Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần chí tín (Trang 43 - 47)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được phản ánh qua Sơ đồ 2.2.

Công ty tổ chức mô hình kế toán theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán và có trách đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán của Công ty.

37

Chú thích: Quan hệ trực tiếp (Chỉ đạo)

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán

Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về toàn bộ công tác kế toán. Phối hợp hài hòa giữa phòng ban về số liệu kế toán, nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thuyết minh, phân tích, giải thích, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với Giám đốc từ đó có ý kiến tham mưu đề xuất. Lập bảng cân đối kế toán, quyết toán cuối năm, báo cáo thuế, báo cáo tài chính, chịu trách nhiệm về mọi khoản trong báo cáo tài chính, có trách nhiệm nộp đầy đủ và đúng hạn báo cáo tài chính, kê khai thuế đúng quy định Pháp luật.

Kế toán tổng hợp: Là người trợ giúp đắc lực cho kế toán trưởng. Tổng hợp số liệu từ kế toán chi tiết, có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, đối chiếu các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Cùng kế toán trưởng thực hiện việc phân phối lợi nhuận, khai báo thuế, báo cáo tài chính cho Công ty.

Kế toán vật tư, hàng hóa: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật

liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa về số lượng lẫn giá trị, tham gia kiểm tra đánh giá vật tư, hàng hóa

Kế toán tiền lương: Theo dõi chấm công, tính lương thưởng cho Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, hàng hóa Kế toán tiền lương Kế toán ngân hàng Kế toán thu, chi

38

công nhân viên. Theo dõi và phản ánh về tình hình số lượng lao động, tiền lương và các khoảng trích theo lương.

Kế toán ngân hàng: Là người theo dõi, ghi chép, phản ánh từng nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng.

Kế toán thu, chi: Quản lý nguồn tiền mặt của công ty, báo cáo tình

hình tiền mặt với Giám đốc. Có trách nhiệm thu, chi, cất giữ tiền mặt, cập nhập sổ sách đối chiếu sổ quỹ mỗi ngày. Chịu trách nhiệm về việc thu, chi tiền của công ty dưới sự duyệt chi của giám đốc và kế toán trưởng, chịu trách nhiệm vế sự mất mát tiền của công ty.

2.1.4.2. Hình thức kế toán

Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung với trình tự ghi sổ như Sơ đồ 2.3.

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Ghi định kỳ hàng tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Sổ Nhật ký chung Sổ Cái Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính Sổ Nhật ký đặc

biệt

39

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán tại Công ty như sau:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

2.1.4.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính

Kỳ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12 dương lịch Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

40

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần chí tín (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)