Ảnh hưởng của nhân tố lượng có thể do nhiều nguyên nhân, như tình hình thay đổi SX theo nhu cầu kinh doanh, điều kiện trang thiết bị không phù hợp phải giảm lượng SX hoặc dẫn đến năng suất máy móc thiết bị giảm,...

Biến động của nhân tố lượng đến biến phí SXC được xác định [9]:

Ảnh hưởng của lượng đến biến phí SXC = Mức độ hoạt động thực tế - Mức độ hoạt động dự toán x

Đơn giá biến phí SXC

28

Biến động của nhân tố giá đến biến phí SXC được xác định:

Ảnh hưởng của giá đến biến phí

SXC

=

Đơn giá biến phí SXC

thực tế

-

Đơn giá biến phí SXC

dự toán

x Mức độ hoạt động thực tế

 Biến động định phí sản xuất chung:

Định phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ và quản lý sản xuất, thường không thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp. Chẳng hạn như tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng trả theo lương thời gian, chi phí bảo hiểm,... là những chi phí không thay đổi theo quy mô sản xuất trong phạm vi hoạt động. Biến động định phí sản xuất chung thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sản xuất của doanh nghiệp [9].

Phân tích biến động định phí sản xuất chung nhằm đánh giá việc sử dụng năng lực tài sản cố định.

Biến động của nhân tố định phí sản xuất chung được xác định như sau:

Biến động định phí SXC = Định phí SXC thực tế -

Định phí SXC dự toán

* Phân tích biến động chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm; còn chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý hành chính và các chi phí chung khác của toàn doanh nghiệp. Biến động của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là do sự biến động của cả biến phí và định phí [9].

* Đối với sự biến động của biến phí

Để phân tích đánh giá biến động của loại chi phí này cần tiến hành theo từng loại chi phí cụ thể. Khi phân tích biến động của biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, người ta cũng phân tích hai nhân tố ảnh hưởng là: Nhân tố lượng và nhân tố giá .

- Ảnh hưởng của nhân tố lượng đến biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được xác định theo công thức sau [9]:

29 Ảnh hưởng của nhân tố lượng = Mức độ hoạt động thực tế - Mức độ hoạt động dự toán x

Đơn giá biến phí bán hàng và quản lý dự toán

- Ảnh hưởng của nhân tố giá đến biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được xác định theo công thức sau [9]:

Ảnh hưởng của nhân tố giá =

Đơn giá biến phí bán hàng và

quản lý thực tế -

Đơn giá biến phí bán hàng và

quản lý dự toán

x Mức độ hoạt động thực tế

* Đối với sự biến động của định phí

Việc phân tích biến động của định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là nhằm đánh giá năng lực sử dụng tài sản cố định và năng lực quản lý trong quá trình bán hàng và hoạt động quản lý nói chung. Và được phân tích theo công thức sau [9]:

Biến động định phí bán hàng và QLDN = Định phí bán hàng và QLDN thực tế - Định phí bán hàng và QLDN dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần chí tín (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)