Hoàn thiện phân loại chi phí tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần chí tín (Trang 66 - 69)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Hoàn thiện phân loại chi phí tại Công ty

Công ty nên tiến hành phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, tức là phân thành biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp sẽ giúp kế toán có thể cung cấp thông tin để giúp nhà quản trị Công ty nắm được sự thay đổi của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc lập dự toán, kiểm soát chi phí và lập các báo cáo kế toán quản trị để ra quyết định trong kinh doanh.

Căn cứ phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí là dựa vào số lượng sản phẩm tiêu thụ (lít xăng). Chi phí tại Công ty được phân loại như Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Các khoản mục chi phí Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp

1. Giá vốn hàng bán x

2. Chi phí bán hàng

- Chi phí tiền lương nhân viên và các

khoản trích theo lương x

- Chi phí vật liệu, CCDC x

- Chi phí khấu khao TSCĐ x

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí tiền điện x

60

+ …

- Chi phí bằng tiền khác x

4. Chi phí QLDN

- Chi phí tiền lương nhân viên và các

khoản trích theo lương x

- Chi phí vật liệu quản lý x

- Chi phí CCDC quản lý x

- Chi phí khấu khao TSCĐ x

- Thuế, phí, lệ phí x

- Chi phí dịch vụ mua ngoài x

- Chi phí khác x

Chi phí tại Công ty gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp theo thời gian nên được xem là chi phí cố định. Riêng chi phí bán hàng bao gồm chi phí cố định và chi phí hỗn hợp nhưng lại được theo dõi theo thời gian và được xem như chi phí cố định. Điều này làm giảm tính chính xác và gây khó khăn cho kế toán khi lập dự toán chi phí này cũng như khi đánh giá việc thực hiện dự toán và kiểm soát loại chi phí này.

Để thực hiện được giải pháp này, kế toán nên tiến hành theo dõi các khoản mục chi phí bán hàng theo cách ứng xử của chi phí và tách riêng những chi phí hỗn hợp để theo dõi. Các khoản chi phí bán hàng như: chi phí điện, nước, khấu hao tài sản cố định, ... Trong đó các chi phí điện là các chi phí hỗn hợp. Do đó, ta cần xây dựng phương trình chi phí điện để phản ánh đúng khoản mục chi phí.

Xây dựng phương trình chi phí hỗn hợp: y = ax + b

61 Trong đó:

a: Tổng định phí

b: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm x: Mức độ hoạt động (biến độc lập) y: Tổng chi phí hỗn hợp (biến phụ thuộc)

Để phục vụ việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi phí, cần phải phân tích các chi phí hỗn hợp thành các yếu tố biến phí và yếu tố định phí. Việc phân tích này có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu để tách chi phí điện thành biến phí và định phí.

Để xác định phương trình chi phí điện tại bộ phận bán hàng, tác giả lấy số liệu về chi phí điện tại bộ phận bán hàng 9 tháng đầu năm 2018 như Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp chi phí điện tại bộ phận bán hàng 9 tháng đầu năm 2018 Đơn vị tính: Đồng

Tháng Sản lượng tiêu thụ (lít) - x Chi phí điện - y

1 18.632 607.840 2 17.278 571.119 3 20.540 659.612 4 20.167 644.539 5 21.532 681.464 6 19.625 629.895 7 21.751 687.277 8 18.075 588.025 9 22.713 718.517

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính, Công ty Cổ phần Chí Tín)

Phương trình điện: y = 27,12 x + 102.540

62

phí, ta có bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí như Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Bảng phân loại chi phí bán hàng theo cách ứng xử chi phí

Tháng 10 năm 2018

Đơn vị tính: Đồng

STT Khoản mục chi phí Biến phí Định phí Cộng

Chi phí bán hàng 557.072 4.927.029 5.484.101

- Chi thanh toán tiền điện 557.072 102.528 659.600

-

Khấu hao TSCĐ: trụ bơm

xăng 2.725.690 2.725.690

- Khấu hao TSCĐ: cây xăng 1.281.387 1.281.387

-

Khấu hao TSCĐ: Bồn

chứa nhiên liệu 20m3 367.424 367.424

-

Khấu hao TSCĐ: Bồn

chứa nhiên liệu 25m3 750.000 750.000

Việc phân loại chi phí sản xuất chung theo cách ứng xử của chi phí giúp cho việc nhận diện những chi phí có thể điều chỉnh giảm và không thể giảm. Trong kế toán tài chính, các phương trình chi phí giúp kế toán dễ dàng tính toán các loại chi phí cho các đơn hàng. Đối với kế toán quản trị, các phương trình chi phí giúp kế toán quản trị lập dự toán chi phí cho từng đơn hàng, từng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần chí tín (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)