CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm y tế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29 - 30)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.4. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

Công tác kiểm tra kiểm soát chi thường xuyên luôn là một khâu quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý chi tiêu thường xuyên ở các đơn vị. Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên sẽ giúp cho việc quản lý chi thường xuyên được hiệu quả hơn.

Ngày 13/8/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 67/2004/QĐ- BTC về “Quy chế về tự kiểm tra tài chính kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”.

- Mục tiêu của kiểm soát chi: đánh giá tình hình chấp hành chế độ chính sách và quản lý các khoản chi, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, đánh giá những tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.

- Yêu cầu kiểm soát chi trong đơn vị sự nghiệp

+ Các đơn vị có sử dụng NSNN phải thực hiện công tác kiểm soát chi ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ, phải đảm bảo tính thận trọng, trung thực, khách quan và phải chấp hành theo quy định, chế độ, chính sách của Nhà nước.

+ Kiểm soát chi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên, và có biện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi người có trách nhiệm tham gia.

+ Hình thức kiểm soát chi thường xuyên theo thời gian thực hiện: Hình thức này được tiến hành, có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất.

+ Hình thức kiểm soát chi thường xuyên theo phạm vi công việc: Hình thức này có thể được tiến hành dưới 2 hình thức: kiểm tra toàn diện và kiểm tra đặc biệt.

Nội dung kiểm soát chi thường xuyên, kiểm soát các nội dung sau:

+ Kiểm soát các khoản chi thanh toán cá nhân: Kiểm tra sự tuân thủ, tính pháp lý, cơ sở thực tế của các khoản chi thường xuyên cho con người.

+ Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Kiểm tra sự cần thiết, mức độ của các khoản chi này, cân nhắc mục tiêu đề ra với nhu cầu của đơn vị.

+ Kiểm soát các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định: Kiểm tra mục tiêu đề ra với nhu cầu mua sắm, sửa chữa của đơn vị. Kiểm tra việc chấp hành đầy đủ các quy định về thủ tục, hồ sơ pháp lý của các khoản chi này.

+ Kiểm soát các khoản chi khác: Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chi này trên cơ sở quán triệt tiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế.

+ Kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định và được qui định trong qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại trung tâm y tế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)